thôn ở tỉnh Hà Nam
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp,nông thôn nông thôn
- Cơ cấu kinh tế ngành của Hà Nam đã và đang có những chuyển dịch theo hướng CNH với xu hướng tăng nhanh tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và giảm nhanh tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm và cơ cấu GDP tỉnh Hà Nam phân theo ngành kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Năm Tổng cộng Nông – lâm – ngư % Công nghiệp - xây dựng % Dịch vụ % 1997 1.621,6 783,1 48,3 309,9 19, 1 528,6 32,6 2000 2.382,7 937 39,3 687,3 28,8 758,4 31,9 2005 4.357,7 1.244,3 28,6 1.729,3 39,7 1.384,1 31,7 2007 6.203,6 1.624,6 26,2 2.609,3 42, 0 1.969,7 31,8 2009 10.777,2 2.521,4 23,4 4.983,9 46,2 3.271,9 30,4 2010 12.910 2.711 21, 0 6.133 47, 5 4.066 31,5
Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2009, 2010, Cục Thống kê Hà Nam
Qua bảng số liệu có thể thấy sự chuyển dịch tương đối nhanh giữa các ngành phù hợp với xu thế chung của cả nước, đồng thời thể hiện được những ưu tiên phát triển của tỉnh đối với từng ngành khác nhau.
- Về cơ cấu ngành nông - lâm - ngư nghiêp
Nông - lâm - ngư nghiệp là lĩnh vực quan trọng giữ vị trí trọng yếu trong nền kinh tế chung của tỉnh. Dựa trên những ưu thế về điều kiện tự nhiên và KT - XH nhất là nguồn lao động dồi dào và có trình độ thâm canh cao, nông nghiệp Hà Nam đã phát triển và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Sự phát triển của ngành ngoài đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh, đảm bảo thức ăn cho ngành chăn nuôi, dự trữ lương thực.
Bảng 2.2: GTSX và cơ cấu GTSX nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 - 2010
Chỉ tiêu tỉ đồng1997 % tỉ đồng2000 % tỉ đồng2005 % tỉ đồng2010 % Khu vực I 1.230,9 100 1.441,8 100 2.216,1 100 5.422 100
- Nông nghiệp 1.185,2 96,3 1.387,6 96,2 2.041,2 92,1 4.948 91,2
- Lâm nghiệp 20,1 1,6 20.5 1,4 32,1 1,4 53,3 1,0
- Ngư nghiệp 25,6 2,1 33,7 2,4 142,8 6,5 420,7 7,8 Nguồn: Niên giám thống kê 2010, Cục Thống kê Hà Nam
Trên cơ sở căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, trình độ sản xuất trong những năm qua, tỉnh Hà Nam tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp tăng dần tỉ trọng ngành ngư nghiệp. Năm 2010, cơ cấu GTSX của ngành nông nghiệp chiếm 91,2%, giảm 4,2% so với năm 1997 (96,3%).
Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2009, 2010, Cục thống kê Hà Nam
Như vây, ngành lâm nghiệp đang có xu hướng giảm dần tỉ trọng từ 1,6% (năm 1997) xuống còn 1,0% (năm 2010), do sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất để góp phần bảo vệ môi trường sinh thái chung. Ngành ngư nghiệp đang có xu hướng tăng mạnh do được chú trọng phát triển, song mới chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GTSX nông - lâm - ngư nghiệp (7,8% - năm 2010).
- Cơ cấu ngành nông nghiệp
Bảng 2.3: GTSX và cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp tỉnh Hà Nam, giai đoạn 1997 - 2010 (giá thực tế)
Năm Tổng số
Chia ra
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % 1997 1.185,2 892,5 75,3 269 22,7 23,7 2,0 2000 1.387,6 1.043,8 75,2 330,6 23,8 13,2 1,0 2005 2.041,2 1.351,0 66,2 636,7 31,2 53,5 2,6 2008 4.556 2.861,1 62,8 1.571,8 34,5 123,1 2,7 2010 4.948 2.844,2 57,5 1.967,3 39,8 136,5 2,7 Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2009, 2010, Cục Thống kê Hà Nam
Có thể thấy, đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp nhưng còn chậm và chưa ổn định. Ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GTSX nông nghiệp, nhưng đang có xu hướng giảm mạnh, giảm 17,8% (trong
giai đoạn 1997 - 2010). Ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng khá lớn và đang có xu hướng tăng mạnh trong suốt giai đoạn trên, tăng 17,1%. Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ (2,7%, năm 2010), không ổn định nhưng cũng đang có xu hướng tăng.
