III/ Các khoản phả
3.2.2. Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Tăng cường hơn nữa công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động trong khâu sản xuất. Đảm bảo việc cung cấp nguyên vật liệu kịp thời và phù hợp với nhu cầu sản xuất, tiết giảm các chi phí bảo quản hoặc tránh tình trạng ngừng trệ trong sản xuất do thiếu vốn, thiếu nguyên vật liệu. Trong công tác quản lý luôn gắn trách nhiệm của cá nhân với tài sản, có sự kiểm tra, giám sát theo định kỳ.
Và để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động, Công ty cần tập trung vào quản lý các khoản mục chủ yếu sau:
* Quản lý vốn tồn kho dự trữ:
Xuất phát từ thực tế đó, để nâng cao công tác quản lý, dữ trữ hàng tồn kho cần thực hiện một số biện pháp như:
- Đối với công tác cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cần phải năng động, biết dự báo thị trường để có mức dự trữ thích hợp. Tìm kiếm những nhà cung ứng mới, các nguồn hàng với giá cả hợp lý nhất và phải đảm bảo chất lượng, cung ứng đủ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
- Xác định đúng đắn mức dự trữ nguyên vật liệu tồn kho trong kỳ, tránh tình trạng thừa nguyên vật liệu sẽ gây lãng phí, mà thiếu nguyên vật liệu sẽ gây gián đoạn sản xuất. Để làm được điều đó Công ty cần dựa trên kinh nghiệm dự trữ từ các kỳ trước, dự kiến sát thực doanh thu và sản lượng kỳ tới, kết hợp với việc nghiên cứu kỹ những biến động về giá cả nguyên vật liệu của thị trường.
- Ngoài ra Công ty cần xây dựng một đội ngũ cán bộ kinh doanh nắm bắt và dự báo trước những biến động của thị trường, có chế độ khen thưởng phù hợp đối với nhân viên, tích cực tìm kiếm những hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng với mức giá hợp lý.
- Trước những biến động bất thường về giá cả nguyên vật liệu đầu vào như đường sữa, điện... cũng như sự tăng lên về quy mô dự trữ, Công ty cần thực hiện tốt việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để phòng tránh rủi ro và giảm bớt thiệt hại khi giá cả nguyên liệu, vật liệu đầu vào biến động theo chiều hướng bất lợi cho Công ty.
Theo như phân tích ở trên thì Tổng nợ phải thu của Công ty cuối năm 2009 đã tăng lên so với đầu năm, chủ yếu là do khoản trả trước người bán tăng lên. Do đó, để tổ chức tốt các khoản phải thu doanh nghiệp cần:
- Áp dụng phương thức thanh toán hợp lý, tổ chức tốt công tác thu hồi nợ, nâng cao uy tín với bạn hàng là nhà cung cấp để giảm bớt số tiền phải trả trước cho họ, góp phần giảm bớt các khoản phải thu.
- Xem xét đánh giá việc tăng các khoản phải thu có hợp lý với tình hình vốn của Công ty hay không, từ đó điều chỉnh các khoản phải thu tới mức hợp lý nhất, đảm bảo vốn không bị ứ đọng.
- Thường xuyên đối chiếu công nợ, đôn đốc khách hàng trả tiền đúng hạn, áp dụng hình thức chiết khấu linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng.
- Phân tích kỹ tình hình tài chính, đặc biệt là khả năng thanh toán và uy tín tín dụng của khách hàng trong con mắt các chủ nợ của họ, để quyết định nên hay không nên bán chịu cho khách hàng. Đồng thời tăng cường công tác thu hồi nợ, nắm rõ tình hình kinh doanh của khách hàng để xác định được thời điểm tốt nhất cho việc thu hồi nợ, giảm rủi ro mất vốn trong trường hợp khách hàng không trả được nợ.
- Công ty cần xây dựng và củng cố tốt mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng thường xuyên mua hàng với số lượng lớn, trả trước tiền hàng. Công ty cần ưu tiên họ bằng cách giao hàng đúng hạn, hỗ trợ một phần chi phí vận chuyển, đảm bảo đúng thời gian cung cấp cũng như quy cách, chất lượng sản phẩm.
- Cần nâng cao uy tín đối với những nhà cung cấp nguyên vật liệu, tạo cái nhìn tốt với họ, nâng cao khả năng thanh toán, an toàn về tài chính để họ có lòng tin vào khả năng trả nợ của Công ty, giúp Công ty giảm được những khoản phải trả trước cho họ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn lớn.
- Khi có các khoản nợ quá hạn, không thể đòi được, lại không phải là khách hàng quen thuộc, Công ty có thể sử dụng phương pháp bán nợ cho các Công ty mua nợ nếu có thể.