Giải phát đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong du lịch

Một phần của tài liệu tiềm năng du lịch tai hồ thủy điện hòa bình (Trang 64)

5. Bố cục của khóa luận

3.3.4. Giải phát đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong du lịch

Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những điểm yếu trong quá trình phát triển du lịch của Tỉnh nói chung và du lịch hồ thủy điện Hòa Bình nói riêng. Với mục tiêu du lịch hồ thủy điện Hòa Bình trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia và hướng tới mục tiêu lâu dài là phát triển bền vững. Vì vậy việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không chỉ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du lịch mà còn làm cho du lịch phát triển một cách bền vững. Để đạt được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cần:

- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch cho khu du lịch, cần phải xem nguồn nhân lực và chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định cho việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

- Đánh giá thực trạng hiện nay của đội ngũ lao động về số lượng và chất lượng để có kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại... Chú trọng đến đào tạo và tuyển dụng mới một số chức danh cần thiết quan trọng để nâng cao chất lượng phục vụ như đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, nhân viên nấu ăn.... Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của khách, đội ngũ thuyết minh viên phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ đặc biệt là trình độ về ngoại ngữ để phục vụ du khách quốc tế. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch nên phối hợp với các trường đào tạo du lịch tổ chức các lớp đào tạo thực hành ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ du lịch ở địa phương, trước hết là nhân viên phục vụ tại cơ sở lưu trú, nhà hàng và thuyết minh viên tại các điểm du lịch của Hòa Bình.

- Trong quá trình đào tạo cần đưa nội dung quản lý về môi trường tạo nên ý thức bảo vệ môi trường cho tất cả nhân viên tại khu du lịch. Nhận thức tầm quan trọng về tính chất phức tạp của du lịch trong một khoảng không gian rộng lớn đan xen giữa kinh tế - xã hội - môi trường. Lồng ghép các chương trình hoạt động du lịch bền vững vào thực tiễn công việc trong quá trình đào tạo.

- Chú trọng việc đào tạo mới, đào tạo lại, ưu tiên tuyển dụng nguồn lao động tại địa phương, từ mọi cấp, từ cán bộ quản lý đến nhân viên phục vụ. Việc tuyển

dụng nguồn lao động tại địa phương không chỉ đem lại thu nhập, việc làm ổn định cho người dân địa phương… mà còn giúp họ từ bỏ những việc làm không đúng theo pháp luật có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái, huỷ hoại tài nguyên thiên nhiên như săn bắn động vật, khai thác gỗ, đốn rừng làm rẫy.

- Khuyến khích phát triển và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của các nghệ nhân, các hoạt động văn hoá cộng đồng, các lễ hội phục vụ du lịch, phát triển các làng nghề truyền thống mang đậm nét dân tộc.

- Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng kiến thức giao tiếp, ứng xử văn minh cho đồng bào ở các bộ phận địa phương (thôn, bản, xã…) tại khu du lịch.

- Các hình thức đạo tạo, bồi dưỡng lao động cần áp dụng đó là:

+ Đào tạo tại chỗ: Mời các chuyên gia, các giảng viên trong từng lĩnh vực nghiệp vụ nhằm trang bị kiến thức cho lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu công việc. Trang bị các điều kiện kiến thức, cập nhật các thông tin mới.

+ Đào tạo từ bên ngoài: Phối hợp với các trường chuyên nghiệp, trung tâm đào tạo nghề… về du lịch trong và ngoài nước để đa nhân viên đi đào tạo. Tham gia các khoá bồi dưỡng do các cơ quan tổ chức và doanh nghiệp hỗ trợ về kinh phí đào tạo.

+ Đào tạo thông qua việc tổ chức các hội thi nghiệp vụ của ngành du lịch. Đây là cơ hội để cho đội ngũ cán bộ, nhân viên có dịp ôn tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác tổ chức quản lý, phục vụ và xử lý các tình huống phức tạp.

+ Tổ chức các lớp học ngoại ngữ nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ và nhân viên làm công tác du lịch.

+ Khu du lịch thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đồng bào tại địa phương về phát triển hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu tiềm năng du lịch tai hồ thủy điện hòa bình (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w