Giới thiệu một số tour du lịch Hồ thủy điện Hòa Bình là điểm đến

Một phần của tài liệu tiềm năng du lịch tai hồ thủy điện hòa bình (Trang 73)

5. Bố cục của khóa luận

3.4.Giới thiệu một số tour du lịch Hồ thủy điện Hòa Bình là điểm đến

Tour: Hà Nội - Thủy điện Hòa Bình - Thác Bờ - Hà Nội (01 ngày).

7h00: Qúy khách tập trung tại điểm hẹn và HDV đón Qúy khách tại điểm hẹn

khởi hành đi Hòa Bình.

9h30: Đến khu du lịch Thủy điện Hòa Bình, Qúy khách đến cảng Bích Hạ,

xuống tàu đi tham quan lòng hồ Sông Đà. Một con sông hùng vĩ đã từng đi vào thơ ca một thắng cảnh của vùng núi Tây Bắc. Ngắm cảnh hai bên lòng hồ Sông Đà, Qúy khách vào làm lễ tại Đền Thác Bờ - Đền thờ bà Chúa Thượng Ngàn - Hình ảnh quen thuộc với nhiều vùng sông nước, trên đường về Qúy khách có thể ghé tham bản Mường - Nơi sinh sống của dân tộc Mường, mua đồ lưu niệm thổ cẩm...

12h30: Sau đó ăn trưa tại nhà hàng với đặc sản lợn Mường chấm hạt Dồi. 14h30: Qúy khách tiếp tục hành trình tham quan Nhà máy thủy điện Hòa

Bình, tham quan 8 tổ máy trong lòng núi, nghe HDV thuyết minh giới thiệu về hệ thống trang thiết bị cùng quy trình hoạt động của tổ máy. Tham quan đập Tràn và đập Xả. Nghe giới thiệu về Bảo tàng thủy điện Hòa Bình và ngắm bức thư thế kỷ, làm lễ dâng hương tại tượng đài chủ tich Hồ Chí Minh trên núi ông Tượng và đài tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh cho công trình thủy điện.

16h30: Qúy khách lên xe ôtô trở về Hà Nội.

18h30: Tới Hà Nội, chia tay Qúy khách tại điểm hẹn, kết thúc chương trình.

Tour: Hà Nôi - Hồ Thung Nai - Hòa Bình (2 ngày 1 đêm).

06h00: Xe và HDV đón Qúy khách tại điểm hẹn, xuất phát đi Thung Nai -

Lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Trên đường đi Qúy khách sẽ được nghe giới thiệu về phong cảnh và con người vùng núi Tây Bắc, ngắm nhìn những cung đường đèo, núi ngoạn mục.

08h00: Đến Bình Thanh, thuyền đón Qúy khách đi tham quan lòng hồ thủy

điện Hòa Bình. Qúy khách sẽ được hòa mình với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ giữa núi rừng Thung Nai. Thuyền cập bến sông Đà, Qúy khách lên tham quan nhà của người Mường nằm khuất sau những hòn đảo. Tại đây Qúy khách nghỉ ngơi và ăn tra tại nhà sàn, thưởng thức các đặc sản của núi rừng Thung Nai.

14h00: Qúy khách tiếp tục lên thuyền du ngoạn và ngắm cảnh núi non, các

hòn đảo trong lòng hồ thủy điện Hòa Bình.

17h00: Qúy khách nghỉ ngơi ăn tối. Buổi tối Qúy khách tham gia vào chương

trình giao lưu văn nghệ, đốt lửa trại. Nghỉ đêm tại nhà sàn.

Ngày 02: Thung Nai - Động Thác Bờ.

07h00: Qúy khách ăn sáng tại nhà hàng, sau đó thuyền đưa quý khách đi tham

động Thác Bờ, sau đó Qúy khách tham quan bản và động Ngòi Hoa.

12h00: Ăn trưa tại nhà hàng, nghỉ ngơi, mua đồ lưu niệm.

14h00: Thuyền đưa Qúy khách về bến Bình Thanh, lên xê ôtô khởi hành về

Hà Nội.

