Vị trí hồ thủy điện Hòa Bình trong chiến lược phát triển của tỉnh

Một phần của tài liệu tiềm năng du lịch tai hồ thủy điện hòa bình (Trang 56)

5. Bố cục của khóa luận

3.1.4. Vị trí hồ thủy điện Hòa Bình trong chiến lược phát triển của tỉnh

cả nước

Vùng hồ thủy điện Hòa Bình dài trên 230 km từ Hòa Bình đến Sơn La, dung tích trên 9 tỷ m³ nước. Trong hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi và 36 đảo núi đất.

Vùng du lịch hồ thủy điện Hòa Bình có nhiều điểm hấp dẫn đối với khách du lịch. Và bị chắn ở một đầu hồ là Nhà máy thủy điện Hòa Bình, công trình lớn nhất Đông Nam Á và là công trình ngầm lớn nhất thứ 3 trên thế giới có sức thu hút mạnh đối với khách du lịch. Hai bên vùng lòng sông còn rất nhiều di tích như: Đền Bờ, Đền Cô, Đền Cậu, Bia Lê Lợi...mang tính tâm linh, các làng bản quanh vùng hồ rất phong phú và đa dạng như Bản Lác, Bản Văn (Mai Châu), Mường Bi, Mường Khến (Tân Lạc), các di tích cách mạng Thanh Yên (Cao Phong), di tích cách mạng Tu Lý, Hiền Lương, Mường Diềm (Đà Bắc) đã tạo cho khu du lịch hồ thủy điện Hòa Bình rất đặc sắc và hấp dẫn đối với khách du lịch.

Ngoài tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, địa hình địa mạo thuận lợi cho phát triển du lịch, còn phải kể đến khí hậu mát mẻ (nhiệt độ trung bình 23,06°C) giao thông thuận lợi (có đường quốc lộ 6, đường 12A, đường 15 và đường 21, đường sông)... đã góp phần quan trọng cho phát triển du lịch vùng hồ thủy điện Hòa Bình.

Theo xu hướng hiện nay, khách du lịch càng muốn tìm đến những nơi gần gũi với thiên nhiên. Do vậy, các nguồn tài nguyên du lịch vùng hồ thủy điện Hòa Bình đang là một lợi thế cho phát triển du lịch.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2001 - 2012, thì du lịch hồ thủy điện Hòa Bình thuộc khu du lịch trọng điểm. Vì vậy nó có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh và của nhà nước.

Một phần của tài liệu tiềm năng du lịch tai hồ thủy điện hòa bình (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w