Phát huy vai trò của các thành phần kinh tế trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn sơ bộ: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 2010 (Trang 65)

* Hộ gia đình

Kinh tế hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất truyền thống và đang chiếm ưu thế. Trong công cuộc đổi mới, nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu và đến nay đã có nhiều khởi sắc, sản xuất theo cơ chế thị trường, lấy kinh tế hộ làm nòng cốt. Hà Nam luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ nông dân vay vốn đầu tư, mua sắm tư liệu sản xuất, hỗ trợ công tác khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật giúp họ phát triển sản xuất kinh doanh. Tính đến năm 2009, tổng số hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh là 105.894 hộ chiếm 55% trong tổng số hộ của tỉnh (năm 2001 là 81%) trong đó có 19.674 hộ có thu nhập đạt 50 triệu đồng/năm. Số hộ nông - lâm - thủy sản chiếm 81,71% số hộ nông thôn, trong đó hộ thuần nông chiếm 34,9%, hộ nông - lâm - thủy sản kiêm ngành nghề khác chiếm 65,1%. Nguồn thu nhập chính của hộ nông thôn chủ yếu thu nhập chính từ nông - lâm - thủy sản, chiếm 54,6% tổng số hộ, trong đó chủ yếu thu từ sản xuất nông nghiệp, chiếm 96,4% số hộ nông - lâm - thủy sản. Giá trị sản phẩm hàng hóa nông - lâm - thủy sản của hộ nông thôn chiếm 54,5% thu nhập của hộ. Trong giá trị sản phẩm hàng hóa nông - lâm - thủy sản của hộ nông - lâm - thủy sản vùng nông thôn thì trồng trọt chiếm 27,7%, giá trị sản phẩm chăn nuôi chiếm 64,2%, giá trị sản phẩm khác (lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ nông nghiệp) chiếm 8,1% [44;41]

nông - lâm - thủy sản với nguồn thu nhập chính hàng năm từ sản xuất nông - lâm - thủy sản, nhìn chung mức thu nhập của các hộ còn thấp, khả năng đầu tư vốn cho phát triển và tích lũy của hộ còn hạn chế, các sản phẩm hàng hóa của hộ chủ yếu từ chăn nuôi, thủy sản và một phần sản phẩm trồng trọt.

* Trang trại

Tại Hà Nam, mặc dù hình thức trang trại vẫn còn khá mới mẻ, nhưng từ khi có chủ trương về phát triển nông, lâm, ngư nghiệp toàn diện và xây dựng nông thôn mới thì mô hình kinh tế này mới bắt đầu phát triển. Song chỉ trong hơn 15 năm qua, mô hình kinh tế trang trại đã phát triển khá mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng và loại hình.

Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, kinh tế hộ đã có bước phát triển mới với sự hình thành một số trang trại nông - lâm - thuỷ sản của tỉnh, tạo thuận lợi cho hướng phát triển sản xuất hàng hoá. Trong những năm qua, số lượng trang trại của Hà Nam tăng lên nhanh chóng, năm 2009 toàn tỉnh có 560 trang trại.

Bảng 2.16: Tình hình phát triển trang trại tỉnh Hà Nam năm 2009 Tổng số Trang trại Chia ra Cây hàng năm Chăn nuôi Nuôi trồng thuỷ sản Hà Nam 560 32 269 100 Thành phố Phủ Lý 15 2 4

Huyện Duy Tiên 88 3 32 39

Huyện Kim Bảng 263 148 11

Huyện Lý Nhân 68 27 31

Huyện Thanh Liêm 55 5 24 10

Huyện Bình Lục 71 24 36 5

Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2009, Cục Thống kê Hà Nam

Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển, khẳng định vai trò vị trí trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Tính đến năm 2009, toàn tỉnh hiện có 560 trang trại, tăng gấp 1,52 lần năm 2005. Trong đó số trang trại chăn nuôi chiếm

