Sự hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa.

Một phần của tài liệu Luận văn sơ bộ: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 2010 (Trang 68)

sản xuất hàng hóa.

Sự khác biệt tương đối về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam đã dẫn đến sự phân hóa lãnh thổ trong sản xuất nông nghiệp, hình thành nên các tiểu vùng nông nghiệp khác nhau với những thế mạnh riêng về sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.

* Tiểu vùng phía Tây

Tiểu vùng này nằm ở phía Bắc, Tây và Tây Nam của tỉnh. Phía Bắc giáp Hà Nội, phía Đông giáp với Hưng Yên và tiểu vùng phía Đông, Phía Tây giáp Hoà Bình. Phía Tây Nam giáp Ninh Bình. Phía Nam giáp với Nam Định. Tiểu

vùng phía Tây bao gồm địa bàn của ba huyện: Kim Bảng, Thanh Liêm và Duy Tiên. Tiểu vùng này có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua: đường 1A, đường 38, tuyến đường sắt.

Khu vực nông - lâm - thuỷ sản là một khu vực kinh tế mà tiểu vùng này có ưu thế. Tiểu vùng chiếm 51,8% diện tích gieo trồng và 52,4% sản lượng lương thực toàn tỉnh. Đây là tiểu vùng có năng suất lúa cao hơn so với năng suất lúa trung bình của tỉnh với 59,3 tạ/ha, điều đó đã phản ánh những nỗ lực của tiểu vùng trong việc ứng dụng tiến bộ mới vào sản xuất nông nghiệp. Đây là nơi tập trung 100% diện tích và sản lượng cây công nghiệp lâu năm với một số cây tiêu biểu như chè, dừa. Là tiểu vùng có nhiều nguồn thu từ lâm nghiệp nhất tỉnh (chiếm gần 100% sản lượng gỗ, củi khai thác toàn tỉnh). Đây cũng là nơi có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất toàn tỉnh với 46,1% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh.

Tiểu vùng phía Tây đang chiếm tới 52,6% đàn trâu; 47,7% đàn bò; 36,5% đàn lợn và 54,4% tổng số đàn gia cầm toàn tỉnh. Thuỷ sản là một trong những thế mạnh của tiểu vùng, đang tăng mạnh về cả diện tích nuôi trồng (chiếm 61,7% diện tích nuôi trồng toàn tỉnh) và sản lượng nuôi trồng (chiếm 58,6% sản lượng thủy sản toàn tỉnh).

* Tiểu vùng trung tâm

Nằm ở trung tâm của tỉnh, tiểu vùng trung tâm có phía Bắc giáp huyện Duy Tiên; phía Tây và phía Nam giáp Kim Bảng, Thanh Liêm; phía Đông giáp Bình Lục. Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ do phù sa sông Đáy, sông Châu bồi đắp là điều kiện thuận lợi cho việc trồng các loại cây hoa màu, rau đậu thực phẩm.

Thời gian gần đây, mặc dù diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng trung bình từ 4 đến 5%/năm, sản lượng lương thực đạt hơn 10 nghìn tấn/năm. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đã xuất hiện nhiều mô hình trồng rau (8,5% diện tích rau của

tỉnh), đặc biệt là diện tích trồng rau sạch nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của thành phố. Hoa, cây cảnh, nuôi con đặc sản có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển ở các hộ kinh tế gia đình, các trang trại. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên một ha canh tác đạt hơn 100 triệu đồng/năm.

* Tiểu vùng phía Đông

Tiểu vùng này ở Phía Đông và Đông Nam tỉnh gồm 2 huyện Bình Lục và Lý Nhân. Là cửa ngõ phía Đông của tỉnh với các tỉnh Thái Bình, Nam Định. Vị trí tiếp giáp: phía Bắc giáp Duy Tiên và tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp Thái Bình, phía Nam giáp Nam Định, phía Tây giáp Phủ Lý và Thanh Liêm.

Do địa hình và đất đai của tiểu vùng có nhiều nét đặc trưng, bên cạnh đất phù sa màu mỡ, cốt đất cao, được bồi đắp phù sa của các dòng sông, đặc biệt là sông Hồng, trong đó vùng đất ven sông rất thích hợp cho trồng các loại cây rau màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả và nhiều loại cây trồng khác của huyện Lý Nhân.

Đây được coi là “vựa lương thực” của cả tỉnh, vai trò của khu vực nông - lâm - thuỷ sản chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tế của tiểu vùng. Có diện tích cây lương thực lớn nhất (chiếm 45,8% toàn tỉnh), sản lượng lương thực (chiếm 45,3% toàn tỉnh). Huyện Bình Lục có bình quân lương thực đầu người cao nhất tỉnh (765 kg/năm). Đứng đầu về diện tích và sản lượng các loại cây rau màu (chiếm 60,9% diện tích và sản lượng rau của tỉnh). Đây cũng là tiểu vùng có thế mạnh phát triển cây ăn quả với diện tích trồng cây ăn quả chiếm 47,8% diện tích trồng cây ăn quả toàn tỉnh.

Tiểu vùng có thế mạnh về chăn nuôi, có số lượng đàn trâu, bò, lợn và gia cầm nhiều: đàn trâu 1.226 con, chiếm 43,8% đàn trâu của tỉnh; đàn bò với 16.306 con, chiếm 47% đàn bò toàn tỉnh; đàn gia cầm với 2 triệu con, chiếm 47,8% đàn gia cầm toàn tỉnh; đàn lợn với trên 276 nghìn con chiếm 59,2% đàn lợn toàn tỉnh.

Ngành thủy sản cũng đóng góp lớn với hướng thâm canh cao. Diện tích nuôi trồng thủy sản: 2.194,5 ha, chiếm 35,4% diện tích nuôi trồng toàn tỉnh; sản lượng thủy sản của tiểu vùng năm 2010 đạt 7.005,3 tấn, chiếm 38,6% sản lượng thủy sản toàn tỉnh.

Từ việc hình thành 3 tiểu vùng: phía Tây, trung tâm và phía Đông như ở trên, đến năm 2010 tỉnh đã qui hoạch các vùng sản xuất tập trung, cụ thể: vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung ở tất cả các xã của huyện Bình Lục, Lý Nhân và một số xã của huyện Thanh Liêm, Duy Tiên, Kim Bảng. Vùng trồng hoa, cây cảnh tập trung ở 1 số xã của thành phố Phủ Lý, Kim Bảng, Lý Nhân, Bình Lục. Đặc biệt vùng trồng rau an toàn tập trung ở 1 số xã của hai huyện Lý Nhân, Bình Lục. Đồng thời, vùng chuyên canh cây ăn quả, cây đặc sản và vùng nuôi trồng thủy sản tập trung phân bố ở 1 số xã của thành phố và tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn sơ bộ: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 2010 (Trang 68)