17h30: Qúy khách về tới Hà Nội HDV chia tay kết thúc chương trình. 3.5. Tiểu kết chương 3

Hồ thủy điện Hòa Bình là khu vực có tiềm năng du lịch rất lớn. Tuy nhiên, trong thời gian qua thực trạng phát triển du lịch của khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình còn thấp, phần nào mang tính tự phát, chưa được quy hoạch một cách khoa học, việc khai thác tài nguyên vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của

tỉnh, cũng như tiềm năng du lịch du lịch vô cùng to lớn mang tầm vóc quốc gia của địa điểm này. Vì vậy, cần có những định hướng và giải pháp cụ thể để đưa du lịch khu vực hồ thủy điện Hòa Bình phát triển một cách bền vững. Những định hướng và giải phát được trình bày trên đây là những kiến nghị của tôi nêu ra dựa trên thực tế đã đi và tìm hiểu. Nhưng trong nhận thực của một sinh viên tôi chỉ có thể đưa ra một góc nhỏ của cả mảng vấn đề về du lịch hồ thủy điện Hòa Bình. Song đó là những định hướng và giải pháp theo tôi là cần thiết để đưa du lịch vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình ngày một phát triển để hòa chung vào xu thế phát triển của tỉnh cũng như của cả nước.

KẾT LUẬN

Với môi trường tự nhiên trong lành, khí hậu ôn hòa, núi cao, từng rậm non nước hữu tình hồ thủy điện Hòa Bình được ví như một “Vịnh Hạ Long thu nhỏ”. Hơn nữa nơi đây là tập hợp của những khu vực có nền văn hóa rất riêng biệt rất đặc sắc và văn hóa lâu đời như văn hóa Mường, Thái, Dao, H’mông. Đứng trên bình diện văn hóa quốc gia thì nơi đây là khu vực có nền văn hóa vô cùng đặc sắc và có hàm lượng văn hóa cao. Đây thực sự là một điểm đến lý tưởng của khách du lịch, tham quan, tìm hiểu nét văn hóa dân tộc cũng như nghỉ dưỡng cuối tuần.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra hướng chỉ đạo sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch phối với các cơ quan chức năng nghiên cứu và xây dựng quy hoạch chi tiết khu du lịch hồ thủy điện Hòa Bình trong tương lai trở thành khu du lịch quốc gia và là khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Một số dự án đầu tư đã và đang được kêu gọi, triển khai trên địa bàn. Trong những năm qua, mặc dù việc khai thác các tiềm năng để phát triển du lịch mới chỉ ở những bước đầu nhưng du lịch hồ thủy điện Hòa Bình đã thực sự có nhiều khởi sắc đáng mừng, đã phần nào góp phần vào xây dựng kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, tăng ngân sách cho địa phương, cho toàn tỉnh và cho cả đất nước.

Tuy nhiên, thực trạng phát triển du lịch hồ thủy điện Hòa Bình còn thấp trong thời gian qua, phần nào mang tính tự phát, còn chưa được quy hoạch một cách khoa học, việc khai thác nguồn tài nguyên chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh, cũng như tiềm năng du lịch vô cùng to lớn mang tầm vóc quốc gia của địa điểm này. Các hoạt động du lịch chủ yếu được đầu tư mang tính nhỏ lẻ, các sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn du khách. Nguồn nhân công dồi dào không ngừng tăng qua các năm nhưng lại ẩn chứa trong mình sự kém hiểu biết, kém trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hơn, hướng tới sự phát triển bền vững thì tỉnh Hoà Bình, ngành du lịch tỉnh cần có những biện pháp cụ thể, hướng đi đúng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể với cộng đồng dân cư. Trước hết cần phải hoàn thành quy hoạch tổng thể cũng như triển khai quy hoạch chi tiết các điểm du lịch trong khu vực. Có chiến lược, chính sách kêu gọi thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà và có những khuyến khích cụ thể để các nhà đầu tư cảm thấy họ thực sự có lợi. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại để giới thiệu tới bạn bè bốn phương biết đến và đến với hồ thủy điện Hòa Bình. Chú tâm đạo tạo nguồn nhân lực và thu hút lao động mới, đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Không ngừng phát triển các sản phẩm du lịch vừa mang nét đặc trưng vừa hấp dẫn du khách. Kết hợp với các huyện cũng như với các tỉnh bạn, các công ty du lịch lữ hành trong và ngoài nước để tạo thêm nhiều các tour, tuyến du lịch.