48%, trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm 17,9%, trang trại kinh doanh tổng hợp chiếm 28,1%. Các trang trại đã tạo công việc ổn định cho 1.600 lao động nông thôn và 2.300 lao động thời vụ, đồng thời huy động sử dụng lượng vốn khá lớn vào sản xuất kinh doanh, tổng số là 168,5 tỷ đồng. Bình quân diện tích đất của 1 trang trại: cây hàng năm là 2,5 ha; cây lâu năm là 4 ha; nuôi trồng thủy sản là 4,3 ha; lâm nghiệp là 31,5 ha. Vốn sản xuất bình quân 1 trang trại năm 2009 đạt 300,9 triệu đồng, gấp 2,9 lần năm 2005. Năm 2009, thu nhập bình quân của trang trại đạt 85,2 triệu đồng/trang trại, tăng gấp 1,47 lần năm 2005 [21;45]

Kinh tế trang trại đã góp phần khai thác, sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp, lâm nghiệp, ao hồ và tạo ra một khối lượng hàng hóa đáng kể cung cấp cho thị trường. Số trang trại trồng cây hàng năm, chăn nuôi và trang trại nuôi trồng thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng nhanh, trong khi đó số trang trại lâm nghiệp và kinh doanh tổng hợp lại giảm. Như vậy, các trang trại đã đi theo hướng phát triển chuyên sâu và hiệu quả. Tuy nhiên, qui mô trang trại chưa lớn, qui mô sử dụng lao động của trang trại còn nhỏ, vốn vay ngân hàng để đầu tư phát triển còn thấp. Trong thời gian tới, tỉnh cần phát triển mạnh kinh tế trang trại nhất là các trang trại thủy sản, chăn nuôi, trồng cây lâu năm...

* Hợp tác xã

Trong thời gian qua, các HTX trên địa bàn tỉnh đã tiến hành chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất và cơ chế quản lí từ mô hình kinh tế quốc doanh và tập thể thành mô hình HTX kiểu mới - hoạt động theo luật HTX, một số khâu dịch vụ yếu trước đây đã có sự tiến bộ, như khâu tổ chức tiêu thụ nông sản; vốn sản xuất kinh doanh được bảo toàn và tăng trưởng. Theo kết quả điều tra do Bộ Kế hoạch và đầu tư thực hiện, đến cuối năm 2009 toàn tỉnh hiện có 158 HTX dịch vụ nông nghiệp đang hoạt động, chiếm 4,8% tổng số HTX của vùng ĐBSH, trong đó 100% là các HTX nông nghiệp. Tổng vốn sản xuất kinh doanh tại thời điểm điều tra 265,1 tỷ đồng, bình quân 1,67 tỷ đồng/HTX,

gấp 1,9 lần thời điểm chuyển đổi (năm 1999); các HTX hoạt động đa khâu dịch vụ, 116 HTX đảm nhận từ 6 khâu dịch vụ trở lên, chiếm 72,9%, ngoài các dịch vụ thiết yếu như thuỷ nông, bảo vệ thực vật, thú y. Năm 2010, thành lập mới 5 HTX trong đó: 2 HTX chuyên ngành điện, 3 HTX chuyên ngành thủy sản. Tổ chức lại 11 HTX trong đó: 7 HTX dịch vụ tổng hợp, 4 HTX dịch vụ nông nghiệp. Cơ cấu tổ chức bộ máy của các HTX cơ bản được tinh gọn, hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ và xã viên HTX. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ quản lý và bồi dưỡng kiến thức về sản xuất kinh doanh cho cán bộ các HTX. Tỷ lệ cán bộ quản lý HTX qua đào tạo trình độ trung cấp 38%, trình độ đại học và trên đại học 19% [58;5].

Một số HTX đã vươn lên tổ chức thực hiện có kết quả các đề án trong sản xuất nông nghiệp của Tỉnh, như đề án sản xuất dưa chuột xuất khẩu, sản xuất lúa hàng hoá qui mô lớn, liên kết với các doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ một số loại nông sản cho nông dân, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong những năm qua. Các HTX hoạt động có hiệu quả như: HTX dịch vụ nông nghiệp Yên Bắc, Chuyên Ngoại, Châu Giang (huyện Duy Tiên), Thanh Hà, Liêm Tiết (huyện Thanh Liêm).

Một phần của tài liệu Luận văn sơ bộ: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 2010 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w