Tình hình quản lý các khoản phải thu:

Một phần của tài liệu Vốn kinh doanh và các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 64)

III/ Các khoản phả

2.2.3.2.3/ Tình hình quản lý các khoản phải thu:

Một doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì không được để vốn bị ứ đọng trong bất kỳ một khâu nào của quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, vì vậy công tác bán hàng là rất quan trọng, nó có vai trò quyết định trong việc luân chuyển vốn và đảm bảo vốn được quay vòng đúng như kế hoạch, mà chiến lược bán hàng của hầu hết các doanh nghiệp đều tạo ra các khoản phải thu. Khoản phải thu cho biết tình trạng bị chiếm dụng vốn như thế nào cũng như tình hình thanh toán của các đối tác với Công ty ra sao. Khi công tác bán hàng của Công ty sử dụng chính sách bán chịu rộng rãi sẽ làm cho khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn, điều này làm tăng doanh thu bán hàng nhưng cũng có hạn chế làm ứ đọng vốn. Bởi vậy, Công ty nên chú ý quản lý tốt

các khoản phải thu đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Qua số liệu tính toán ở Bảng số 10 (trang 60), ta thấy tổng nợ phải thu ngắn hạn của Công ty cuối năm 2009 là 27.809 triệu đồng so với đầu năm tăng thêm 2.749 triệu với tỷ lệ tăng tương ứng là 10,97%. Nguyên nhân tổng nợ phải thu tăng là do khoản trả trước cho người bán tăng rất cao, không những đủ bù đắp cho phần giá trị đã giảm xuống các chỉ tiêu khác, mà nó còn làm tăng tổng nợ phải thu.

Thật vậy, trả trước cho người bán đầu năm 2009 là 198,8 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,79% và tăng lên thành 10.096 triệu đồng, với tốc độ tăng đột biến lên tới 4987,72%, kéo theo tỷ trọng tăng lên 36,3% vào cuối năm. Do trong năm 2009, Công ty đã có sự chuẩn bị dài hạn trong việc đàm phán ký kết hợp đồng mua nguyên vật liệu, bán hàng lâu dài, ổn định vì vậy Công ty phải ứng tiền trước cho người bán để có được mức giá hàng hoá ổn định, tạo sự an toàn khi giá cả thị trường năm 2009 có nhiều biến động bất lợi. Qua đây có thể thấy Công ty đã dựa vào tình hình kinh tế để đưa ra biện pháp sản xuất tốt nhất cho mình, giảm tối đa rủi ro, và đạt được hiệu quả cao.

Các khoản phải thu khách hàng đầu năm 2009 là 24.366 chiếm tỷ trọng lên tới 97,23% trong tổng các khoản phải thu ngắn hạn, nhưng đến cuối năm đã giảm xuống còn 17.731 triệu đồng, mức độ giảm tuyệt đối là 6.635 triệu, tương ứng với tốc độ giảm là 27,23% làm cho tỷ trọng giảm 33,47%. Điều này chứng tỏ trong năm Công ty đã có thành tích tốt trong công tác thu hồi nợ của khách hàng. Tuy nhiên khoản nợ này cũng không phải là nhỏ, vì vậy Công ty cần có biện pháp để giảm thiểu hơn nữa khoản phải thu này, tránh rơi vào tình trạng bị chiếm dụng vốn, gây thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, và cần có những biện pháp theo rõi, quản lý chặt chẽ để tránh tạo ra các khoản nợ khó đòi cho Công ty.

Các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ phải thu 0,89% vào đầu năm và tăng lên là 1,08% vào cuối năm, với số tuyệt đối giảm 76,2 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 34,15%.

Phải thu nội bộ ở cuối năm 2009 là 82,5 triệu, so với đầu năm giảm đi 190 triệu tương ứng với tỷ lệ giảm là 69,74%

Như vậy, công tác thu hồi nợ của Công ty khá tốt, góp phần giảm thiểu các khoản nợ khó đòi nên có thể giảm dự phòng phải thu khó đòi và tránh tồn đọng vốn, giảm khó khăn cho công tác quản lý vốn.

