Chủ trương đường lối của tỉnh ủy Hà Nam

Một phần của tài liệu Luận văn sơ bộ: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 2010 (Trang 36)

Ngày 12 - 01 - 1997, Ban Chấp hành lâm thời Đảng tỉnh đã ra Nghị quyết số 01 – NQ/TU về “Những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt” trong đó nhiệm vụ được đưa lên hàng đầu là “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp như tu bổ đê kè, làm thủy lợi nội đồng, nạo vét kênh mương… phấn đấu giành vụ chiêm xuân thắng lợi với năng suất và tổng sản lượng cao nhất”[2;297]

Giao thông vận tải có bước phát triển mạnh, nhất là xây dựng và cải tạo đường giao thông nông thôn. Đảng bộ xác định: Xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn là góp phần phục vụ yêu cầu phát triển KT - XH, giữ gìn an ninh chính trị, củng cố quốc phòng, đáp ứng nhu cầu đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày 12 - 03 - 1997, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 04 - CT/TU “Về việc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đường giao thông nông thôn” trong 2 năm (1997 - 1998). Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở lãnh đạo, vận động nhân dân tập trung nhân tài, vật lực, hoàn chỉnh hệ thống giao thông nông thôn. Các cấp chính quyền từ huyện đến thôn xóm căn cứ vào Nghị quyết của cấp ủy địa phương xây dựng kế hoạch triển khai làm đường giao thông, nông thôn theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý, dân sử dụng”. Ngày 13 - 3 - 1997, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra Quyết định số 127/QD – UB thành lập Ban chỉ đạo xây dựng đường

giao thông nông thôn tỉnh Hà Nam do đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban. Ngày 26 - 03 - 1997, tại thị xã Phủ Lý Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đã long trọng phát động đợt thi đua toàn tỉnh ra quân làm đường giao thông nông thôn. Với nhận thức “Đường mở đến đâu, dân giàu đến đấy”, ngay sau lễ phát động toàn tỉnh đã rầm rộ ra quân làm đường giao thông nông thôn.

Sau một thời gian chuẩn bị thực hiện sự hiện chỉ đạo của Trung ương Đảng từ ngày 02 đến ngày 05 - 07 - 1998, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XV đã được tiến hành tại nhà Văn hóa trung tâm tỉnh. Đại hội thảo luận và thống nhất đề ra phương hướng phát triển KT - XH đến năm 2000 trong đó

“Tiếp tục tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện, theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng nhanh nông sản hàng hóa. Đảm bảo vững chắc lương thực cho người và các nhu cầu khác”[2;323]

Ngày 07 – 05 – 1998, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra chỉ thị số 10 – CT/TU

“Về việc tăng cường quản lý sử dụng đất đai”. Đến năm 2000 toàn tỉnh cơ bản hoàn thành đo đạc, hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đến hộ nông dân.

Để khắc phục tình trạng ruộng đất giao manh mún, phân tán ở nhiều nơi ngày 04 - 05 - 2000, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Chỉ thị số 15 – CT/TU “Về việc chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất”. Chỉ thị nêu rõ cần phải tuyên truyền rõ lợi ích của việc chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp; khuyến khích các hộ nông dân bàn bạc dân chủ tự nguyện, tự giác thực hiện chuyển đổi, dồn điền đổi thửa phấn đấu để mỗi hộ không nên quá 5 thửa đất nông nghiệp, những nơi có điều kiện làm trang trại thì mỗi hộ nên có 1 đến 2 thửa tạo thế cho nông nghiệp phát triển.

Tiếp tục thực hiện Nghị Quyết trung ương 5 (khóa VII) về đổi mới quản lý trong các HTX theo Luật Hợp tác xã, các ngành các cấp của tỉnh đã nghiên cứu đánh giá thực trạng 106 hợp tác xã trong toàn tỉnh. Trên cơ sơ đó Ban Chấp hành

Đảng bộ tỉnh ra Nghị quyết số 01 – NQ/TU ngày 14 - 11 - 1998 về “Chuyển đổi và đổi mới tổ chức quản lý các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã”.

Cuối năm 1999 các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành chuyển đổi đổi mới tổ chức quản lý theo Luật Hợp tác xã. HTX từng bước hoạt động có hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ phát triển. Các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đáp ứng ngày càng tốt hơn các khâu phục vụ kinh tế hộ phát triển.

Bên cạnh việc tăng cường quản lý ruộng đất, dồn điền đổi thửa, chuyển đổi hợp tác xã theo Luật, Đảng bộ còn chỉ đạo đưa nhanh tiến bộ khoa học mới vào sản xuất nông nghiệp. Ngành nông nghiệp tích cực thực hiện các mô hình trình diễn khảo nghiệm như: cải tạo vườn tạp, nạc hóa đàn lợn, cải tạo đàn dê, sản xuất lúa lai, tưới tiêu khoa học tạo ra những cơ sở thực tiễn và khoa học cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi theo hướng tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.

