Tình hình thực hiện việc xây dựng các công trình xử lý môi trường và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường cho một số trại chăn nuôi lợn và gà trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 69)

2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu

3.3.5. Tình hình thực hiện việc xây dựng các công trình xử lý môi trường và

hot động qun lý, x lý cht thi chăn nuôi trên địa bàn tnh

3.3.5.1. Hiện trạng các công trình xử lý môi trường

Theo kết quả thống kê của các huyện, thành phố: mặc dù tỉ lệ về thực hiện các thủ tục pháp luật về môi trường không cao, nhưng có tới 49,75% các cơ sở chăn nuôi được điều tra trên toàn tỉnh đã thực hiện xây dựng công trình xử lý môi trường (XLMT). Huyện có 100% các cơ sở đã thực hiện là Việt Yên. Các huyện có tỷ lệ cơ sở chăn nuôi có hệ thống xử lý môi trường cao bao gồm huyện Lục Ngạn (10/11 cơ sở), huyện Yên Thế (9/14 cơ sở). Các huyện có số cơ sở chăn nuôi chưa thực hiện hoặc thực hiện ít bao gồm: Sơn Động (12/13 cơ sở), Lạng Giang (85/106 cơ sở) và Lục Nam (11/15 cơ sở). Kết quả điều tra cho thấy, các hình thức xử lý cơ bản là hệ thống phân hủy chất thải bằng hầm biogas và hồ sinh học.

Bảng 3. 6. Tỷ lệ phần trăm các cơ sở chăn nuôi thực hiện xây dựng

các công trình xử lý môi trường

Huyện/thành phố Đã xây dựng công trình XLMT Có thực hiện Tỷ lệ (%) Không thực hiện Tỷ lệ (%) TP Bắc Giang 83/88 94.32 5/88 5.68 Hiệp Hoà 9/20 45.00 11/20 55.00 Lạng Giang 21/106 19.81 85/106 80.19 Lục Nam 4/15 26.67 11/15 73.33 Lục Ngạn 10/11 90.91 1/11 9.09 Sơn Động 1/13 7.69 12/13 92.31 Tân Yên 69/86 80.23 17/86 19.77 Việt Yên 16/16 100.00 0/16 0.00 Yên Dũng 8/39 20.51 31/39 79.49 Yên Thế 9/14 64.29 5/14 35.71 Trung bình toàn tỉnh 230 49,75% 408 50,25 3.3.5.2. Hiện trạng các hình thức xử lý chất thải lỏng của các cơ sở chăn nuôi

Nước thải từ các cơ sở chăn nuôi lợn, gồm nước rửa chuồng lợn, nước tắm cho lợn, nước do lợn bài tiết ra, qua 50 cơ sở chăn nuôi lợn đã được khảo sát và lấy mẫu môi trường, các biện pháp xử lý nước thải được trình bày trong bảng sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

Bảng 3. 7. Tỷ lệ các hình thức xử lý nước thải trong các cơ sở chăn nuôi lợn tập

trung tại 50 cơ sởđược khảo sát.

Quy mô Tỷ lệ các hình thức xử lý nước thải

Không Biogas Hồ sinh học

Dưới 100 con 5/15 9/15 1/15 Từ 100 – dưới 200 con 3/13 9/13 1/13 Từ 200 – dưới 500 con 2/9 7/9 - Từ 500 – dưới 1000 con 0/8 7/8 1/8 Trên 1000 con 0/5 5/5 0/5 Tổng 10/50 37/50 3/50

Qua khảo sát 50 cơ sở chăn nuôi tập trung và phân loại theo quy mô cho thấy, hầu hết các cơ sở chăn nuôi (37/50 cơ sở) đang sử dụng biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu và nước rửa chuồng) bằng biện pháp hầm biogas (chiếm 74,0%), biện pháp xử lý bằng hồ sinh học dưới hình thức ao cá chiếm 6,0% (3/50 cơ sở). Có 10/50 cơ sở chăn nuôi không thực hiện bất kỳ một biện pháp xử lý môi trường nào đối với cơ sở chăn nuôi của mình, chiếm tỷ lệ 20%.

Hầm biogas: Theo kết quả điều tra thực tế, hiện nay trên địa bản tỉnh đang áp dụng 02 mô hình bể biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi. Biện pháp dùng hầm ủ thường áp dụng đối với các cơ sở chăn nuôi có quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng đầu lợn ít (dưới 100 con). Kích thước bể biogas thường giao động từ 10 - 30m3/hầm. Hình thức xử lý thứ hai là sử dụng bể biogas dạng bạt (sử dụng tấm bạt lớn phủ kín lên một diện tích chứa chất thải) được áp dụng đa số với các cơ sở chăn nuôi có quy mô chăn nuôi lớn (từ vài trăm đến hàng ngàn con).

Hồ sinh học: Sử dụng hồ sinh học xử lý nước thải tuỳ thuộc vào quy mô chăn nuôi lớn hay nhỏ, đa số các cơ sở chăn nuôi có quy mô nhỏ từ 30 đến dưới 100 lợn nái thường có ao chứa nước thải để xử lý phân và nước tiểu của lợn nếu không có hệ thống biogas. Ngược lại, đối với quy mô chăn nuôi lớn hơn thì tỷ lệ sử dụng hồ sinh học ít hơn. Nguyên nhân có thể xuất phát do quy mô chăn nuôi lớn, lưu lượng nước thải tương ứng cũng rất lớn hồ sinh học cũng cần diện tích lớn. Các cơ sở chăn nuôi có quy mô vừa (200 con đến dưới 1000 con) lại thường nằm xen kẽ trong khu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

dân cư nên diện tích mặt nước bị hạn chế. Hồ sinh học xử lý nước thải này thường được chủ cơ sở chăn nuôi sử dụng kết hợp với nuôi trồng thủy sản (Lục Ngạn, Lục Nam…). Chất thải được thải trực tiếp xuống các ao thủy sản này mà không qua bất kỳ một hình thức xử lý sơ bộ nào (thu hồi phân) nên chất lượng môi trường đang bị ảnh hưởng đáng kể.

Không có biện pháp xử lý: Vẫn còn có một số các cơ sở chăn nuôi không sử dụng bất kỳ một biện pháp xử lý nước thải nào, chiếm tỷ lệ khoảng 20,0% trong tổng số 50 cơ sở chăn nuôi được điều tra. Nước thải từ rửa chuồng, tắm cho gia súc và nước tiểu đều được thải trực tiếp vào môi trường.

3.4. Hiện trạng chất lượng môi trường tại các cơ sở chăn nuôi lợn, gà tập trung trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường cho một số trại chăn nuôi lợn và gà trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)