5. Bố cục của khóa luận
2.5. Tiểu kết chương 2
Qua việc đánh giá thực trạng phát triển du lịch hồ thủy điện Hòa Bình ta nhận thấy: Hồ thủy điện Hòa Bình có quang cảnh thiên nhiên thơ mộng với đầy đủ các vịnh, đảo, hệ thống đảo trên lòng hồ có hệ động thực vật phong phú. Là tập hợp của những khu vực có nền văn hóa riêng biệt rất đặc sắc như văn hóa Mường, Thái, Dao, H’mông là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch. Tuy nhiên những năm qua du lịch Hòa Bình còn rất nhiều mặt hạn chế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của khu du lịch vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chương trình du lịch văn hóa chưa được triển khai mạnh mẽ, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, sức cạnh tranh chưa cao, nguồn nhân lực du lịch nhận thức về công tác xã hội văn hóa còn nhiều mặt hạn chế, hoạt động doanh du lịch chưa được đề cao. Do vậy, thị trường nguồn
khách chưa ổn định, tỷ trọng doanh thu cơ cấu phát triển còn khiêm tốn. Nguyên nhân từ nhiều mặt nhưng có thể xác định nguyên nhân cơ bản là nhận thức và phối hợp của một số cấp ủy, chính quyền ngành chưa đủ, chính sách khuyến kích đầu tư nguồn vốn dành cho du lịch còn hạn hẹp nguồn nhân lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đều, chưa chuyên nghiệp, khă năng nghề nghiệp còn thấp, phong cách trách nhiệm chưa cao.
Tóm lại, tình hình khai thác các tài nguyên du lịch ở hồ thủy điện Hòa Bình trong thời gian vừa qua còn nhiều bất cập, tồn tại thiếu tính định hướng phát triển, khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả. Để khắc phục những tình trạng này nhằm đưa hoạt động kinh doanh du lịch ở hồ thủy điện Hòa Bình phát triển bền vững ngày thu hút được nhiều khách ngành du lịch đòi hỏi các ngành các cấp đặc biệt bản thân các doanh nghiệp phải có hoạt động chương trình tổng hợp nhằm huy động mọi nguồn lực đầu tư thích đáng vào việc khai thác và tôn tạo các tài nguyên du lịch ở hồ thủy điện Hòa Bình.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỒ THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH