Phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu Luận văn sơ bộ: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 2010 (Trang 81)

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là sự nghiệp của toàn dân nhưng trước hết và trực tiếp là sự nghiệp của nông dân. Vì vậy, trình độ của nông dân, đặc biệt là của cán bộ quản lý ở các cấp nông thôn có ảnh hưởng rất lớn đến thành công của quá trình này.

Chương trình giải quyết việc làm và đào tạo nghề được triển khai tích cực, đạt mục tiêu kế hoạch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 35%. Giai đoạn 2006 - 2010 đào tạo 75.727 người (trong đó hệ cao đẳng nghề, trung cấp nghề 6.359 người, hệ sơ cấp nghề 34.211 người, hệ văn hóa nghề 1.251 người, hệ chuyển giao KHKT, dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng 33.906 người) [58;13]. Tỉnh Hà Nam đã thành lập 5 Trung tâm dạy nghề: Lý Nhân, Thanh Liêm, Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 20 cơ sở dạy nghề. Từ 2009 các cơ sở dạy nghề đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo được 81.276 người, bình

quân mỗi năm đào tạo nghề cho 16.255 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh năm 2009 đạt 29%, năm 2010 đạt 30%. Từ năm 2008 đến nay mỗi năm toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho trên 13.000 lao động và có khoảng 19.000 người được tạo việc làm thêm, kết quả đạt được qua các năm như sau: năm 2008 giải quyết việc làm mới cho 13.940 người, đến năm 2010 được 15.214 người [62;20]

Thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020” kết quả triển khai thực hiện như sau: Năm 2010 tổ chức 82 lớp dạy nghề cho 2.510 lao động nông thôn (trong đó nghề nông nghiệp 567 người, nghề phi nông nghiệp 1.943 người) [62;20].

Thực hiện chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác tại xã, phường, thị trấn. Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND ngày 11/3/2009 ban hành quy định về việc thu hút, tuyển dụng, quản lý sử dụng công chức dự bị xã phường, các Sở ngành, huyện, thành phố nhanh chóng triển khai, xây dựng kế hoạch tuyển dụng và tổ chức thực hiện. Đến nay, đã tuyển dụng được 158 sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về công tác tại các xã, phường, thị trấn. Cụ thể: huyện Kim Bảng 30; huyện Duy Tiên 28; huyện Lý Nhân 34; huyện Bình Lục 28; huyện Thanh Liêm 30; thành phố Phủ Lý 8.

Một phần của tài liệu Luận văn sơ bộ: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 2010 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w