Tuy các khoản: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ nhưng không thể bù đắp được lượng giá trị tăng lên của khoản trả trước cho người bán. Trước tình hình này Công ty cần phải có những biện pháp vừa quản lý tốt, vừa giảm được các khoản phải thu, bởi đây chính là khoản tiền giống như Công ty cho vay mà không lấy lãi, còn chịu rất nhiều rủi ro khi con nợ không trả được nợ, vì như vậy sẽ làm thất thoát vốn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, và hiệu quả kinh doanh.

Để thấy rõ công tác quản lý khoản phải thu tại Công ty như thế nào, ta xem xét thông qua một số chỉ tiêu trong bảng sau:

Bảng 12: Tình hình quản lý các khoản phải thu của Công ty.

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch

Giá trị Tỷ lệ (%)

1 2 3 4 5=3-4 6=5/4

1 Doanh thu BH & CCDV Nghìn đồng 460.375.223 418.811.293 41.563.930 9,92 2 Doanh thu thuần về BH & CCDV Nghìn đồng 458.601.901 416.004.825 42.597.076 10,24 3 Doanh thu có thuế =

(2+10%*1)

Nghìn

đồng 504.639.423 457.855.954 46.753.469 10,21 4 Khoản phải thu bình quân Nghìn đồng 26.434.949 24.863.129 1.571.820 6,32 5 Vòng quay khoản

phải thu = (3/4) Vòng 19,09 18,42 0,67 3,66

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu. Năm 2009 là 19,09 vòng, so với năm 2008 tăng lên 0,67 vòng, tỷ lệ tăng tương ứng là 3,66%. Kết quả tính toán cho thấy vòng thu hồi nợ khá lớn, điều này tạo điều kiện tăng tốc độ luân chuyển VLĐ.

Kỳ thu tiền trung bình của Công ty năm 2009 đã rút ngắn hơn so với năm 2008 là 1 ngày. Như vậy sẽ làm cho Công ty thu hồi nợ nhanh hơn, tránh trường hợp bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu dẫn đến bị ứ đọng ở các khoản phải thu. Các khoản phải thu giảm cũng giúp Công ty hạn chế được chi phí lãi vay do phải huy động vốn từ bên ngoài. Trong tương lai, Công ty nên có những biện pháp nhằm rút ngắn kỳ thu tiền hơn để đẩy mạnh tốc độ thu hồi vốn hơn nữa, từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động hơn nữa.

* So sánh vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng

Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đều có thể đi chiếm dụng vốn từ các doanh nghiệp khác, nhưng đồng thời cũng bị các đối tác của mình chiếm dụng vốn.

Qua số liệu ở Bảng số 13 ta sẽ thấy rõ hơn về tình hình công nợ và các khoản phải thu, các khoản phải trả của Công ty:

Bảng 13: So sánh vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của Công ty năm 2009 STT Chỉ tiêu 31/12/2009 1/1/2009 Chênh lệch Giá trị trọng Tỷ (%) Giá trị trọng Tỷ (%) Giá trị Tỷ lệ trọng Tỷ (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6)= (2) -(4) = (6)/(4)(7) (8)=(3) -(5)

I Các khoản phải thu 27.809.483 100 25.060.415 100 2.749.068 10,97

1 Phải thu khách hàng 17.730.905 63,76 24.366.216 97,23 -6.635.311 -27,23 -33,47 2 Trả trước cho người bán 10.095.980 36,30 198.450 0,79 9.897.530 4987,42 35,51

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 82.469 0,30 272.535 1,09 -190.066 -69,74 -0,79

