Yêu cầu đặt ra phải có chính sách thích hợp, cấp bách nhằm bảo vệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường cho một số trại chăn nuôi lợn và gà trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 43)

2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu

1.4.3. Yêu cầu đặt ra phải có chính sách thích hợp, cấp bách nhằm bảo vệ

trường, x lý cht thi trong hot động chăn nuôi tht s sát thc và hiu qu:

Nước ta đông dân, với gần 70% số dân sống dựa vào nông nghiệp, trong đó có đến 45% số dân sống dưới mức nghèo (theo chuẩn mới) mới. Chăn nuôi lợn và gia cầm hiện nay góp phần làm tăng thu nhập trung bình tính theo từng địa phương. Ngành chăn nuôi phổ biến là quy mô nhỏ dựa trên hộ gia đình, năng suất thấp, giá thành lại cao, vệ sinh thực phẩm kém. Chăn nuôi nhỏ rải rác gây mất vệ sinh môi trường, nhất là ở các làng nghề (làm bột, bánh, nấu rượu) nơi chăn nuôi lợn phát triển. Việc giết mổ phân tán cũng làm tăng ô nhiễm môi trường. Tuy chăn nuôi, trồng trọt được liên kết chặt chẽ giúp nông dân nghèo sử dụng tốt thức ăn sẵn có, ít rủi ro, nhưng sản xuất nhỏ không tạo được sức mạnh thị trường. Các sản phẩm chăn nuôi hầu hết là cung cấp cho thị trường nội địa, phần xuất khẩu còn nhỏ do giá thành cao và các rào cản về vệ sinh an toàn cho người lao động nói riêng cũng như cho môi trường sống của chúng ta nói chung.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

Một là bởi sự co hẹp của chăn nuôi nông hộ, số lượng các trang trại nhỏ sẽ giảm dần, các trang trại vừa và lớn sẽ nhiều hơn.

Hai là bởi sự liên kết trong sản xuất sẽ được tăng cường, hình thức chăn nuôi hợp đồng sẽ phát triển để hòa nhập với thị trường;

Ba là bởi chăn nuôi hữu cơ (gà vườn, vịt đồng) sẽ bị giảm đáng kể do nhu cầu phòng dịch.

Sau khi nước ta hội nhập WTO, sự đầu tư của các công ty nước ngoài vào lĩnh vực chăn nuôi sẽ còn tiếp tục tăng mạnh. Việc nhập khẩu vào thị trường nước ta những sản phẩm như thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm ngày càng tăng, trước tiên là để thăm dò thị trường và sau đó là để người tiêu dùng ở đây quen với các thương hiệu. Đầu tư nước ngoài vào thị trường nước ta là khá thuận lợi. Nhu cầu thực phẩm của thị trường là lớn do tốc độ nhanh của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, và sản phẩm cũng được giá; các công nghệ chăn nuôi công nghiệp mới đã có sẵn với những dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiệu quả cao; ngoài ra cũng như các nước đang phát triển khác, chi phí môi trường ở nước ta là thấp hơn nhiều so với các nước tiên tiến. Sự tự do hóa thương mại càng làm dễ dàng cho việc gọi vốn đầu tư trực tiếp.

Những điều đó sẽ là thách thức rất lớn đối với nước ta trong việc giữ được sinh kế của hàng triệu nông dân. Xét trên góc độ GDP, chăn nuôi chiếm một tỷ lệ không lớn, nhưng nó liên quan cuộc sống của gần ba phần tư dân số nước ta mà phần lớn lại là người nghèo, những người khó tiếp cận thị trường, không dễ đi vào chăn nuôi lớn. Vấn đề sẽ phải đối phó như thế nào? Cái quan trọng bậc nhất là biết chọn lợi thế để phát triển. Bên cạnh thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao của thành thị và xuất khẩu, sẽ vẫn còn có một thị trường dễ tính hơn, đòi hỏi chất lượng thấp hơn ở ngay tại các địa phương, cung cấp thức ăn trong các doanh nghiệp-các khu-cụm công nghiệp-các khu kinh tế, các khu mậu dịch vùng biên.., điều đó cắt nghĩa vì sao chăn nuôi nhỏ sẽ còn tồn tại trong thời gian tương đối dài. Nhà nước sẽ còn phải làm nhiều hơn cho nông dân nghèo như: tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nhất là cho miền núi, các vùng xa xôi khó tiếp cận thị trường; giúp nông dân tìm hiểu thị trường, định hướng các lợi thế và dự liệu các lĩnh vực dễ bị đổ vỡ; nghiên cứu tiến tới xóa bỏ thuế nông nghiệp đồng thời cải tiến chính sách tín dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

dài và trung hạn, dựa trên vòng đời của gia súc để thúc đẩy chăn nuôi, nhất là đại gia súc; cải tạo điền địa, tạo tiền đề cho sản xuất lớn, hàng hóa; có các chính sách xã hội giúp những nông dân từ bỏ nghề nông có việc làm mới trong lĩnh vực chế biến hoặc dịch vụ, qua việc tăng cường công tác khuyến nông, đào tạo nông dân.