2.2.1.1.Trong nông nghiệp
* Chuyển dịch cơ cấu trong trồng trọt
Ngành trồng trọt là một ngành chủ chốt trong sản xuất nông nghiệp, là ngành thu hút chủ yếu nguồn lao động, có trình độ thâm canh cao, có truyền thống sản xuất từ lâu đời. Hiện nay, trồng trọt đang chiếm tới 57,5% GTSX ngành nông nghiệp (giá thực tế, năm 2010) và tỷ trọng ngành trồng trọt đã giảm mạnh, thể hiện sự chuyển dịch mạnh mẽ trong nông nghiệp.
Bảng 2.4: GTSX ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng giai đoạn 2000 - 2010
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2000 2005 2009 2010
Tổng số 1.043.861 1.350.968 2.663.400 2.844.185
Cây lương thực 742.500 960.569 2.065.994 2.111.190 Cây thực phẩm rau, đậu 98.652 161.750 235.204 280.400 Cây công nghiệp 39.870 83.079 51.257 96.453 Cây ăn quả 119.783 80.812 267.257 356.142
Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2009, 2010, Cục thống kê Hà Nam
Qua bảng số liệu có thể thấy, về GTSX cây lương thực chiếm ưu thế (74,2% GTSX các loại cây trồng của tỉnh, năm 2010), tiếp đến là cây ăn quả, cây thực phẩm rau, đậu và cây công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. GTSX trên một ha đất canh tác của ngành trồng trọt tăng khá nhanh, năm 2000 mới đạt 9,5 triệu đồng/ha thì đến năm 2010 đạt 27,5 triệu đồng/ha, nhờ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, mở
rộng các mô hình cánh đồng đạt 50 trệu đồng/ha/năm.
Bảng 2.5: DT và SL một số loại cây trồng giai đoạn 2000 - 2010 [43;4]
(Diện tích: ha; Sản lượng:tấn)
2000 2005 2010 Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Tổng số 109.618 550.697 104.566 561.441 103.473 564.685 Cây lương thực 87.774 447.420 80.740 435.014 78.740 452.400 Cây rau đậu 7.162 76.220 7.410 105.835 5.600 90.400 Cây công nghiệp 4.261 13.534 8.128 12.325 9.279 13.501 Cây ăn quả 4.657 13.523 3.308 8.267 5.884 8.384 Cây khác 5.764 0,0 4.980 0,0 3.970 0,0
Như vậy, trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực chiếm đa số về diện tích cũng như sản lượng. Trong khi đó, diện tích cây rau đậu, cây ăn quả chiếm tỷ lệ rất ít. Trong cơ cấu các nhóm cây trồng trên, cây công nghiệp, cây ăn quả có xu hướng tăng về diện tích. Nguyên nhân chính là do vài năm gần đây, nhóm cây này đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao nên bà con nông dân đã thực hiện chuyển đổi một phần diện tích các cây khác sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả cho sản lượng và giá trị cao, ổn định hơn.
* Cây lương thực
Hiện nay với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành trồng cây lương thực đã có những biến đổi. Bản thân các loại cây lương thực cũng đa dạng hơn, có năng suất cao, sức chống chịu tốt đem lại hiệu quả cao và thích nghi với điều kiện sinh thái địa phương. Chính những thay đổi trong ngành trồng cây lương thực đã làm cho bộ mặt Hà Nam cũng có những thay đổi. Vốn là vùng đồng bằng chiêm trũng, thiếu đói, đến nay Hà Nam đã có dự trữ về lương thực và có lương thực hàng hóa.
đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất (nhất là lúa, ngô) nên sản lượng cây lương thực vẫn tăng do việc tăng năng suất. Năm 2010 sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh đạt 445.000 tấn gấp 1,1 lần năm 2000 (408.853 tấn), cùng giai đoạn này năng suất tăng 1,2 lần (49,1 tạ/ha lên 57,1 tạ/ha) còn diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt giảm 5.562 ha, do việc thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Ở Hà Nam, cây lương thực gồm có lúa, ngô, khoai, sắn. Trong đó lúa là cây lương thực quan trọng nhất.
- Cây lúa:
Lúa là cây trồng chính của Hà Nam với trên 90% diện tích và sản lượng lương thực có hạt của toàn tỉnh. Trong những năm qua, diện tích gieo trồng lúa đạt khoảng trên 70.000 ha. Mặc dù diện tích gieo trồng lúa có xu hướng giảm nhưng sản lượng lúa, năng suất lúa vẫn không ngừng tăng lên.
