Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường cho một số trại chăn nuôi lợn và gà trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 56)

2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu

3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên nước

a. Nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt ở tỉnh Bắc Giang do 3 con sông lớn (Sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương) chảy qua địa bàn tỉnh và hàng trăm hồ chứa nước lớn nhỏ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

- Sông Cầu chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang với chiều dài khoảng 104 km, lòng sông rộng tới 70 - 150m, độ sâu trung bình mùa cạn 5 - 7m, lưu lượng nước sông Cầu hàng năm là 4,2 tỷ m3. Sông Cầu chảy qua địa phận các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

- Sông Lục Nam chảy qua địa phận các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Dũng có chiềudài 150km. Lưu lượng nước hàng năm 1,86 tỷ m3.

- Sông Thương chảy qua địa phận bàn tỉnh Bắc Giang với chiều dài khoảng 84 km. Lưu lượng nước hàng năm 2,5 tỷ m3. Sông Thương chảy qua các huyện Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên, thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng.

b. Nguồn nước ngầm

Qua điều tra khảo sát cho thấy nguồn nước ngầm của tỉnh khá phong phú (ước lượng đạt 0,33 tỷ m3 /năm). Khảo sát các giếng khoan dùng cho sinh hoạt của dân cư cho thấy lưu lượng nước khá lớn, chất lượng nước tốt đáp ứng đủ yêu cầu sử dụng của các hộ gia đình và cung cấp nước cho đàn gia súc, gia cầm của tỉnh.

* Đặc đim th nhưỡng

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp cho thấy đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 6 nhóm đất chính gồm: Nhóm đất phù sa, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất bạc màu, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn trên núi và nhóm đất tầng mỏng.

* Thm c t nhiên

Hiện tại, cỏ tự nhiên là nguồn thức ăn thô xanh chủ yếu để nuôi trâu bò, dê, hầu hết các hộ nuôi đại gia súc sử dụng cỏ tự nhiên dưới hình thức chăn thả kết hợp cắt cỏ cho gia súc ăn. Tuy nhiên do việc giao đất, giao rừng và nhân dân tận dụng các vạt đất trồng phục vụ trồng trọt, trồng cây phân tán làm hạn chế diện tích cỏ tự nhiên… Ở một số huyện có số lượng đại gia súc lớn, lượng cỏ tự nhiên cung cấp không đủ cho trâu, bò, nhất là trong mùa khô, người chăn nuôi phải tận dụng thêm phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, dây lạc, thân ngô, ngọn mía và trồng cỏ mới đáp ứng được nhu cầu thức ăn cho vật nuôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường cho một số trại chăn nuôi lợn và gà trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)