Một số kiến nghị

Để công tác khai thác và phát triển du lịch hồ thủy điện Hòa Bình thực sự có hiệu quả và ngày một phát triển bền vững, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:

* Đối với Tổng cục du lịch

- Giúp đỡ xây dựng quy hoạch phát triển du lịch các huyện, thành phố chưa có định hướng xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng; giới thiệu du lịch Hòa Bình trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và nước ngoài....

- Có chính sách thu hút hấp dẫn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước vào các khu du lịch, đặc biệt là những khu du lịch có khả năng trở thành một khu du lịch quốc gia như hồ thủy điện Hòa Bình.

- Hỗ trợ ngân sách, cấp kinh phí cho tỉnh để tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đối với các khu du lịch sinh thái thì bảo vệ, bảo dưỡng rừng đầu nguồn, bảo vệ hệ sinh thái rừng, hồ.

phát triển của ngành du lịch.

- Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ công tác tuyên truyền, công tác quảng bá xúc tiến thị trường cho du lịch.

- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý ngành du lịch Việt Nam đặc biệt là ngành du lịch sinh thái có thêm nhiều cơ hội được tham gia vào các hội nghị về du lịch sinh thái trên thế giới để học hỏi thêm kinh nghiệm làm du lịch của các nước bạn.

* Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh

- Thành lập ban quản lý Khu du lịch quốc gia hồ thủy điện Hòa Bình; trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Hòa Bình thuộc sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch.

- Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch tổng thể du lịch toàn tỉnh, khoanh vùng, phân cấp quản lý cụ thể cho các cơ quan ban ngành có liên quan đến du lịch một cách hợp lý.

- Quan tâm hơn nữa tới ngành du lịch của tỉnh nói chung và du lịch hồ thủy điện Hòa Bình nói riêng, hỗ trợ vốn, tìm kiếm thị trường cũng như tăng cường công tác quảng bá xúc tiến để đưa hình ảnh du lịch Hoà Bình đến được với bạn bè muôn phương. Thúc đẩy cho sự phát triển du lịch của tỉnh, làm sao đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Đào tạo nguồn nhân lực ngay tại tỉnh, mời chuyên gia giỏi tư vấn, giảng dạy cho lao động, các nhà làm du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh về du lich.

- Tạo cơ hội đầu tư kinh doanh du lịch trên địa bàn cho các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư cho du lịch Hoà Bình, đặc biệt là du lịch hồ thủy điện Hòa Bình.

* Đối với khu du lịch hồ thủy điện Hoà Bình

hoang giã của tài nguyên tự nhiên, đi đôi với công tác bảo vệ và bảo tồn.

- Đào tạo nhân lực tại chỗ, tuyên truyền vận động cho người dân địa phương hiểu và cùng tham gia phát triển du lịch trên địa bàn. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, cử đi học các trường nghiệp vụ du lịch.

- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông nội bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách bao gồm cả thái độ phục vụ và lòng mến khách. Xây dựng khu vui chơi giải trí phục vụ du khách.

- Đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền xúc tiến du lịch để du lịch hồ thủy điện Hoà Bình ra khỏi địa bàn tỉnh đến được với bạn bè trong và ngoài nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách

1. Dương Văn Sáu, Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Việt Nam, Giáo trình, 401 trang.

2. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Hòa Bình, Địa chí Hòa Bình, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2005.

3. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Hòa Bình, Hòa Bình phục vụ công trình thủy điện sông Đà, Xưởng in Tổng cục CNQP, 2005, 300 trang.