Trong công tác phát triển nông thôn, Đảng bộ đã chỉ đạo ngành nông nghiệp đánh giá thực trạng để đề ra giải pháp phát triển kinh tế trang trại làm cơ sở hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế trang trại trong toàn tỉnh.

Phong trào xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn được duy trì và phát triển, huy động các nguồn lực trong nhân dân, xây dựng các công trình như đường giao thông, trường học, trạm y tế, mạng lưới điện… Tỉnh Hà Nam là tỉnh đi đầu trong việc thực hiện có hiệu quả cơ chế “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng đường giao thông nông thôn.

Công tác khoa học, công nghệ được quan tâm chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000. Trong 3 năm (1998 - 2000) toàn tỉnh đã triển khai nghiên cứu ứng dụng 52 dự án, đề tài khoa học công nghệ. Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ được đẩy mạnh, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, tạo động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam XVI đã được tiến hành từ ngày 15 đến ngày 17 – 12 – 2000, tại Nhà văn hóa trung tâm tỉnh. Về phương hướng 5 năm (2001 – 2005), Đại hội xác định:“Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và đa dạng sản phẩm hàng hóa… Củng cố, nâng cao hiệu quả các HTX dịch vụ nông nghiệp, phi nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã... Tích cực giải quyết vấn đề bức xúc về việc làm, xóa đói, giảm nghèo cải thiện đời sống nhân dân...”[2;372]

Chỉ thị số 15 – CT/TU được thực hiện đồng thời với Nghị quyết số 03 -NQ/TU ngày 21 – 5 – 2001 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề dịch vụ nông thôn” đã tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp của tỉnh

Nhằm đẩy mạnh Nghị quyết 03 - NQ/TU, Nghị quyết về phát triển KT- XH của tỉnh năm 2004 của Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra chỉ tiêu xây dựng cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha/năm. Tiếp đó ngày 29 - 09 - 2004, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra chỉ thị số 19 - CT/TU (về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với phong trào xây dựng cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha/năm, hộ nông dân đạt 50 triệu đồng/năm)

Tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm chủ trương của Đảng, Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, gắn phát triển kinh tế với củng cố an ninh quốc phòng, ngày 02 - 05 - 2003, Ban Chấp hành Đảng bộ ra Nghị quyết số 08 - NQ/TU “Về đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp”

Nghị quyết số 06 - NQ/TW, ngày 10 - 11 - 1998 về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn của Bộ Chính trị (khóa VIII) yêu cầu phải nhanh chóng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, bồi dưỡng sức dân, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh; Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về đẩy mạnh hóa CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001- 2010; Chỉ thị số 02 - CT/TU, ngày 06 - 03- 2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của

các cấp ủy Đảng đối với công tác xây dựng và quản lý quy hoạch giao thông nông thôn… đã tạo thế và lực cho phong trào và trong việc thực hiện mục tiêu chất lượng đường là xây dựng đúng quy hoạch, đảm bảo bền vững cho tương lai, đường huyện, xã kết cấu nhựa hoặc bê tông, đường thôn xóm kết cấu bê tông, đường ra đồng rải đá cấp phối.

Từ ngày 19 đến 21 - 12 - 2005, tại Nhà văn hóa trung tâm tỉnh đã diễn ra Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVII. Đại hội nhấn mạnh trong nông nghiệp cần quan tâm tới phát triển nông nghiệp, đời sống nông dân và nông thôn, trong đó cần chú trọng tận dụng lợi thế gần thủ đô Hà Nội để phát triển các cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, đi liền với công nghiệp chế biến thực phẩm để cung cấp cho thị trường rộng lớn.

Sau khi Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X ban hành, Tỉnh uỷ đã ban hành Chương trình hành động số 45-CTr/TU ngày 09 tháng 10 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 190/KH-UBND ngày 19 tháng 2 năm 2009 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời, UBND đã ra quyết định“Về việc thành lập văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2020”; “Đề án xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới tỉnh Hà Nam giai đoạn 2009 - 2011” và “Báo cáo tình hình thực hiện Đề án xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới, định hướng, giải pháp thực hiện năm 2010” của Sở NN&PTNT…

Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, các Sở ngành, các huyện, thành phố trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết đối với từng lĩnh vực. Tổ chức quán triệt để triển khai, phân công cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo các Sở, ngành, đơn vị theo dõi kiểm tra đôn đốc thực hiện; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền nội dung của Nghị quyết, Chương trình để người dân nông thôn hiểu rõ ý nghĩa, mục đích và tích cực hưởng ứng cùng các cấp uỷ Đảng, chính quyền thực hiện thắng lợi các nội dung của Nghị quyết. Bên cạnh việc ban hành các

văn bản chỉ đạo thực hiện Nghị quyết; Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành và chỉ đạo thực hiện các đề án phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.

Một phần của tài liệu Luận văn sơ bộ: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 2010 (Trang 36)