làng nghề truyền thống và làng nghề mới
* Phát triển của công nghiệp nông thôn
Công nghiệp nông thôn không phải là toàn bộ các hoạt động phi nông nghiệp hoặc bó hẹp trong các hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn mà bao gồm sản xuất công nghiệp và dịch vụ có tính chất công nghiệp ở nông thôn của thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các HTX và tổ hợp, các xí nghiệp quốc doanh chế biến lương thực, thực phẩm… Phát triển kinh tế nông công nghiệp nông thôn có tác động tích cực và hiệu quả tới toàn bộ sự phân công lao động, thu nhập của người lao đông, tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh sản xuất hàng hóa ở nông thôn.
Tỉnh Hà Nam có một số ngành công nghiệp và những ngành này chủ yếu tập trung ở các huyện nên đã thu hút một lượng lớn lao động nông thôn. Trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng có những nhà máy như: nhà máy xi măng Bút Sơn, Kiện Khê, công ty cổ phần đá vôi Hà Nam, công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thanh Liêm… Và công nghiệp chế biến nông sản – thực phẩm – thức ăn chăn nuôi có các công ty như: công ty chế biến thực phẩm Vĩnh Hà, công ty sữa Hà Nam… Bên cạnh đó, còn có ngành công nghiệp chế tạo máy và gia công kim loại với các công ty như: công ty cơ khí, bao bì Hà Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí, xây dựng Quang Huy, doanh nghiệp tư nhân vàng, bạc Kim Trung…
Năm 2010, tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận quy hoạch 8 KCN với tổng diện tích 1.831 ha. Tỉnh quy hoạch 17 cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp với tổng diện tích 327 ha; 5 cụm TTCN - làng nghề với diện tích 33,6 ha. Lấp đầy 100% KCN Đồng Văn I, 100% KCN Châu Sơn giai đoạn 1 (40% tính cả giai đoạn 2 mở rộng), 100% cụm công nghiệp Tây Nam thành phố Phủ Lý, 60% KCN Đồng Văn II, 10% KCN Hòa Mạc thu hút 117
dự án đầu tư, trong đó 37 dự án FDI với số vốn đăng ký 7.299 tỷ đồng và 268,5 triệu USD. Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN đạt 4.500 tỷ đồng, chiếm 55,4% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; nộp ngân sách 304 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 134,7 triệu USD. Giải quyết việc làm cho khoảng trên 23.000 lao động [58;7].
Nhìn chung, các khu công nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, làm thay đổi sự phân công lao động trong tỉnh, thu nhập của người lao động cao hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp.
* Phát triển của làng nghề truyền thống, làng nghề mới
Theo số liệu điều tra nông thôn - nông nghiệp của Cục Thống kê Hà Nam năm 2001 thì trên địa bàn tỉnh có 25 làng nghề với 8427 hộ sản xuất trong các làng nghề. Giai đoạn 2006 đến 2010, số lượng các làng nghề có sự tăng lên rất nhanh chóng do có nhiều thuận lợi cơ bản cho sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Đó là sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, của các cấp, các ngành đối với sự phát triển của làng nghề; chính sách hỗ trợ của Chính phủ, UBND tỉnh, các ngành trong tỉnh và địa phương kịp thời tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển. Trong đó
“Đề án phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 – 2010 là một “ cú huých” đáng kể nhất cho sự phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam đạt được những kết quả nổi bật: Tính đến hết năm 2010, UBND tỉnh Hà Nam đã “công nhân 163 làng nghề, làng nghề truyền thống, làng có nghề. Trong đó có 30 làng nghề truyền thống, 22 làng nghề tiểu thủ công nghiệp, 111 làng có nghề”[41;70]
Các mặt hàng của làng nghề Hà Nam khá đa dạng phong phú: Mây tre nứa, thêu ren, gốm, sừng mỹ nghệ, khảm trai sơn mài, vải lụa, ươm tơ, may, chế biến lương thực, thực phẩm, máy tuốt lúa… được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài. Thị trường xuất khẩu của các làng nghề Hà Nam ngày càng được mở rộng. Hiện nay các sản phẩm làng nghề Hà Nam đã được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan, Bắc Mỹ, Trung Quốc, EU…
Ở Hà Nam các mặt hàng có nhiều ưu thế phát triển như mây tre đan, thêu ren, vải lụa luôn chiếm vị trí cao về giá trị sản xuất và là mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu. Những mặt hàng mới như mặt hàng khảm vỏ trứng, đính hạt cườm ở Nhật Tân – Kim Bảng; đan bèo, bẹ chuối ở Phú Phúc - Lý Nhân; ghép nứa sơn mài ở An Đổ - Bình Lục đang tồn tại và phát triển. Mặt hàng mới đóng góp vào giá trị xuất khẩu là may xuất khẩu ở các huyện thành phố; dưa bao tử xuất khẩu ở Bình Lục, Lý Nhân…
Trong giai đoạn 2001- 2010, ngành công nghiệp của tỉnh Hà Nam có bước phát triển khá mạnh, đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển đó là vai trò của các làng nghề tiểu thủ công nghiệp cụ thể năm 2007 giá trị xuất khẩu của làng nghề là 1000,486 tỷ đồng nhưng đến năm 2010 giá trị xuất khẩu của làng nghề đã tăng nên 1604,081 tỷ đồng.
Các làng nghề phát triển đã góp phần tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn trong tỉnh. “Thu nhập bình quân lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề đạt 315 nghìn đồng/tháng (thu nhập bình quân đầu người một tháng ở khu vực nông thôn của tỉnh khoảng 188 nghìn đồng/người) Còn những người lao động chuyên ngành nghề có thu nhập bình quân khoảng 501 nghìn đồng/tháng. Như vậy, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề cao gấp 1,7 lần thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn; thu nhập bình quân một tháng của lao động chuyên ngành nghề cao gấp 2,7 lần thu nhập ở khu vực nông thôn” [41;89]. Hiện có 100.005 lao động tiểu thủ công nghiệp, chiếm 24,8% tổng số lao động toàn tỉnh. Đào tạo được 20.813 lao động. Điều này chứng tỏ hiệu quả trong việc phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp - làng nghề trên địa bàn tỉnh.
Việc phục hồi, phát triển các làng nghề và thực hiện đề án phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam có hiệu quả giúp cho việc bảo tồn, giữ gìn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề, gắn việc sản xuất với bảo vệ môi trường, tham quan du lịch, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền. Đồng thời giải quyết một lượng lớn lao động ở nông thôn nhất là những nơi bị thu hồi đất, những nơi công nghiệp còn chậm phát triển góp phần xóa đói giảm nghèo, đáp ứng tiêu chí chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay. Tại các địa phương có làng nghề phát triển mạnh, bộ mặt kinh tế của địa phương có diện mạo mới, đời sống vật chất tinh thần của người dân liên tục được cải thiện. Hơn nữa các làng nghề ở nông thôn phát triển còn góp phần xóa bỏ dần các tập tục lạc hậu, lối làm ăn manh mún ở nông thôn, tạo ra nếp nghĩ, cách làm ăn mới theo phong cách của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, mở rộng việc giao lưu, trao đổi hàng hóa, từng bước hình thành các điểm văn hóa xã hội ở các vùng nông thôn theo hướng đô thị văn minh hiện đại.