III/ Các khoản phả
2.2.3.2.4/ Tình hình quản lý hàng tồn kho:
Việc phân tích tình hình quản lý hàng tồn kho sẽ cho phép Công ty nhìn nhận công tác sản xuất và quản lý hàng tồn kho có phù hợp không, nếu hai khâu trên mà phối hợp không đồng bộ sẽ làm cho quá trình sản xuất không liên tục và chậm thu hồi vốn đầu tư. Chúng ta có thể thấy rõ hơn tình hình hàng tồn kho của Công ty qua phân tích một số chỉ tiêu trong bảng sau:
Bảng 14: Cơ cấu hàng tồn kho của Công ty
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch
Giá trị Tỷ lệ(%)
(1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(4) (6)=(5)/(4)
1 Giá vốn hàng bán Nghìn đồng 383.759.738 348.614.512 35.145.226 10,08 2 Hàng tồn kho bình quân Nghìn đồng 73.959.038 68.614.802 5.344.236 7,79 3 Số vòng quay hàng tồn kho (=1/2) Vòng 5,19 5,08 0,11 2,17 4 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho (=360/3) Ngày 69 71 -2 -2.82
Số liệu trong bảng trên cho thấy, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số VLĐ. Vì vậy, cần giới hạn mức dự trữ hàng tồn kho ở mức tối ưu, đồng thời tăng vòng quay của hàng tồn kho. Năm 2009 hàng tồn kho bình quân tăng lên 5.344 triệu so với năm 2008, nhưng giá vốn hàng bán lại tăng với lượng cao hơn là 25.145 triệu, làm cho số vòng quay hàng tồn kho là 5,19 vòng so với năm 2008 đã tăng thêm 0,11 vòng. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm từ 71 ngày (2009) xuống còn 69 ngày (2008). Điều đó cho thấy thời gian ứ đọng hàng tồn kho giảm.
Qua đó chúng ta thấy được trong thời gian tới, Công ty nên đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để ao cho sản phẩm không chỉ tiêu thụ nhiều trong những ngày lễ tết hay trung thu mà cả trong những ngày thường. Từ đó sẽ giúp tăng vòng quay hàng tồn kho để giảm số ngày một vòng quay hàng tồn kho. Có như thế, công tác quản lý hàng tồn kho mới có hiệu quả, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.