Thế nhưng công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, vệ sinh và an toàn lao động trong hoạt động chăn nuôi còn nhiều bất cập. Do vậy, cùng với các vấn đề nêu trên thì chúng ta phải thúc đẩy sự quan tâm của cả nhà nước và những cá nhân tham gia hoạt động chăn nuôi trong công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.

Như những người lao động trong các khu vực kinh tế khác, người nông dân, người lao động nông nghiệp cũng mong muốn được làm việc trong những điều kiện an toàn - vệ sinh tốt, làm việc có năng suất cao, có chất lượng tốt và hưởng thụ thành quả lao động là một cuộc sống tiện nghi trong một môi trường sống trong lành, sạch sẽ.

Vì vậy, việc quan tâm, hỗ trợ, thúc đẩy việc bảo vệ môi trường, xử lý chất thải từ hoạt động của ngành chăn nuôi, một trong những ngành kinh tế chính của đất nước là một việc làm rất cần thiết hiện nay.

Trong đó việc bảo vệ môi trường, áp dụng hữu hiệu công nghệ xử lý chất thải trong hoạt động chăn nuôi lợn, gà nói riêng, trong hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung thật sự là rất cấp bách và bức thiết vì những lý do cơ bản sau:

- Phương thức sản xuất hiện tại chủ yếu vẫn là quy mô nông hộ (chiếm trên 70%) nên phương thức sản xuất có nhiều công đoạn trùng lặp với đời sống sinh hoạt của người dân. Đây là nguy cơ gây ô nhiễm, phát tán bệnh tật cho con người, vật nuôi và môi trường xung quanh cao hơn so với các ngành khác.

- Chất thải trong chăn nuôi rất lớn và mức gây ô nhiễm ảnh hưởng ở phạm vi rộng và ở hầu hết các loại tài nguyên thiên nhiên. Hiện tại chưa được kiểm soát hiệu quả nên cũng là nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người chăn nuôi, môi trường sống xung quanh và cộng đồng.

- Đầu tư cho chăn nuôi là loại đầu tư sản xuất lớn, đầu ra bấp bênh, rủi ro cao nên người chăn nuôi thường bỏ qua khâu đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, nhất là nước thải.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

- Chăn nuôi là ngành mà những người có liên quan trực tiếp hoặc gần nơi chăn nuôi có nguy cơ lây nhiễm cao nhiều bệnh từ vật nuôi.

- Chưa hề có bất kì cơ quan nào quản lý, hỗ trợ và đầu tư cho việc bảo đảm sửc khỏe cho người chăn nuôi và người bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe từ hoạt động chăn nuôi. Do tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, phải tiếp xúc với nhiều chất thải, hoá chất khử trùng, vacxin, nguồn gây bệnh, thường xuyên tiếp cận chất thải khá ẩm ướt, ngoài ra còn tiếp cận một lượng lớn các khí độc chuồng trại chăn nuôi như khí H2S, NH3, CH4,... Vì vậy nếu được chú ý đầu tư thì khoảng 20 triệu người lao động ở nước ta đang tham gia sản xuất chăn nuôi sẽ được bảo vệ một cách hiệu quả và thiết thực. Đồng thời góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tính cấp thiết này cần được nêu ra ngay từ bây giờ để các cấp chính quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan hiểu rõ rằng chúng ta phải có một chính sách cụ thể thông nhất và quan tâm, hỗ trợ tích cực, sát thực hơn nữa đến việc bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi bởi vì giai đoạn tới, ngành chăn nuôi có định hướng như sau:

- Mở rộng và khai thác triệt để thị trường trong nước, từng bước hướng tới xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi. Sản xuất chăn nuôi phải thoả mãn nhu cầu trong nước về các loại thịt, trứng với mức tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa hàng năm là 7-8%. Đẩy mạnh cả về số lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi để thay thế dần các sản phẩm nhập khẩu như sữa nguyên liệu, da thịt, chất lượng cao. Hướng tới xuất khẩu những sản phẩm chăn nuôi nhiều tiềm năng như thịt gia cầm, mật ong, tơ tằm, thịt một số vật nuôi bản địa như hươu, lợn cỏ,...

