2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu
2.3.5. Phân loại mức độ nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở
nuôi lợn, gà tập trung trên địa bàn tỉnh theo Thông tư 04/2012/TT- BTNMT 2.3.6. Đề xuất giải pháp quản lý môi trường và xử lý chất thải phát sinh từ hoạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin về số lượng, quy mô, loại hình chăn nuôi và các thông tin về tình hình thực hiện các thủ tục pháp lý về môi trường từ các phòng Tài nguyên và Môi trường tại 10 huyện, thành phố và thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT.
2.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn
Trên cở sở các thông tin thứ cấp về số lượng, quy mô, loại hình chăn nuôi. Dựa vào tiêu chí phân loại theo Thông tư 42/2006/TT-BNNPTNT, Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT chúng tôi đã tiến hành phân loại cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh theo các mức độ quy mô sau:
- Đối với cơ sở chăn nuôi lợn, quy mô cơ sở chăn nuôi được phân theo các cấp độ: Dưới 100 con; từ 100 - 200 con; từ 200 - 500 con; từ 500 - 1.000 con và trên 1.000 con.
- Đối với cơ sở chăn nuôi gà, quy mô cơ sở chăn nuôi được phân theo các cấp độ: Dưới 2.000 con; từ 2.000 - 5.000 con; từ 5.000 - 8.000 con; từ .8000 - 15.000 con và trên 15.000 con.
Tiến hành lựa chọn 50 cơ sở chăn nuôi tập trung. Chi tiết được trình bày dưới đây:
Bảng 2. 1 Phân bổ cơ sở chăn nuôi lợn, gà được lựa chọn điều tra trên địa bàn
các huyện, thành phố thuộc tỉnh Bắc Giang
TT Huyện Số cơ sở 1 Yên Thế 2 2 Yên Dũng 3 3 Tân Yên 7 4 TP.Bắc Giang 1 5 Hiệp Hòa 13 6 Việt Yên 5 7 Lạng Giang 9 8 Lục Ngạn 5 9 Sơn Động 1 10 Lục Nam 4 Tổng 50
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
Tiến hành điều tra bằng phiếu câu hỏi lập sẵn. Chi tiết thông tin về phiếu điều tra được trình bày trong phần phụ lục kèm theo sau.
2.4.3. Phương pháp khảo sát, lấy mẫu hiện trường
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi tiến hành lấy 50 mẫu nước thải; 25 mẫu nước mặt và 25 mẫu khí. Chi tiết về phương pháp lấy mẫu và phương pháp phân tích như sau:
a. Khảo sát, lấy mẫu, phân tích nước thải tại các điểm xả nước thải ra môi trường của các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
Phương pháp lấy mẫu nước thải: Các chỉ tiêu phân tích nước thải: phân tích các
chỉ tiêu: pH, COD, BOD5, TSS, Amoni, Tổng N, Tổng P, SO42- và Coliform.
Lấy mẫu để xác định chất lượng nước thải áp dụng theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia sau đây :
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) – Chất lượng nước – Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu;
- TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
- TCVN 5999:1995 (ISO 5667 -10: 1992) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
Phương pháp phân tích các thông sốđối với nước thải:
- TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) Chất lượng nước - Xác định pH ;
- TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá học (COD) ;
- TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 2: Phương pháp dùng cho mẫu không pha loãng;
- TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh;
- TCVN 6637:2000 (ISO 10530:1992) Chất lượng nước - Xác định sunfua hoà tan- Phương pháp đo quang dùng metylen xanh ;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
- TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) Chất lượng nước - Xác định amoni - Phương pháp chưng cất và chuẩn độ;
- TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) Chất lượng nước - Xác định phôt pho - Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat ;
- TCVN 6638:2000 Chất lượng nước - Xác định nitơ - Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda;
- TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308 - 2:1990(E)) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định.
b. Khảo sát và lấy mẫu nước mặt
Phương pháp lấy mẫu nước mặt: Lấy mẫu để quan trắc chất lượng nước mặt thực
hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia:
- TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4: 1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
- TCVN 6663-1:2011 – Chất lượng nước – Lẫy mẫu. Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu nước sông và suối.
Phương pháp phân tích các thông số đối với nước mặt: Các chỉ tiêu phân tích
đối với nước mặt: pH, DO, COD, BOD5, TSS, Amoni, Tổng N, Tổng P, Sulphat (SO42-) và Coliform.
-TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994) - Chất lượng nước – Xác định pH. -TCVN 5499-1995. Chất lượng nước - Xác định oxy hoà tan - Phương pháp Winkler.
-TCVN 6625-2000 (ISO 11923-1997) - Chất lượng nước- Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh.
-TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxi sinh hoá sau 5 ngày (BOD5) - Phương pháp cấy và pha loãng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42
oxy hoá học.
-TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984) - Chất lượng nước - Xác định amoni - Phương pháp chưng cất và chuẩn độ.
-TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) Chất lượng nước - Xác định phôt pho - Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat ;
-TCVN 6638:2000 Chất lượng nước - Xác định nitơ - Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda;
- TCVN 6187-1-1996 (ISO 9308-1-1990) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định. Phần 1: Phương pháp màng lọc.
c. Khảo sát và lấy mẫu khôg khí xung quanh các cơ sở chăn nuôi lợn, gà tập trung.
Phương pháp lấy mẫu, phân tích chất lượng không khí xung quanh: các chỉ
tiêu phân tích đối với khí xung quanh bao gồm: Bụi lơ lửng (TSP), CO, NO2 và SO2., NH3, H2S, CH4 .Ngoài ra trong quá trình lấy mẫu tại hiện trường còn đo đạc các thông số vi khí hậu bao gồm: Tốc độ gió, áp suất khí quyển, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn.
- TCVN 7726:2007 (ISO 10498:2004) Không khí xung quanh. Xác định Sunfua điôxit. Phương pháp huỳnh quang cực tím.
- TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của carbon monoxit (CO). Phương pháp sắc ký khí.
- TCVN 5067:1995 Chất lượng không khí. Phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi.
- TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của các nitơ ôxit. Phương pháp quang hóa học.
2.4.4 Phương pháp đánh giá
- So sánh các thông số với quy chuẩn hiện hành:
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43
khí xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Thông tư Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
2.4.5 Phương pháp kế thừa
Kế thừa các kết quả nghiên cứu, các mô hình xử lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm trong lĩnh vực chăn nuôi đã được công bố.
2.4.6 Phương pháp xử lý số liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Giang
3.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc bộ, có diện tích tự nhiên là 3.849,71 km2, dân số trung bình năm 2012 có 1,59 triệu người, mật độ dân số 413 người/km2.
Vị trí địa lý của tỉnh nằm liền kề khu tam giác kinh tế phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên, là điểm trung chuyển giữa thủ đô Hà Nội với cửa khẩu Lạng Sơn. Mặt khác, trên địa bàn tỉnh có các tuyến đường quốc lộ 1A, 31, 37, 279 và tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, Kép - Hạ Long, Kép - Lưu Xá chạy qua và hệ thống đường thủy khá thuận lợi tạo điều kiện cho việc giao lưu giữa tỉnh với vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực cửa khẩu phía Bắc, Đông - Bắc.
Với vị trí địa lý như trên tỉnh Bắc Giang có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp với những thị trường rất lớn và đầy tiềm năng như (Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng,… và thị trường xuất khẩu như Trung Quốc và các nước khác qua hệ thống cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh) để tiêu thụ các loại sản phẩm chăn nuôi của tỉnh.
3.1.2. Điều kiện khí hậu thời tiết
Khí hậu Bắc Giang mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có bốn mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mùa thu và mùa xuân khí hậu ẩm ướt.
- Nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 23 – 24oC, nhiệt độ thấp nhất: 4oC, nhiệt độ cao nhất 39oC. Những tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng 6, 7, 8 (nhiệt độ trung bình trong các tháng này từ 28,2 – 28,8 oC), những tháng có nhiệt độ thấp là các tháng 1,2,3, song nhiệt độ trung bình các tháng này vẫn trên 16,4oC.
- Độ ẩm không khí trung bình 83%, các tháng về mùa khô có độ ẩm không khí thường thấp khoảng từ 70 – 80 %.
- Lượng mưa trung bình năm 1.533 mm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa bình quân trong các tháng này từ 200 – 300 mm/tháng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
- Chế độ gió cơ bản chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam về mùa hè và gió mùa Đông Bắc về mùa đông, trời khô, lạnh; ngoài ra còn xuất hiện cả gió mùa Tây Nam, khô nóng.