Bảng 2.6: Diện tích, sản lượng, năng suất lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 - 2010
Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha)
1997 73.633 343.336 46,62000 75.407 385.574 51,1 2000 75.407 385.574 51,1 2003 74.746 388.090 51,9 2006 71.274 404.744 56,8 2010 70.212 405.000 57,7
Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2009, 2010, Cục Thống kê Hà Nam
Từ năm 2000 trở lại đây diện tích lúa có nhiều biến động và đang có chiều hướng giảm dần. Từ năm 2000 đến năm 2010 giảm 5.207 ha. Nguyên nhân là do nằm trong xu thế chung của cả nước với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và do sức ép của quá trình CNH, HĐH đang diễn ra mạnh. Việc chuyển đổi một phần diện tích lúa như trên nếu tiếp diễn lâu dài và không kiểm soát được sẽ không thể đảm bảo ổn định vấn đề an ninh lương thực của tỉnh. Thay bằng việc chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa, tỉnh nên có những biện pháp nhằm cải tạo đất thoái hoá, bạc mầu, đất chưa sử dụng để phục vụ sản xuất.
Năng suất cây lúa tăng lên nhanh từ 46,6 tạ/ha (năm 1997) lên 57,7 tạ/ha (năm 2010), so với mức trung bình của cả nước (52,3 tạ/ha - năm 2010). Đó là do trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo gieo cấy các giống lúa có năng suất chất lượng cao, đưa nhanh các giống lúa mới, giống lúa thuần, giống lúa lai có năng suất cao vào sản xuất trên địa bàn của tỉnh như Tạp giao 1, Tạp giao 4, lúa lai 2 dòng, Khang dân 18, Bắc ưu 164, Bắc ưu 903, Q5 thay các giống lúa cũ có năng suất thấp.
Mặc dù diện tích gieo trồng lúa của tỉnh có xu hướng giảm nhưng nhờ năng suất lúa tăng, nên sản lượng lúa của tỉnh cũng không ngừng gia tăng, từ 343.336 tấn (năm 1997) lên 405.000 tấn (năm 2010), tăng 61.664 tấn. Thành tựu đó dựa trên cơ sở tăng cường nghiên cứu và áp dụng giống mới vào sản
xuất, cũng phải kể tới việc áp dụng các biện pháp cơ giới hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa vào sản xuất, là quá trình chuyển giao kĩ thuật cho các hộ nông dân, xây dựng và từng bước rút kinh nghiệm nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là sự thay đổi cơ cấu mùa vụ là một trong những yếu tố quan trọng tạo biến đổi trong sản xuất lúa gạo.
Bảng 2.7: Diện tích, sản lượng, năng suất lúa cả năm phân theo vụ
Năm
Diện tích Sản lượng Năng suất (tạ/ha) Cả năm (ha) Cơ cấu (%) Cả năm (Tấn) Cơ cấu (%) Cả năm Trong đó Đông xuân Lúa mùa Đông xuân Lúa mùa Đông xuân Lúa mùa 1997 73.633 49,8 50,2 343.336 58,3 41,7 46,6 54,6 38,7 2000 75.40 7 49,5 50,5 385.57 4 52,0 48,0 51,1 53,7 48,6 2007 70.70 6 49,2 50,8 407.10 9 51,1 48,9 57,6 59,8 55,4 2009 70.40 4 49,3 50,7 419.109 52,2 47,8 59,5 63,1 56,1 2010 70.21 2 49,4 50,6 405.00 0 52,3 47,7 57,7 62,6 52,8
Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2009, 2010, Cục Thống kê Hà Nam
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam canh tác 2 vụ lúa chính: về cơ bản vụ đông xuân đã trở thành vụ sản xuất chính, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất lúa ở Hà Nam. Ngay diện tích lúa mùa cũng có sự thay đổi, diện tích gieo trồng trà lúa muộn giảm dần, tăng trà lúa chính vụ và mở rộng gieo cấy trà lúa mùa sớm để chủ động sản xuất cây vụ đông. Tiếp tục nâng cao năng suất, đa dạng hóa cây trồng trong vụ đông xuân đồng thời nâng cao năng suất lúa mùa là mục tiêu phấn đấu của nền nông nghiệp Hà Nam trong thời gian tới.