- Chuyển đổi dần phương thức chăn nuôi nhỏ, phân tán sang chăn nuôi theo hướng trang trại gắn với công nghiệp hoá. Hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm gắn với bảo vệ môi trường và an toàn sinh học. Nâng cao khả năng kiểm soát bệnh dịch và vệ sinh thực phẩm đối với chăn nuôi nông hộ.

- Cập nhật và vận dụng linh hoạt các quy trình quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại trong chăn nuôi trang trại, công nghệ vi sinh phòng dịch, xử lý chất thải và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

công nghiệp hoá giết mổ, chế biến, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Hình thành hệ thống dịch vụ chăn nuôi, thú y phù hợp với kinh tế thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước.

- Khuyến khích các ngành kinh tế trong nước như công nghiệp cơ khí, hoá chất, tin học,.. đầu tư gia tăng tỷ lệ nội địa hoá trang thiết bị và nguyên liệu cho phát triển chăn nuôi.

- Củng cố hệ thống và tăng cường năng lực quản lý nhà nước về chăn nuôi từ Trung ương tới địa phương.

- Đồng thời, toàn ngành chăn nuôi vẫn xác định các mục tiêu tăng trưởng khá cao như:

- Duy trì tăng trưởng giá tri ngành chăn nuôi luôn ở mức cao: + Giai đoạn 2010 - 2015: 6,7%/ năm

+ Giai đoạn 2015 - 2020: 5,4%/ năm

- Tăng quy mô và tỷ trọng chăn nuôi trang trại và công nghiệp hoá lên 56,0%/năm (năm 2015) và 62,2% năm 2020.

- Tăng tỷ trọng các sản phẩm vật nuôi được giết mổ và chế biến công nghiệp lên 23,5% năm 2015, và 35% năm 2020.

- Tăng khả năng khả năng kiểm soát dịch bệnh, nhất là những bệnh nguy hiểm. Kiểm soát và khống chế hoàn toàn bệnh LMLM, lợn tai xanh, dịch tả và cúm gia cầm.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Tăng số hộ chăn nuôi, trang trại có hệ thống xử lý chất thả lên 65% năm 2015 và 80% năm 2020.

- Tăng tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp lên 67,3% năm 2015, và 70,1% năm 2020.

- Xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn hoá các sản phẩm chăn nuôi.

- Giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong chăn nuôi. Số lượng lao động trong chăn nuôi được tập huấn các kỹ thuật BHLĐ đến năm 2015 đạt 80% và năm 2020 đạt 100%. Nâng số mô hình chăn nuôi quy mô trang trại, gia trại an toàn VSATLĐ lên 60% năm 2015 và 60% năm 2020.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Vì vậy, để đạt được các mục đích của ngành và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi ngày càng cao của xã hội, việc đề cao việc bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi là việc làm hết sức thiết thực.

Việc thực hiện nghiêm túc đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải trong hoạt động chăn nuôi là một trong những biện pháp hiệu quả giúp ngành chăn nuôi khống chế dịch bệnh, nhanh chóng tiếp cận chăn nuôi hữu cơ, tăng khả năng cạnh tranh trên các mức độ thị trường, góp phần nâng cao sức khoẻ cộng đồng và phát triển bền vững.

Với thực trạng, định hướng phát triển chăn nuôi như trên thì công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi ngày càng trở nên bức thiết do nhu cầu xã hội về sản phẩm chăn nuôi ngày một tăng, đòi hỏi phải sản xuất nhiều hơn, tích cực áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, số lượng, thẩm mỹ theo thị hiếu tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn.

Vì vậy, những người có liên quan trong hoạt động chăn nuôi và những cư dân thường tiếp xúc gần các khu chăn nuôi tập trung hoặc gần nguồn thải của hoạt động chăn nuôi càng ngày càng có nguy cơ tiếp xúc với những rủi ro mắc các chứng bệnh có liên quan vì bệnh tật dễ xảy ra khi việc bảo vệ môi trường, xử lý chất thải chăn nuôi, phòng chống dịch chưa được thực hiện tốt.

Do đó, chú ý đến việc bảo vệ môi trường, xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn, gà nói riêng, trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung đang ngày một trở nên có ý nghĩa đặc biệt, không những đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người chăn nuôi mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho cộng đồng, nâng cao sức khỏe cộng đồng và an toàn dịch bệnh, đảm bảo lợi ích thu nhập cho người chăn nuôi. Từ đó thu hút sức đầu tư vào ngành sản xuất thực phẩm chủ lực này để đáp ứng cung cấp sản phẩm tiêu dùng nội địa đang ngày một tăng cao và giúp ngành này phát triển bền vững.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường cho một số trại chăn nuôi lợn và gà trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)