Tác động tới nhận thức về vị trí, vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sự nghiệp phát triển nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Luận văn sơ bộ: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 2010 (Trang 93)

hóa trong sự nghiệp phát triển nông thôn mới

CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đã tạo nên diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Hà Nam. Vì vậy, vai trò đầu tiên của của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hà Nam là góp phần đem lại sự chuyển biến nhận thức sâu sắc về kinh tế trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nông thôn nói chung và trong các mục tiêu KT - XH của tỉnh Hà Nam nói riêng.

Thực tế cho thấy rằng, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã được sự đồng tình, hưởng ứng của các ban ngành, đoàn thể các cấp và toàn thể nhân dân. Mỗi công trình cơ sở hạ tầng nông thôn được khai trương là niềm vui chung của thôn xóm, làng xã bởi đây là kết quả công sức của cả cộng đồng, của cả phong trào vận động kinh tế, xã hội mang tính sâu rộng với ý nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Những thành tựu đạt được trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cho thấy, nhân dân là chủ thể tích cực trong tổ chức, xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Bởi vì nếu không có sự đồng thuận của nhân dân, của từng gia đình, thôn xóm... thì không có sự đóng góp sức người, sức của… tạo nên bộ mặt nông thôn mới khang trang như ngày nay. Hà Nam là một trong những tỉnh tốp đầu trong cả nước về xây dựng đường giao thông nông thôn, đã có rất nhiều những tấm gương người dân trong các huyện Kim Bảng, Lý Nhân hiến tặng đất đai của nhà mình để xây dựng đường làng, ngõ xóm rộng rãi hơn, đẹp hơn (đến nay nhân dân đã hiến tặng hơn 100 ha đất làm đường giao thông và thủy lợi nội đồng, nguồn vốn huy động từ trong nhân dân khoảng hơn 2 tỷ đồng). Đồng thời, Hà Nam cũng là

tỉnh đầu tiên trong cả nước thí điểm mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học - đây là mô hình chăn nuôi đảm bảo được vệ sinh môi trường nhất hiện nay nhưng lại là mô hình mới, tốn nhiều vốn. Nhưng chính nhờ được sự ủng hộ đồng thuận của nhân dân trong tỉnh nên mô hình này sớm được triển khai và hiện nay đã được nhân rộng ra các tỉnh trong cả nước.

Cũng trong quá trình vận động, tổ chức và thực hiên chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn mối quan hệ giữa Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể xã hội và quần chúng nhân dân trở nên gắn bó khăng khít. Việc phối hợp giữa ngành nông nghiệp, công thương… với các ban, ngành, các tổ chức khác đạt sự thống nhất cao.

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương huy động sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân, sự vào cuộc của các cấp, ban ngành của tỉnh Hà Nam. Công cuộc này ban đầu là do Đảng ta phát động và các cấp, ban ngành ở từng địa phương lại là nơi chỉ đạo thực tiễn để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, điều kiện tự nhiên và xã hội ở từng địa phương. Điều này thể hiện ở việc ban hành các nghị quyết, thông báo, đề án… ngày càng cụ thể, chỉ đạo từ trung ương xuống địa phương, từ huyện xuống xã, thôn.

Một phần của tài liệu Luận văn sơ bộ: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 2010 (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w