4 Các khoản phải thu khác 299.448 1,08 223.214 0,89 76.234 34,15 0,19

5 Dự phòng phải thu khó đòi -399.319 -1,44 0 0 -399.319 - -1,44

II Các khoản phải trả 71.403.059 100 58.790.136 100 12.612.923 21,45

1 Phải trả người bán 27.264.348 38,18 31.980.765 54,40 -4.716.417 -14,75 -16,22

2 Người mua trả tiền trước 4.858.634 6,80 878.208 1,49 3.980.426 453,24 5,31

3 Phải nộp nhà nước 5.951.748 8,34 4.457.569 7,58 1.494.179 33,52 0,76

4 Phải trả người lao động 10.267.057 14,38 9.490.263 16,14 776.794 8,19 -1,76

5 Chi phí phải trả 4.196.163 5,88 2.356.706 4,01 1.839.457 78,05 1,87

6 Phải trả nội bộ 22.295 0,03 10.400 0,02 11.895 114,38 0,01

7 Các khoản phải trả phải nộp khác 18.842.814 26,39 9.616.225 16,36 9.226.589 95,95 10,03

Qua phân tích số liệu trong bảng ta thấy, các khoản mà Công ty chiếm dụng là rất lớn, ngược lại khoản mà Công ty bị chiếm dụng được thì nhỏ hơn. Điều đó làm giảm lượng vốn bị ứ đọng, tăng khả năng quay vòng vốn lưu động.

Khoản Công ty đi chiếm dụng ở cuối năm 2009 là 71.043 triệu đồng tăng, so với đầu năm là 12.613 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng là 21,45%. Trong đó, tất cả các chỉ tiêu đều tăng ngoại trừ phải trả người bán giảm 4.716 triệu so với đầu năm, tỷ lệ giảm là 14,75%. Nhưng sự gia tăng của các chỉ tiêu còn lại trong tổng các khoản phải trả không chỉ bù đắp cho lượng giảm đi của phải trả người bán mà còn tăng khoản chiếm dụng của Công ty thêm 12.613 triệu. Mà chủ yếu là do Các khoản phải trả phải nộp khác tăng 9.227 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 95,95% và khoản người mua trả tiền trước tăng 3.980triệu, tỷ lệ tăng tương ứng là 453,24%. Điều đó cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của Công ty là rất cao, vì thế Công ty càng phải đề ra những kế hoạch, biến pháp sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả để đáp ứng được khả năng trả nợ khi đến hạn. So với vốn đi chiếm dụng thì vốn bị chiếm dụng của Công ty nhỏ hơn nhiều. Trong năm 2009, vốn bị chiếm dụng tăng 2.749 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,97%, nguyên nhân là do thấy được tình hình kinh tế trong năm bất ổn, giá cả nguyên vật liệu… lên xuống thất thường nên Công ty đã ký hợp đồng dài hạn để mua các yếu tố đầu vào làm cho phải trả người bán tăng thêm 9.897,5 triệu với tỷ lệ tăng là 4987,42%. Còn các khoản phải thu hầu như giảm xuống đặc biệt phải thu khách hàng giảm 6.635 triệu, tỷ lệ giảm là 27,23%. Điều đó cho thấy công tác thu hồi nợ của Công ty rất hiệu quả, làm giảm vốn bị ứ đọng vốn

Như vậy, trong năm vừa qua, Công ty đã thực hiện rất tốt việc thu hồi nợ, góp phần giảm vốn bị ứ đọng trong các khoản phải thu. Đồng thời Công ty cũng đã tăng việc đi chiếm dụng vốn, đây là một điều rất khả quan nó chứng tỏ rằng Công ty ngày càng có uy tín hơn với bạn hàng. Nhưng Công ty cũng phải đưa ra kế hoạch sử dụng nguồn vốn đó một cách hợp lý, tăng vòng quay VLĐ, giảm kỳ luân chuyển vốn, thu hồi vốn nhanh, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.

Một phần của tài liệu Vốn kinh doanh và các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w