3.1.3. Địa hình
Tỉnh Bắc Giang có 9 huyện (huyện Lục Ngạn, Lục nam, Sơn Động, Yên Thế, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng) và một thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố Bắc Giang), có đặc điểm địa hình đa dạng và phức tạp, vừa có đồng bằng, trung du và miền núi. Địa hình tỉnh Bắc Giang có thể chia làm ba khu vực như sau:
- Địa hình vùng núi: Phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Yên Dũng, Lạng Giang. Đây là vùng địa hình chia cắt mạnh. Độ cao trung bình ở vùng này 300 – 400 m so với mặt nước biển, độ dốc phần lớn trên 25o.
- Địa hình đồi thấp: Phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều ở huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, thành phố Bắc Giang. Độ cao bình quân so với mặt biển 80 - 120 m, độ dốc 8 -15o , thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Địa hình đồng bằng: Phân bố thành các giải hẹp dọc ven sông, suối và ở các thung lũng xen các đồi thấp, núi. Độ cao bình quân so với mặt nước biển từ 15 – 25m. Đất đai tương đối bằng phẳng, độ dốc phần lớn dưới 8o
Với điều kiện địa hình đa dạng như trên cho phép Bắc Giang phát triển nhiều loại hình chăn nuôi, đa dạng sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.
3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên nước * Tài nguyên nước
a. Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt ở tỉnh Bắc Giang do 3 con sông lớn (Sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương) chảy qua địa bàn tỉnh và hàng trăm hồ chứa nước lớn nhỏ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Sông Cầu chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang với chiều dài khoảng 104 km, lòng sông rộng tới 70 - 150m, độ sâu trung bình mùa cạn 5 - 7m, lưu lượng nước sông Cầu hàng năm là 4,2 tỷ m3. Sông Cầu chảy qua địa phận các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46
- Sông Lục Nam chảy qua địa phận các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Dũng có chiềudài 150km. Lưu lượng nước hàng năm 1,86 tỷ m3.
- Sông Thương chảy qua địa phận bàn tỉnh Bắc Giang với chiều dài khoảng 84 km. Lưu lượng nước hàng năm 2,5 tỷ m3. Sông Thương chảy qua các huyện Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên, thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng.
b. Nguồn nước ngầm
Qua điều tra khảo sát cho thấy nguồn nước ngầm của tỉnh khá phong phú (ước lượng đạt 0,33 tỷ m3 /năm). Khảo sát các giếng khoan dùng cho sinh hoạt của dân cư cho thấy lưu lượng nước khá lớn, chất lượng nước tốt đáp ứng đủ yêu cầu sử dụng của các hộ gia đình và cung cấp nước cho đàn gia súc, gia cầm của tỉnh.
* Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp cho thấy đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 6 nhóm đất chính gồm: Nhóm đất phù sa, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất bạc màu, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn trên núi và nhóm đất tầng mỏng.
* Thảm cỏ tự nhiên
Hiện tại, cỏ tự nhiên là nguồn thức ăn thô xanh chủ yếu để nuôi trâu bò, dê, hầu hết các hộ nuôi đại gia súc sử dụng cỏ tự nhiên dưới hình thức chăn thả kết hợp cắt cỏ cho gia súc ăn. Tuy nhiên do việc giao đất, giao rừng và nhân dân tận dụng các vạt đất trồng phục vụ trồng trọt, trồng cây phân tán làm hạn chế diện tích cỏ tự nhiên… Ở một số huyện có số lượng đại gia súc lớn, lượng cỏ tự nhiên cung cấp không đủ cho trâu, bò, nhất là trong mùa khô, người chăn nuôi phải tận dụng thêm phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, dây lạc, thân ngô, ngọn mía và trồng cỏ mới đáp ứng được nhu cầu thức ăn cho vật nuôi.
3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang
3.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế của tỉnh Bắc Giang
3.2.1.1. Quy mô tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
- Tổng sản phẩm nội địa của tỉnh Bắc giang (GDP) năm 2012 đạt 30,34 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 0,93% tổng GDP của cả nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2012 là 18,75% (giá sản suất năm 2010). Trong đó, ngành nông lâm nghiệp thủy sản đạt 12,57%/ năm; ngành dịch vụ là 18,68% và ngành công nghiệp là 27,37%.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành của Bắc Giang có sự dịch chuyển khá nhanh theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 48,74% năm 2001 xuống còn