Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế xã hội nông thôn, đưa nông thôn phát triển ngày càng văn minh hiện đạ

Một phần của tài liệu Luận văn sơ bộ: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 2010 (Trang 82)

thôn phát triển ngày càng văn minh hiện đại

* Hệ thống đường giao thông đang được củng cố và phát triển, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân địa phương và là đầu mối giao thông vận tải quan trọng của quốc gia.

- Về đường bộ: Hà Nam hiện có khoảng 14.500 km đường bộ với mật độ đường là 0,62 km/km2, cao hơn mật độ trung bình của ĐBSH và gấp 3 lần so với trung bình cả nước. Mật độ tỷ lệ đường bộ so với dân số là 17,5 km/1000 dân. Các tuyến đường quan trọng có thể kể tới như: đường quốc lộ 1A – trục

giao thông chính; quốc lộ 21A đi Chi Nê (Hòa Bình) với tổng chiều dài 73 km, là con đường có vị trí quan trọng trong vận chuyển, trao đổi hàng hóa từ các vùng đồng bằng phía Đông – Nam châu thổ sông Hồng đến vùng núi phía Tây của Hà Nam, Hòa Bình và ngược lại đi thành phố Nam Định trên tuyến đường nối với cảng Hải Phòng. Quốc lộ 38 chạy từ chợ Dầu (huyện Kim Bảng) ra Đồng Văn, qua Hòa Mạc, cầu Yên Lệnh đi Hưng Yên nối vùng hữu ngạn với tả ngạn sông Hồng, hình thành vành đai số 5 của thủ đô Hà Nội….[24;35]

Hệ thống giao thông vận tải đường bộ đang được đầu tư nâng cấp bằng nhiều nguồn vốn (vốn ngân sách, vốn ODA, vốn nhân dân đóng góp,…) đã trải nhựa, bê tông hóa khoảng 2.807 km. Số đường rải nhựa cấp phối, đường đất còn khoảng 1.870 km, đã và đang được tiếp tục triển khai nâng cấp.

- Đường sắt: Hà Nam có khoảng 44 km đường sắt trong đó có 34 km đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua Hà Nam và 10 km đường chuyên dùng. Tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn chạy qua Hà Nam với 3 ga chính đặt ở trung tâm thành phố Phủ Lý, thị trấn Đồng Văn và Bình Mỹ thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, hành khách đi, đến các tỉnh thành trong cả nước. Đoạn đường sắt chuyên dùng đi vào khu vật liệu xây dựng của tỉnh phục vụ trực tiếp việc cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm đá, xi măng, vôi, bột nhẹ,… Tỉnh đang xúc tiến phát triển thêm đường sắt chuyên dùng ra cảng Yên Lệnh, góp phần khai thác thế mạnh về công nghiệp xi măng của tỉnh, phục vụ nhu cầu của các tỉnh phía Nam. Như vậy, việc tận dụng khai thác thế mạnh hệ thống giao thông đường thủy, kết hợp với hệ thống đường sắt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

- Đường sông: Hà Nam có khoảng 300 km đường sông với các con sông lớn như: sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ,… góp phần quan trọng trong việc vận tải, cung ứng vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất và vận chuyển sản phẩm tới thị trường. Giao thông đường thủy còn giàu tiềm năng, nếu được khai thác tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế Hà Nam nhanh chóng hội

nhập với nền kinh tế trong nước và quốc tế.

Dự án Tắc Giang khai thông dòng chảy nối sông Châu với sông Hồng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải đường thủy (tàu có trọng tải ≤ 200 tấn) đi lại thuận tiện rút ngắn quãng đường đi từ Hà Nam đến Hà Nội và các cảng biển gần 100 km, đồng thời còn đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp và giải quyết tình trạng ô nhiễm trên địa bàn.

Hà Nam cũng đang tiến hành xây dựng và phát triển cụm cảng Yên Lệnh (sông Hồng) và cụm công nghiệp đường sông Lai Xá trên sông Đáy với công suất trên 800 nghìn tấn/năm. Đây là bước đột phá quan trọng đưa giao thông thủy Hà Nam ngày càng phát triển.

