Giải phát về cơ chế chính sách và kiện toàn bộ hệ thống quản lý

Một phần của tài liệu tiềm năng du lịch tai hồ thủy điện hòa bình (Trang 62)

5. Bố cục của khóa luận

3.3.2. Giải phát về cơ chế chính sách và kiện toàn bộ hệ thống quản lý

về du lịch

UBND Tỉnh cần thống nhất về cơ chế chính sách cho đầu tư và kinh doanh du lịch, cần có cơ chế chính sách đầu tư riêng cho từng khu du lịch hồ thủy điện Hòa Bình.

- Ưu tiên đầu tư:

Ưu tiên cho những nhà đầu tư đầu tiên (Giảm giá đất và có thể cho không ở một số địa điểm).

Các dự án đầu tư trên địa bàn được đặc biệt ưu tiên như: Miễn tiền sử dụng đất khi được giao đất, được miễn thuế đất, chỉ phải đền bù theo quy định của nhà nước, miễn thuế sử dụng đất và được hưởng thuế thu nhập.

- Có cơ chế chính sách thuế.

Các dự án được hưởng miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong những giai đoạn đầu của dự án (Miễn hoặc giảm thuế trong 5 - 10 năm đầu), được hưởng giá thuế thấp theo khung giá trên địa bàn tỉnh và điều kiện miễn giảm theo quy định của Bộ tài chính.

- Có chính sách cụ thể về rừng đầu nguồn để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. - Ưu tiên cho sự phối hợp giữa các dự án của nhà nước.

- Có cơ chế phối hợp địa phương và các ban ngành: Cùng kết hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn để có chính sách hỗ trợ trong việc đào tạo nghề cho người lao động ở địa phương.

Cần thành lập ban quy hoạch khu du lịch hồ thủy điện Hòa Bình, giao cho sở Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch chủ trì trên cơ sở phối hợp chủ yếu của các cơ quan. Sở Tài nguyên môi trường, Uỷ ban nhân dân huyện (Phòng du lịch, phòng văn hóa), Uỷ ban nhân dân xã.

Với sự chỉ đạo chung của UBND tỉnh bao gồm các mặt. Quy hoạch, xây dựng, kinh doanh, phát triển văn hóa, marketing, quảng bá du lịch...Nhưng không

nên kết hợp bộ phận này với một phòng nào khác bởi vì muốn khởi đầu tốt cần phải giải quyết tập trung có trọng điểm và nhất là phải có người thực hiện cụ thể từng công việc.

Kết hợp giữa du lịch hồ thủy điện Hòa Bình với du lịch của các huyện trong tỉnh đặc biệt với du lịch Hà Nội cùng với du lịch cả nước. Có phân cấp cụ thể từng khu vực, từng điểm để quản lý chung.

3.3.3. Giải pháp về vốn, thu hút đầu tư đáp ứng nhu cầu về vốn trong du lịch

Để khai thác tiềm năng du lịch thì điều kiện đủ là nguồn vốn đầu tư. Vốn bao gồm ngân sách Nhà nước cấp, ngân sách Tỉnh, vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Vốn ngân sách có thể dùng để đầu tư vào hạ tầng chính. Khi cơ sở hạ tầng (khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, trục giao thông chính...) Được đầu tư thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng du lịch cũng như tạo cơ hội hấp dẫn du khách và kéo theo thời gian lưu trú của khách du lịch.

Tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng cục du lịch. Đây là cơ quan chủ quản của ngành du lịch, do đó sự hỗ trợ về mọi mặt của Tổng cục du lịch nhất là về vốn nguồn vốn giúp các cơ sở du lịch có thể phát triển hơn, khai thác tiềm năng của mình tốt hơn.

Nhà đầu tư trong nước với nguồn vốn nhỏ, chỉ có thể đầu tư ở mức độ quy mô, diện tích nhỏ. Ngoài ra còn cần sự hỗ trợ nhiều từ chính quyền địa phương nhất là công tác về thủ tục hành chính. Nhà đầu tư nước ngoài với nguồn vốn lớn, có thể đầu tư ở quy mô diện tích lớn và cần cải biến thủ tục hành chính trong trường hợp này.

Không phân biệt xuất xứ của các nhà đầu tư, trên cơ sở thẩm định rõ nguồn gốc tài chính và pháp luật của nhà nước để giúp đỡ nhà đầu tư.

Giải pháp về vốn hợp lý chính là sự kết hợp và tận dụng tối đa sức mạnh của các nhà đầu tư. Cần có sự phối hợp sử dụng lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án phi chính phủ. Đặc biệt là lồng ghép với các dự án trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ, các dự án nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ.

Một phần của tài liệu tiềm năng du lịch tai hồ thủy điện hòa bình (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w