Ngoài lúa, trên địa bàn tỉnh còn trồng một số loại cây màu lương thực khác như: ngô, khoai, sắn có ý nghĩa quan trọng trong việc tận dụng đất đai, thực hiện thâm canh, gối vụ và nâng cao hệ số sử dụng đất. Đồng thời các sản phẩm màu lương thực cũng là nguồn bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực cho nhân dân đồng thời cung cấp phần lớn thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần đa dạng hóa nông nghiệp.
Bảng 2.8: Diện tích, sản lượng một số cây hoa màu tỉnh Hà Nam
Năm 2000 2005 2009 2010 1/ Diện tích (ha) - Ngô - Khoai lang - Sắn 7.897 3.373 1.099 6.419 1.713 381 6.058,3 493 232,9 7.500 607 431 2/ Sản lượng (tấn) - Ngô - Khoai lang - Sắn 23.279 23.061 15.510 26.925 19.884 5.417 28.932 5.123,8 2.219 40.009,4 6.522 4.163
Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2009, 2010, Cục Thống kê Hà Nam + Cây ngô:
Cây ngô có vai trò quan trọng chỉ đứng sau cây lúa trong các loại cây lương thực. Trước kia ngô được trồng nhiều ở những vùng đất bãi ven sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và cả những sườn đồi hay thũng lũng núi của các huyện Kim Bảng, Thanh Liêm. Với sự phát triển của thủy lợi, cây ngô còn được trồng nhiều trên cả đất ruộng 2 vụ lúa và trở thành cây trồng chính trong sản xuất vụ đông ở Hà Nam. Đây là một biến đổi quan trọng trong sản xuất ngô của nhân dân trong tỉnh.
Diện tích ngô có xu hướng thay đổi không ổn định qua các năm do một phần diện tích chuyển sang trồng rau, đậu,… có hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng sản lượng ngô vẫn tăng đều do đưa các giống ngô lai ngắn ngày
vào sản xuất, trồng vụ đông phù hợp với cơ cấu mùa vụ (2 vụ lúa, 1 vụ ngô) đã đem lại năng suất cao. Cây ngô phân bố rộng rãi trong tỉnh, song được trồng nhiều nhất ở huyện: Lý Nhân (3.450 ha năm 2010, chiếm 46,0% diện tích ngô của toàn tỉnh), tiếp đến là huyện Kim Bảng (1.756 ha năm 2010, chiếm 23,4%)... Hà Nam cần tiếp tục áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất để nâng cao năng suất ngô nhất là ở các huyện còn nhiều tiềm năng như huyện Kim Bảng, Lý Nhân tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của ngành chăn nuôi.
+ Khoai lang, sắn:
Các cây này ít được chú ý vì an ninh lương thực đã được đảm bảo trong khi hiệu quả lại thấp do giống, kỹ thuật sản xuất ít được quan tâm nên diện tích và sản lượng cũng như năng suất giảm dần theo thời gian.
* Cây công nghiệp
Cây công nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến với một số cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm như: lạc, đậu tương, mía, đay, chè,… Một phần sản phẩm được sử dụng tươi sống, còn phần lớn được đưa vào chế biến. Mặc dù còn chiếm vị trí khá khiêm tốn trong giá trị sản xuất của ngành trồng trọt (với 96.453 triệu đồng năm 2010, chiếm 3,4% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt) nhưng cây công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong cơ cấu cây trồng.
- Cây công nghiệp hàng năm
Với sự đa dạng về đất đai, Hà Nam có cơ cấu cây công nghiệp hàng năm khá đa dạng với các cây chủ yếu như: đay, mía, lạc, đậu tương,…
Bảng 2.9: DT, SL một số cây công nghiệp hàng năm chính
(Đơn vị: Diện tích: ha, Sản lượng: tấn)
Diện tích % ĐBSH Sản lượng % ĐBSH Diện tích % ĐBSH Sản lượng % ĐBSH Đay 740 28,5 2.367 38,8 190 720 Mía 105 3,5 4.792 3,5 0,0 0,0 0,0 0,0 Lạc 1.04 8 3,5 2.229 4,2 510 1,8 1.200 1,8 Đậu tương 2.27 0 6,5 3.463 7,0 8.572 20,6 11.55 0 22,5
Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2009, 2010, Cục Thống kê Hà Nam
Do sự biến động của thị trường mà diện tích các cây công nghiệp hàng năm có nhiều sự thay đổi; có những cây có xu hướng tăng lên (đậu tương), có những cây không tăng, thậm chí giảm nhanh diện tích như: đay, gai, thầu dầu, … Đến năm 2010, cây công nghiệp hàng năm có 9.270 ha chiếm 9,0% diện