III/ Các khoản phả
2.2.4.1 /Những kết quả đạt được:
Đứng trước những thách thức và những biến động của thị trường, Ban lãnh đạo và Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà đã cố gắng bám sát tình hình thị trường để kịp thời ra những quyết định điều chỉnh cho phù hợp, giảm thiểu được những thiệt hại, bảo toàn được vốn kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả của nó, làm gia tăng lợi nhuận cho Công ty.
Trong lĩnh vực sản xuất:
Ban lãnh đạo Công ty đã có những chính sách khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy tối đa khả năng của mình, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm các chi phí hoạt động cho một đơn vị sản phẩm như chi phí nhân công, chi phí sửa chữa, chi phí điện, năng lượng. Điều này đã giúp cho Công ty vượt qua những khó khăn, tăng vốn kinh doanh, sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước.
Hơn thế nữa, Công ty còn có các chính sách về bán hàng cũng như những biện pháp cắt giảm chi phí không thực sự cần thiết, điều này đã giúp cho Công ty giảm được chi phí cho hàng hoá bán ra, tăng doanh thu tiêu thụ, góp phần quan trọng đem lại lợi nhuận cao trong năm 2009.
Công ty đã tích cực tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao hơn, giá cả hợp lý hơn, các đối tác tốt hơn và đã có được nguồn vật tư, nguyên liệu chất lượng, giá cả và điều kiện thanh toán tốt hơn.
Nhờ công tác tìm kiếm nguồn nguyên liệu tốt mà chất lượng sản phẩm của Công ty không ngừng tăng lên, cộng thêm sự uyển chuyển trong cơ chế bán hàng, lại có thị trường truyền thống vững chắc, cho nên công tác tiêu thụ của Công ty đã đạt kết quả cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Luôn tìm mọi cách để đổi mới công nghệ và cố gắng sử dụng tối đa công suất thiết kế của máy móc thiết bị, giảm chi phí hoạt động dưới công suất. Nâng cao tay nghề cũng như ý thức trách nhiệm của người lao động, khai thác tối đa giá trị sử dụng của tài sản, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tập trung mọi nguồn lực có thể để đầu tư mở rộng kinh doanh, Công ty cũng đã và đang xây dựng công tác quản lý phù hợp với chiến lược kinh doanh mới, và quy mô kinh doanh rộng hơn.
2.2.4.2 /Những vấn đề đặt ra trong công tác tổ chức, quản lý, sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà: hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà:
Nhìn chung, tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty năm 2009 khá hiệu quả. Tuy nhiên, Công ty cũng phải thường xuyên đưa ra các giải pháp không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tạo đà Công ty phát triển hơn nữa trong tương lai.
Có thể khái quát 1 số vấn đề đặt ra trong công tác tổ chức, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty như sau:
Về cơ cấu vốn: Đến cuối năm 2009 Nợ phải trả chiếm 38,89% trong tổng nguồn vốn của Công ty, vốn chủ sở hữu chiếm 61,22%. Cơ cấu vốn của Công ty nghiêng về vốn chủ sở hữu nhiều hơn. Đây là một cơ cấu vốn chưa thực sự tối ưu với doanh nghiệp sản xuất như Công ty. Bởi, cơ cấu vốn như thế sẽ làm tăng tính chủ động của trong sản xuất kinh doanh. Nhưng với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tốt sẽ
làm mất đi tính hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính, làm chi phí của Công ty tăng hơn.
Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả, lên tới 96,77% vào cuối năm 2009, điều đó chứng tỏ Công ty chưa hướng tới một cơ cấu nguồn vốn an toàn, đồng thời làm tăng chi phí sử dụng vốn vì vay ngắn hạn thường có lãi suất cao, thời gian vay ngắn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Khả năng thanh toán của Công ty chưa thực sự tốt, vì các hệ số khả năng thanh toán còn tương đối thấp, đặc biệt là khả năng thanh toán hiện thời và hệ số khả năng thanh toán tức thời so với đầu năm thì cuối năm giảm. Hàng tồn kho chiếm 56,63% trong tổng vốn lưu động vào cuối năm 2009. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khi thị trường biến động. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến khả năng thanh toán của Công ty ở mức đó là do sự hạn chế trong kế hoạch ngân quỹ, công tác quản lý tài chính ngắn hạn cần được quan tâm nhiều hơn. Tiền mặt tại quỹ của Công ty không nhiều mà trong năm lại giảm, vì vậy cần có biện pháp tăng lượng tiền mặt tới mức hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời cho Công ty được cao hơn, đáp ứng kịp thời những nhu cầu bức thiết cần dùng đến.
Công tác quản lý khoản phải thu: Năm 2009, tình hình phải thu khách hàng đã giảm đi đáng kể, nhưng trả trước cho người bán tăng quá cao do công ty ký hợp đồng dài hạn mua các yếu tố đầu vào tránh sự biến động của thị trường. Vì vậy làm cho các khoản phải thu ngắn hạn tăng, chiếm một tỷ trọng đáng kể trong vốn lưu động là 22,19% vào cuối năm .Điều đó cũng có thể gây ra tình trạng ứ đọng vốn trong thanh toán, hạn chế tốc độ luân chuyển vốn.
Công tác quản lý hàng tồn kho: hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao: 56,63% tổng VLĐ,nên làm ứ đọng vốn lưu động, làm tốc độ luân chuyển VLĐ chậm, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Hàng tồn kho lớn nhưng Công ty lại không trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho, cũng không có dự phòng đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn do vậy khi những biến động lớn xảy ra Công ty có thể bị thiệt hại,
hoặc tổn thất về mặt tài sản. Vì thế, Công ty phải chú trọng đến công tác quản lý hàng tồn kho.
Công tác quản lý TSCĐ: Trong năm Công ty đã đầu tư nâng cấp, đổi mới máy móc thiết bị nhưng lượng đầu tư không đủ bù đắp cho khấu hao hằng năm về TSCĐ của Công ty, vì thế mà giá trị của TSCĐ ở cuối năm 2009 giảm so với đầu năm. Hơn nữa, máy móc thiết bị đã khấu hao tương đối nhiều, đều trên 65%. Tài sản cố định của Công ty đã khấu hao phần lớn giá trị có thể gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng sản phẩm, tới sản lượng sản xuất. Vì vậy, cần phải theo dõi thường xuyên để đảm bảo tính an toàn và đảm bảo chất lượng sản phẩm, có kế hoạch nâng cấp, đổi mới máy móc trang thiết bị để khi tài sản không còn sử dụng được nữa sẽ có phương án khắc phục kịp thời, đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và vốn kinh doanh nói chung.Công ty cũng không có tài sản cố định thuê tài chính, đây chính là khoản tín dụng dài hạn mà Công ty có thể khai thác để tăng nguồn vốn thường xuyên, góp phần làm thay đổi cơ cấu tài sản, tăng nguồn vốn dài hạn, đảm bảo an toàn hơn nữa về mặt tài chính, giảm khoản vay dài hạn, nếu chi phí vay vốn cao hơn chi phí thuê tài chính.
Trên đây là một số vấn đề nổi bật trong công tác tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh, đòi hỏi Công ty cần nhanh chóng có giải pháp để sử dụng vốn kinh doanh tốt hơn trong năm tới.