Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường cho một số trại chăn nuôi lợn và gà trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 79)

2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu

3.4.2.Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt

Trong 50 nguồn thải từ 50 cơ sở chăn nuôi được tiến hành khảo sát đánh giá, chúng tôi tiến hành lấy 25 mẫu đại diện cho chất lượng nguồn tiếp nhận bao gồm các dạng môi trường như sau:

+ Nước mặt ao nuôi trồng thuỷ sản: thường thuộc sở hữu của gia đình chăn nuôi, nước thải và phân thải của gia súc, thuỷ cầm được sử dụng trực tiếp hoặc sau khi xử lý biogas được đưa xuống làm thức ăn cho thuỷ sản. Hình thức nuôi trồng thuỷ sản thường là thâm canh hoặc bán thâm canh trên diện tích ao nuôi nhỏ với công thức nuôi đa dạng các loài cá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69

+ Nước mặt ao hồ công cộng hoặc ao hồ thuộc sở hữu của gia đình những không sử dụng cho mục đích khác: thường là các ao hồ nhỏ, tù đọng, chất lượng nước quá xấu hoặc diện tích quá nhỏ để nuôi trồng thuỷ sản, thường sử dụng để chăn thả vịt, thả bèo hoặc các loại rau ngập nước làm thức ăn gia súc. Ngoài ra, trên địa bàn nghiên cứu còn có các ao hồ công cộng của thôn, xóm nhưng do nằm ở địa hình trũng nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nước thải chăn nuôi.

+ Nước mặt kênh mương thuỷ lợi: là các hệ thống kênh mương cấp hoặc tiêu nước cho hoạt động canh tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó chủ yếu là các mương đất làm nhiệm vụ tiêu nước canh tác lúa, một phần cấp nước cho hoạt động canh tác vào các thời điểm cấp nước thuỷ lợi. Chúng thường là các kênh mương hẹp (chiều rộng 2 – 15 m) và nông (độ sâu 0,2 – 1,2 m), nước tù đọng trong phần lớn thời gian trong năm, nhận nước thải từ nhiều hoạt động khác nhau tại các khu vực nông thôn hiện nay.

Bảng 3. 14. Hiện trạng chất lượng nước mặt tiếp nhận nước thải chăn nuôi

Đơn vị Trung bình Hệ số biến động Khoảng biến động QCVN 08: 2008/BTNMT Min Max mg/l % mg/l mg/l pH - - 6,06 8,83 5,5-9 Nhiệt độ 26,72 5,30 22,60 29,60 - DO 3,54 37,47 1,12 6,28 4 COD 74,92 119,51 2,00 454,00 100 BOD5 49,52 125,42 1,03 312,96 50 TSS 95,64 159,05 11,09 779,30 100 N-NH4+ 6,51 215,27 0,01 60,75 - Tổng N (TN) 12,44 161,87 1,08 93,67 30 Tổng P (TP) 5,13 211,27 0,05 47,58 6 SO42- 1,51 85,36 0,07 6,90 0.5 Coliform (MPN/100 ml) 6.047 172,19 600 53.000 5.000

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70

Giá trị pH nước mặt dao động trong khoảng 6 đến 8,8 đa phần nằm ở mức trung tính hơi kiềm phù hợp với đời sống thuỷ sinh và đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng oxy hoà tan dao động trong khoảng 1,12 đến 6,28 mg/l chỉ có 8 mẫu (chiếm 32%) trong tổng số 25 mẫu đã lấy đảm bảo yêu cầu về chất lượng nước mặt theo QCVN 08: 2008/BTNMT về chất lượng nước mặt cấp cho mục đích thuỷ lợi hoặc các mục đích có yêu cầu chất lượng tương tự.

Nồng độ trung bình của COD, BOD5 và chất rắn lơ lửng xấp xỉ với quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên, đã xuất hiện một số mẫu vượt quá ngưỡng cho phép đối với 3 thông số này. Điều này cũng tương tự với chất dinh dưỡng hoà tan và tổng số. Mật độ vi sinh vật trong nước ở mức cao, dao động trong khoảng 600 đến 53.000 MPN/100 ml, có 3/25 mẫu (chiếm 12%) vượt quá tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.

Tại các hệ thống tiếp nhận nước thải chăn nuôi: chất lượng nước tốt nhất thuộc về các ao nuôi thuỷ sản thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của các hộ gia đình có chăn nuôi. Điều này là do, các cơ sở chăn nuôi kết hợp nuôi trồng thủy sản đã có các biện pháp khác để quản lý chất lượng nước thải chăn nuôi tránh gây ảnh hưởng xấu tới năng suất và chất lượng của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.

Khi so sánh chất lượng nước mặt tại nguồn tiếp nhận nước thải đã qua xử lý và nước thải chưa qua xử lý. Kết quả cho thấy: không có sự khác biệt đáng kể về chất lượng nước hai nguồn tiếp nhận này. Trong khi đó, chất lượng nước có dấu hiệu xấu hơn tại các ao hồ và kênh mương tiêu, thoát nước. Nguyên nhân, các đối tượng này thường có diện tích nhỏ, tiếp nhận nước thải từ nhiều nguồn thải khác (trồng trọt, sinh hoạt, sản xuất tiểu thủ công nghiệp…).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

Hình 3. 5 Giá trị các thông số DO, BOD, N và P tổng số của các đối tượng tiếp

nhận nước thải chăn nuôi

Ghi chú: Đơn vị: mg/l

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường cho một số trại chăn nuôi lợn và gà trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 79)