2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu
3.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế của tỉnh Bắc Giang
3.2.1.1. Quy mô tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
- Tổng sản phẩm nội địa của tỉnh Bắc giang (GDP) năm 2012 đạt 30,34 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 0,93% tổng GDP của cả nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2012 là 18,75% (giá sản suất năm 2010). Trong đó, ngành nông lâm nghiệp thủy sản đạt 12,57%/ năm; ngành dịch vụ là 18,68% và ngành công nghiệp là 27,37%.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành của Bắc Giang có sự dịch chuyển khá nhanh theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 48,74% năm 2001 xuống còn 27,76% năm 2012; công nghiệp - xây dựng tăng từ 15,16% năm 2001 lên 38,66% năm 2012; ngành thương mai – dịch vụ có tỷ trọng là 31,59%.
- Các thành phần kinh tế đều được tỉnh khuyến khích phát triển. Các doanh nghiệp Nhà nước được củng cố, sắp xếp lại tiếp tục giữ vị trí quan trọng (năm 2012 kinh tế Nhà nước chiếm 18,56% trong cơ cấu GDP). Kinh tế ngoài nhà nước phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm.
3.2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế khác
GDP bình quân đầu người đã được cải thiện, năm 2001 đạt 2,58 triệu đồng/người, năm 2010 đạt 12,45 triệu đồng/người, năm 2012 đạt 19,1 triệu đồng/ người. Chênh lệch GDP bình quân đầu người của Bắc Giang so với mặt bằng chung của cả nước được thu hẹp đáng kể.
3.2.1.3 Dân số, lao động a. Dân số
Dân số trung bình năm 2012 toàn tỉnh là 1,59 triệu người (chiếm 1,79% dân số toàn quốc), trong đó dân số đô thị là 154,34 nghìn người, dân số nông thôn là 1.434,14 nghìn người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 9,72% tổng dân số.
Tỷ suất sinh năm 2012 là 1,76%, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,2% thấp hơn năm 2001 là 1,24%
b. Lao động và việc làm
Lực lượng lao động toàn tỉnh năm 2012 là 1.259.891 người, trong đó lao động thành thị với 126.568 lao động, chiếm 10,05%; lao động nông thôn là 1.133.305 lao động chiếm 89,95% (trong đó lao động nông thôn đang làm việc tại thời điểm là 909.845 người).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48
Kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn những năm qua diễn ra còn chậm so với yêu cầu, chưa đều giữa các vùng và các địa phương nhưng cũng có điểm mới là xu hướng hoạt động đa dạng ngành nghề của lao động ở khu vực nông thôn ngày càng tăng.
Chất lượng lao động từng bước được nâng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động. Tuy nhiên đào tạo còn nhiều bất cập về số lượng và cơ cấu ngành nghề, chủ yếu là đào tạo ngắn hạn, trình độ sơ cấp và lao động đơn giản; một số nghề khó tìm kiếm việc làm và không phát huy hiệu quả. Năm 2012 tỷ lệ lao động khu vực nông thôn qua đào tạo đạt khoảng 28% (tỷ lệ lao động đã qua đào tạo toàn tỉnh đạt 40,5%)
c. Nguồn nhân lực cho phát triển chăn nuôi
Ngành nông, lâm nghiệp là ngành có năng suất lao động thấp, thời gian lao động có hiệu quả không cao, người lao động thiếu việc làm và phải làm thêm trong thời gian nông nhàn, chính vì vậy xu hướng chuyển dịch nguồn nhân lực cho phát triển chăn nuôi ngày càng cao. Đặc biệt, khi ruộng đất canh tác có xu hướng thu hẹp, sản xuất được đầu tư máy móc, thiết bị nâng cao năng suất. Vì vậy, quy mô nhân lực trong ngành trồng trọt giảm mạnh. Trong 5 năm qua, số lao động nông nghiệp và lâm nghiệp giảm 12%, bình quân mỗi năm giảm 1,5%, tốc độ giảm này cao hơn tốc độ giảm thời kỳ 5 năm trước. Số lao động của các ngành này được chuyển dịch, bổ sung cho các ngành kình tế khác song do năng suất lao động còn thấp, nên số lượng lao động của các ngành này vẫn chiếm tỷ trọng trên 70%.
Hiện nay, nguồn nhân lực ngành chăn nuôi chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa lao động ngành nông, lâm, thủy sản và chưa có số liệu thống kê riêng. Năm 2012 toàn tỉnh có 177.230 hộ có chăn nuôi lợn chiếm 55,3% tổng số hộ nông nghiệp cho tỉnh; 248.407 hộ có chăn nuôi gà chiếm 75% hộ nông nghiệp. Nhìn chung nguồn nhân lực cho phát triển chăn nuôi của tỉnh khá phong phú, hàng năm thu nhập của người chăn nuôi ngày một tăng; chăn nuôi là biện pháp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.
Kết quả điều tra về các cơ sở chăn nuôi chăn nuôi năm 2012 cho thấy; trong tổng số 1.371 lao động thường xuyên của cơ sở chăn nuôi chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo chiếm 80% lao động qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ chiếm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49
3,69%. Lao động qua đào tạo từ sơ cấp nghề trở lên chiếm 16,25%. Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư cơ bản chưa qua các trường lớp đào tạo.
Chất lượng nhân lực ngành chăn nuôi còn thấp so với yêu cầu phát triển của ngành, chủ yếu là người lao động tự học hỏi lẫn nhau, thiếu các chuyên gia có trình độ am hiểu thực tiễn, người lao động chưa được đào tạo bài bản nên việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất còn ít, chưa theo kịp trình độ phát triển của khoa học công nghệ.