4. Luật du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2005, 169 trang.

5. Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du lịch, Du lịch văn hóa Hòa Bình, Thiết kế và in Công ty cổ phần truyền thông Hoàng Kim, 2009,70 trang.

6. Tổng cục Du Lịch Việt Nam, Non nước Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, 2008, 718 trang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Báo cáo hội thảo

7. UBND tỉnh Hòa Bình, Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hồ sông Đà Hòa Bình thời kỳ 2006 - 2020, 2006.

8. Sở Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch, Báo cáo thực hiện công tác năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2012.

Website

9. http://sovanhoa.hoabinh.gov.vn/index.php 10. http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoabinh

Thực trạng lao động du lịch của Hòa Bình giai đoạn 2008 - 2011 Lao động ngành du lịch 2008 2009 2010 2011 Tốc độ phát triển (%) Số lượng (Người) cấu (%) Số lượng (Người) cấu (%) Số lượng (Người) cấu (%) Số lượng (Người) cấu (%) 09/08 10/09 11/10 BQ Tổng 1.400 100 1.500 100 1.680 100 1.830 100 107,14 112 109 109,38 ĐH và trên ĐH 95 6,78 100 6,66 110 6,6 125 6,83 105,26 110 114 110 CĐ và TC 310 22,14 330 22 360 21,42 380 21 106,45 109,09 106 107,18 ĐT khác 995 71,07 1.070 71,33 1.210 72,02 1.325 72,40 107,53 113,08 109,50 110,03

Hồ thủy điện Hòa Bình

Non nước sông Đà

Thuyền của cư dân

Thuyền đánh cá

Đền Chúa Thác Bờ

Bà Chúa Thác Bờ

Đặc sản cá sông Đà

Lối vào động

Phật bà Quân Âm

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết của đề tài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Bố cục của khóa luận...4

Chương 1...5

KHÁI QUÁT VỀ HÒA BÌNH VÀ HỒ THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH...5

1.1. Khái quát về tỉnh Hòa Bình...5

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên...5

1.1.2. Khái quát lịch sử hình thành và điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội tỉnh Hòa Bình...6

1.1.3. Những tiềm năng cơ bản du lịch tỉnh Hòa Bình...9

1.2. Hồ thủy điện Hòa Bình...12

1.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển...12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.2. Những tiềm năng phát triển du lịch trên khu vực Hồ thủy điện Hòa Bình...15

1.3. Tiểu kết chương 1...29

Chương 2...30

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HỒ THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH ...30

2.1. Cơ sở hạ tầng du lịch ở Hồ thủy điện Hòa Bình...30

2.1.1. Hệ thống đường giao thông thủy bộ và các phương tiện, trang thiết bị phục vụ du lịch...30

2.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở Hồ thủy điện

Hòa Bình...36

2.3. Các sản phẩm du lịch chủ yếu...38

2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ở Hồ thủy điện Hòa Bình....39

2.4.1. Về công tác marketing và xúc tiến du lịch...39

2.4.3. Doanh thu du lịch...42

2.5. Tiểu kết chương 2...44

Chương 3...46

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỒ THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH...46

3.1. Đánh giá chung về sự phát triển du lịch trên địa bàn Hồ thủy điện Hòa Bình...46

3.1.1. Nguyên nhân kết quả đạt được của việc phát triển du lịch Hồ thủy điện Hòa Bình...46

3.1.2. Ảnh hưởng của việc phát triển khu du lịch Hồ thủy điện Hòa Bình tới môi trường - xã hội...48

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển du lịch ở Hồ thủy điện Hòa Bình...49

3.1.4. Vị trí hồ thủy điện Hòa Bình trong chiến lược phát triển của tỉnh và của cả nước...56

3.2. Định hướng phát triển du lịch Hồ thủy điện Hòa Bình ...57

Một phần của tài liệu tiềm năng du lịch tai hồ thủy điện hòa bình (Trang 73)