Trong những năm qua, cùng với chương trình kiên cố hóa đường giao thông nông thôn, sự quan tâm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người dân, mạng lưới giao thông nông thôn Hà Nam có sự thay đổi đáng kể. Tính đến năm 2010 toàn tỉnh đã trải nhựa và bê tông hóa được khoảng 2.870 km, số đường rải cấp phối, đường đất còn khoảng 1.870 km đang được tiếp tục triển khai, nâng cấp. Trong đó, năm 2009 hoàn thành 20 km đường mới. Số km đường giao thông nông thôn được cải tạo, nâng cấp năm 2009 là 128,6 km. Phong trào làm đường giao thông nông thôn được cán bộ và nhân dân đồng tình hưởng ứng; nhiều gia đình tự nguyện hiến đất, chặt cây, phá cổng, dỡ tường rào mở rộng mặt đường theo quy hoạch; góp công, góp của làm nền đường và cống thoát nước. Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh có cơ chế hỗ trợ xi măng người dân đã hăng hái tham gia góp công, góp tiền mua vật liệu cát, đá làm đường thôn xóm, đường nội đồng; tỉnh đã hỗ trợ xi măng cho các xã 300.000 tấn. Đến nay có 04 xã đạt chuẩn về tiêu chí giao thông là: Thi Sơn, Nhật Tân, Nhân Nghĩa và Thanh Thủy. Hệ thống giao thông nông thôn cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân

* Hệ thống thủy lợi, thủy nông đã căn bản hoàn chỉnh với 87 km đê sông, 3.065 km kênh tưới và 1.458 km kênh tiêu. Có 452 trạm bơm với 995 máy các

loại có công suất từ 540 m3/h/máy đến 32.000 m3/h/máy. Hệ số tiêu đạt 6,21/s/ha. Các trạm bơm tiêu biểu như: trạm bơm Như Trác (có 6 máy, công suất 11.000 m3/giờ/máy, có nhiệm vụ tưới tiêu cho 6.800 ha), trạm bơm Hữu Bị (có 4 máy, công suất mỗi máy 32.000 m3/giờ, trạm bơm phục vụ tưới cho 2.900 ha và tiêu cho 8.400 ha), trạm bơm Bảy Cửa (huyện Duy Tiên),... Các trạm bơm mới được xây dựng, cải tạo và nâng cấp như: trạm bơm Quế (huyện Kim Bảng), trạm bơm Đinh Xá (Bình Lục), Hệ thống thủy lợi Tắc Giang – Phủ Lý, trạm bơm Lạc Tràng II, đầu tư hệ thống kè sông Hồng, sông Đáy….[44;23]

Hệ thống thủy lợi, thủy nông đã căn bản đảm bảo chủ động tưới tiêu cho nông nghiệp, phòng tránh tác hại do thiên tai gây ra, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, xóa đi hình ảnh của những vùng đất Hà Nam xưa “quanh năm chiêm khê, mùa úng”. Hiện nay và trong thời gian tới, hệ thống thủy lợi, thủy nông tiếp tục được nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa.

* Mạng lưới truyền tải điện, phân phối điện đã được xây dựng, mở rộng

đến hầu hết các thôn xã. Nguồn điện của Hà Nam sử dụng chủ yếu từ nguồn điện quốc gia qua lưới điện 110 KV với 5 trạm có tổng công suất 215 MVA, nhìn chung đáp ứng cơ bản nguồn điện hiện tại của tỉnh vào khoảng 95 MW. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp thì nhu cầu điện năng sẽ tăng lên nhanh chóng, vì thế cần phải nâng cao công suất các trạm 110 KV hiện có, đồng thời lắp đặt thêm các trạm biến áp 110 KV tại các khu công nghiệp, khu đô thị,… mới mong đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện.

Ngoài ra, trên địa bàn Hà Nam còn có lưới điện trung thế, hạ thế trung gian gồm 18 trạm với 52 máy biến áp có dung lượng 85.900 KVA. Các trạm biến áp có mạng tải hợp lý. Sản lượng điện tăng lên nhanh chóng với sản lượng khoảng 500 triệu Kwh/năm, 100% xã phường trên địa bàn toàn tỉnh được sử dụng lưới điện quốc gia. Tốc độ tăng bình quân điện thương phẩm

đạt trung bình 15%/năm đã chứng tỏ mức độ điện khí hóa ở Hà Nam ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu của sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Hiện tại và trong thời gian tới, Hà Nam đang tiếp tục cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện đạt tiêu chuẩn quốc gia và xây dựng một số hệ thống các công trình mới đáp ứng nhu cầu điện cho CNH.

