Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 94)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ

Trong kinh tế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng yêu cầu các quyết định tín dụng phải vừa nhanh, vừa có độ rủi ro thấp, vừa có hiệu quả cao. Nếu không sẽ dễ mất đi cơ hội tăng thu nhập và mở rộng quy mô tín dụng do DNVV tìm đến ngân hàng khác hoặc tìm nguồn tài trợ ngoài Chi nhánh. Muốn có quyết định nhanh và chính xác, Chi nhánh phải dự đoán tương đối chính xác về khả năng và thiện chí trả nợ của DNVV. Điều này phụ thuộc vào yếu tố quan trọng là hệ thống thông tin của Chi nhánh về DNVV trong quá khứ và hiện tại. Yêu cầu đặt ra là Chi nhánh phải có hệ thống thông

tin đáng tin cậy và thực hiện tốt công tác XHTDNB nhằm tạo cơ sở cho việc đưa ra các quyết định tín dụng tối ưu.

Thông qua kết quả XHTDNB khách hàng, Chi nhánh sẽ đánh giá được mức độ tín nhiệm của từng khách hàng vay vốn, xác định được mức độ rủi ro khi cung cấp khoản vay, khả năng trả nợ vay. Dựa vào kết quả XHTDNB, Chi nhánh sẽ quyết định cho vay hay từ chối cho vay đảm bảo tính khách quan, khoa học. Đây là biện pháp giúp Chi nhánh có thể né tránh được RRTD ngay từ giai đoạn tiếp nhận hồ sơ vay vốn.

Chi nhánh cần nâng cao nhận thức của các nhà quản trị và các cán bộ có liên quan đến xếp hạng về vai trò của công cụ XHTDNB đối với phòng ngừa rủi ro và thiết lập danh mục cho vay hiệu quả. Vận dụng công cụ XHTDNB kết hợp với các biện pháp khác như tài sản bảo đảm an toàn, trích lập dự phòng rủi ro nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả.

Trên cơ sở XHTDNB, Chi nhánh sẽ phân loại khách hàng và từ đó có thể áp dụng chính sách khách hàng về lãi suất cho vay, hạn mức, thời hạn tín dụng phù hợp. Đồng thời, cũng xây dựng chính sách tín dụng, áp dụng kỹ thuật cho vay tương ứng với mỗi loại khách hàng. Đối với khách hàng có độ tín nhiệm cao, XHTDNB tốt, Chi nhánh có thể áp dụng chính sách ưu đãi: cho vay với lãi suất thấp, giá trị khoản vay lớn, điều kiện cho vay nới lỏng hơn,…Ngược lại, đối với khách hàng có độ tín nhiệm thấp, XHTDNB thấp cũng đồng nghĩa với những khoản tín dụng hàm chứa nhiều rủi ro, Chi nhánh có thể áp dụng chính sách cho vay và biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, nhằm hạn chế khả năng rủi ro tín dụng xảy ra.

Chi nhánh phải thường xuyên kiểm tra việc áp dụng hệ thống XHTDNB trong hoạt động tín dụng, khi phát hiện ra những sai phạm phải kiên quyết xử lý. Tăng cường công tác kiểm tra DNVV, thu thập thông tin kịp

thời về các biến động của DNVV nhằm điều chỉnh chính sách tín dụng một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)