Nhóm giải pháp hỗ trợ hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 102)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.7.Nhóm giải pháp hỗ trợ hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong

RRTD trong cho vay KHDN tại Chi nhánh

a. Củng cố hệ thống thông tin, nâng cao ch t lượng và tổ chức khai thác tốt thông tin tín dụng

Thông tin là yếu tố đầu vào quan trọng trong quyết định cấp tín dụng của Chi nhánh. Các thông tin từ phía DN cung cấp nhiều khi lại không đầy đủ, không chính xác. Do vậy, CBTD không chỉ dựa vào luồng thông tin của

DN mà phải tìm hiểu, nắm bắt được thông tin về mọi vấn đề có liên quan đến DN. Để làm tốt công tác này Chi nhánh cần phải:

- Đối với công tác củng cố hệ thống công nghệ: Chi nhánh cần thực hiện đầu tư phát triển công nghệ thông tin cả về hệ thống phần cứng và phần mềm, đặc biệt là các phần mềm liên quan đến việc thao tác xử lý và quản lý, trao đổi, lưu trữ thông tin, số liệu hàng ngày và Chi nhánh cần có một bộ phận kỹ thuật viên tin học chuyên giải quyết các vấn đề phức tạp nếu xảy ra sự cố trong hệ thống thông tin.

- Đối với công tác nâng cao chất lượng và tổ chức khai thác tốt thông tin tín dụng:

Dựa trên cơ sở hợp tác, Chi nhánh cần thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu với các ngân hàng khác, với NHNN để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu, không chỉ là các dữ liệu về DN mà còn các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định khoản cho vay.

Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng, Chi nhánh cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định khoản cho vay. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh được đặt ra trong môi trường hội nhập.

Ngoài việc thu nhập thông tin từ phía khách hàng cần thu nhập thêm thông tin từ các đối tượng khác như: đối tác của khách hàng, những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ vay vốn, cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản của khách hàng, từ CIC …Ngoài ra, cần thu thập thêm các thông tin không chính thức như uy tín của khách hàng qua đánh giá của bạn hàng, hiệp hội mà DN là thành viên để có cái nhìn toàn diện hơn.

Bên cạnh đó, khi DN có quan hệ vay vốn tại Chi nhánh thì CBTD của Chi nhánh cần phải khai thác thông tin mang tính chất thị trường về hoạt động SXKD của DN như dự đoán xu hướng phát triển ngành nghề, tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, thị trường tiêu thụ... Để làm được điều này Chi nhánh nên xây dựng mối quan hệ hợp tác với các Sở, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn để mở rộng việc trao đổi, khai thác thêm thông tin cần thiết liên quan đến việc phát triển hoạt động SXKD của DN.

b. Thi t lập mối quan hệ tốt và b n vững đối với doanh nghiệp

Khách hàng là một yếu tố quan trọng trong quyết định sự thành công của ngân hàng, có khách hàng thì ngân hàng mới hoạt động được. Vì vậy, nếu việc tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng là điều kiện cần thì việc duy trì mối quan hệ tốt và bền vững là điều kiện đủ để hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra thuận lợi.

Việc duy trì mối quan hệ lâu dài với các DN tốt sẽ rất cần thiết cho Chi nhánh và mang lại hiệu quả cao. Bằng những việc làm cụ thể như: Chi nhánh nên ưu tiên với DN đó khi họ đến giao dịch, có các chương trình khuyến mãi, tặng quà vào các dịp lễ, Tết, thường xuyên gọi điện hỏi thăm, hay trực tiếp đến thăm DN, chắc chắn sẽ tạo ấn tượng tốt đối với DN. Ngoài ra, những phần quà mà Chi nhánh sử dụng trong các chương trình khuyến mãi, Chi nhánh nên chọn nhà phân phối là khách hàng của Chi nhánh để tạo chuỗi liên kết giữa Chi nhánh và DN, từ đó sẽ khếch trương quảng bá được thương hiệu của Chi nhánh.

Chi nhánh cũng nên đưa ra một hạn mức tín dụng cho DN, theo đó Chi nhánh cam kết cho DN vay một lượng vốn nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai, đổi lại DN phải định kỳ cung cấp cho Chi nhánh các thông tin về tình hình thu nhập, về hoạt động kinh doanh, tài sản Có và tài sản Nợ… Cam kết này sẽ có lợi cho cả hai phía: DN yên tâm về khoản tín

dụng sẽ có khi cần đến, còn Chi nhánh có thể giảm thiểu được các chi phí thu thập thông tin đánh giá DN. Đồng thời việc kiểm soát RRTD cũng trở nên dễ dàng và có hiệu quả hơn.

c. Nâng cao ch t lượng đội ngũ cán ộ trong Chi nhánh

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng.

Để hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày một hiệu quả hơn trong môi trường cạnh tranh gay gắt, mở rộng tín dụng gắn với việc giảm thiểu rủi ro, Chi nhánh cần phải xây dựng riêng cho mình cơ chế tuyển dụng, bố trí, sắp xếp và sử dụng con người một cách hợp lý nhằm phát huy tối đa tố chất, kỹ năng, sở trường của họ, cụ thể là:

+ CBTD phải là người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cao, trung thực, có trách nhiệm và tâm huyết với Chi nhánh, đặc biệt là đối với các cấp lãnh đạo.

+ CBTD phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, được đào tạo bồi dưỡng chu đáo về kiến thức chuyên môn, am hiểu thị trường, pháp luật, chuyên môn hóa trong thẩm định từng ngành, nghề và từng đối tượng DN.

+ Nâng cao trách nhiệm của CBTD, gắn trách nhiệm với quyền lợi, nên có chế độ thưởng, phạt, thăng tiến rõ ràng để có thể răn đe cũng như khuyến khích CBTD làm tốt công việc của mình, đặc biệt Chi nhánh nên có các khoản tiền thưởng cho các CBTD theo kết quả làm việc thực tế.

+ Chi nhánh cần phải yêu cầu cũng như tạo điều kiện thuận lợi để CBTD không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên

tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau để phục vụ cho hoạt động cho vay.

+ CBTD cũng cần trao dồi các kiến thức về phân tích báo cáo tài chính của DN, tránh bị các DN che lấp những lỗ hỏng.

+ Chi nhánh thường xuyên tổ chức những buổi trao đổi, học tập nghiệp vụ qua đó có thể chia sẽ những kinh nghiệm mà mỗi CBTD rút ra trong quá trình tiếp xúc khách hàng hoặc thao tác công việc mà mình đã gặp phải.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 102)