* Cơ sở hạ tầng bưu điện, viễn thông và thông tin liên lạc đã phát triển nhanh, đang từng bước hiện địa hóa thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của đời sống và yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ CNH.

Mạng lưới bưu cục khá dày đặc với trên 40 bưu cục. Các bưu cục phân bố tập trung chủ yếu ở các khu đông dân cư, thị tứ, thị trấn có giao thông thuận lợi. Bán kính phục vụ bình quân là 2,1 km/bưu cục, dân số phục vụ bình quân là 10.000 người/bưu cục. Ngoài hệ thống bưu cục, Bưu điện Hà Nam còn tổ chức hệ thống đại lý bưu điện để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bưu điện Hà Nam đã mở 97 điểm bưu điện văn hóa xã, với 57 tổng đài đã góp phần rút ngắn bán kính phục vụ xuống còn 1,5 km /điểm [24;37]

Các dịch vụ bưu chính được mở rộng đến tất cả các bưu cục, ki ốt và các điểm bưu điện văn hóa xã. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, các dịch vụ mới được đưa vào khai thác như: dịch vụ chuyển phát nhanh (EMS), dịch vụ điện hoa, dịch vụ bưu chính ủy thác,…

Mạng viễn thông đã được trang bị và nâng cấp cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được đòi hỏi và nhu cầu thông tin trong tỉnh. Hiện có 28 trạm thu phát sóng đã được xây dựng. Trên địa bàn tỉnh, có thêm 5 nhà khai thác và cung cấp mạng điện thoại di động đã tạo ra một hệ thống mạng lưới hiện đại, công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội của tỉnh. Nhìn chung mạng phủ sóng phát thanh, truyền hình và thông tin liên lạc vô tuyến được mở rộng. Mọi dịch vụ về thông tin liên lạc, bưu điện, viễn thông

trong nước và quốc tế đều thực hiện dễ dàng, thuận lợi trên địa bàn tỉnh [24;38] Trong thời gian tới ngành bưu chính, viễn thông sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa công nghệ - kỹ thuật, tăng cường đào tạo nhân lực, mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính – viễn thông để đáp ứng yêu cầu của CNH, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, xã hội của dân cư trên địa bàn.

* Hà Nam là một trong những tỉnh có mạng lưới giáo dục, văn hóa và phúc lợi xã hội phát triển. Giáo dục Hà Nam đã thu được những thành quả quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự thay đổi trong nhận thức, tư duy và phát triển kinh tế của tỉnh. Toàn tỉnh, đến năm 2010 đã có 120 trường mẫu giáo, 25 trường phổ thông với 1.115 lớp học mẫu giáo và 5.028 phòng học phổ thông; 100% trường học trong tỉnh được nối mạng internet và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và điều hành [9;151]. Chất lượng giáo dục có sự chuyển biến rõ nét, Hà Nam là một trong 10 tỉnh đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào tháng 1 năm 2002. Toàn tỉnh đã có 186 trường học đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2008 – 2009, học sinh tỉnh Hà Nam đã đạt 51 giải quốc gia, xếp thứ 8/69 đơn vị tham gia.

Hà Nam tập trung khá nhiều các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp như trường Đại học Hà Hoa Tiên, phân hiệu của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, trường Cao đẳng Sư phạm, trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình, trường Cao đẳng Y tế, trường Cao đẳng nghề Hà Nam và một số trường trung học chuyên nghiệp. Nhờ đó mà tỉ lệ lao động qua đào tạo đã tăng nhanh từ 17,2% (năm 2001) lên 33% (năm 2008), góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT - XH của tỉnh. Với mục tiêu phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của ĐBSH, lực lượng lao động qua đào tạo của Hà Nam sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.

* Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong tỉnh ngày càng phát triển đạt được nhiều thành tựu quan trọng, sức khỏe của nhân dân

được nâng lên rõ rệt. Ngành y tế đã triển khai công tác phòng bệnh và phòng chống dịch chủ động đạt hiệu quả, không có dịch lớn xảy ra trên địa bàn. Công tác tiêm chủng mở rộng đạt hiệu quả cao với tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ sáu loại vacxin đạt trên 95%. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại và áp dụng được nhiều kỹ thuật cao vào trong chuẩn đoán và điều trị.

Mạng lưới y tế được mở rộng đến cấp xã, được quan tâm cả về đào tạo đội ngũ và xây dựng cơ sở vật chất. Cho tới nay, 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế và có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản; 64,0% trạm y tế cấp xã có bác sỹ và 99 xã, thị trấn đạt “chuẩn quốc gia y tế xã” (chiếm 86,0% tổng số xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh). Bình quân số bác sĩ, y sĩ trên 1 vạn dân là 11 người. Ngành y tế Hà Nam đã tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển KT – XH của tỉnh. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của bệnh viện, trạm y tế và chất lượng khám, chữa bệnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân địa phương. Mục tiêu, hiệu quả phát triển bảo hiểm y tế toàn dân đạt thấp. Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ. Một số cơ sở y tế vẫn còn để xảy ra tình trạng cán bộ y tế gây phiền hà trong khám, điều trị cho người bệnh.

* Đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, thể thao giải trí cho người dân nông thôn:

Công tác đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, thể thao giải trí cho người dân nông thôn được quan tâm. Xây dựng các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa xã, xóm. Đến năm 2010, toàn tỉnh có hơn 40 xã, phường, thị trấn có nhà văn hoá độc lập; hơn 800 thôn, xóm xây dựng được nhà văn hoá. Một số huyện, thành phố đã chủ động hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà văn hoá nhằm tạo động lực thu hút nguồn kinh phí xã hội hoá trong nhân dân. Tăng cường đầu tư, phát triển hệ thống thư viện, tủ sách nông thôn, toàn tỉnh đã xây dựng được 3 thư viện huyện, 19 thư viện xã, 359 tủ sách thôn làng, 291 tủ sách pháp luật xã, phường,

thị trấn, 109 điểm bưu điện văn hoá có hoạt động đọc sách. Hệ thống tài liệu sách báo về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các vấn đề xã hội được cập nhật thường xuyên đáp ứng nhu cầu đọc sách báo của người dân [62;18]

Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân tích cực luyện tập thể thao, nâng cao sức khoẻ phục vụ lao động sản xuất, công tác, học tâp đồng thời có tác dụng tích cực trong việc hạn chế, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, làm trong sạch môi trường sống khu vực nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 1.350 câu lạc bộ, điểm nhóm luyện tập thể thao thường xuyên; 100% xã phường, thị trấn đã quy hoạch xong diện tích đất dành cho sân tập thể dục thể thao, 89 xã phường, thị trấn đã có sân tập thể dục thể thao phổ thông

* Xóa đói giảm nghèo: Tổ chức cấp 245.895 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, đảm bảo 100% khẩu nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. Trong 2 năm (2009 - 2010) chi hỗ trợ tiền điện theo quyết định số 168/QĐ-TTg của Chính phủ cho khoảng 51.000 lượt hộ nghèo được hỗ trợ với số tiền 17.950,5 triệu đồng. Thực hiện trợ cấp khó khăn cho hộ nghèo theo quyết định số 471/QĐ-TTg của Chính phủ cho 29.676 hộ nghèo với tổng số tiền 7.419 triệu đồng. Thực hiện miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác cho 39.456 học sinh nghèo với tổng kinh phí thực hiện là 14.654 triệu đồng; có 18.505 lượt học sinh cận nghèo được miễn, giảm và trợ cấp học bổng với số tiền 3.595,6 triệu đồng [62;19]. Tỉnh đã hoàn thành Chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 với nhiều biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Đẩy mạnh sản xuất, tạo việc làm, chuyển một bộ phận lao động nông

Một phần của tài liệu Luận văn sơ bộ: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 2010 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w