Quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh hải dương (Trang 30)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.3. Quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Quy trình quản lý thuế được xây dựng bao gồm một hệ thống các quy trình theo từng chức năng quản lý thuế, trong mỗi quy trình đó, có thể có các quy trình nhỏ hơn để thực hiện từng công việc cụ thể của một chức năng quản lý thuế. Có thể khái quát quy trình quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp ngoài quốc doanh như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20

2.3.3.1. Về tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Từ khi chuyển sang cơ chế tự khai – tự nộp, vai trò của công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT ngày càng được chú trọng vai trò công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT ngày càng quan trọng, đồng thời góp phần nâng cao sự hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế, giúp công tác quản lý thuế tại chi cục đạt hiệu quả hơn.

Nội dung chủ yếu của quy trình:

Lập kế hoạch tuyên truyền.

Tổ chức thực hiện các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế như tuyên truyền qua hệ thống tuyên giáo, qua tờ rơi, ấn phẩm, pano, áp phích, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tổ chức tập huấn, đối thoại với người nộp thuế, Xây dựng và cấp phát tài liệu hỗ trợ NNT Giải đáp vướng mắc về thuế cho người nộp thuế

Tổ chức cuộc họp chuyên đề về công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Tổng hợp, báo cáo về các vướng mắc của người nộp thuế, báo cáo kết quả thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ.

2.3.3.2. Kê khai và kế toán thuế

Kê khai và kế toán thuế là một khâu quan trọng trong quản lý thuế. Theo cơ chế người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế thì quy trình Quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế nhằm đảm bảo theo dõi, quản lý người nộp thuế thực hiện các thủ tục hành chính thuế về khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế đầy đủ, đúng quy định và đảm bảo công chức thuế, cơ quan thuế thực thi đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Nội dung chủ yếu của quy trình:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21

- Quản lý NNT thay đổi về kê khai thuế - Xử lý hồ sơ khai thuế

+ Cung cấp thông tin hỗ trợ NNT thực hiện kê khai thuế + Tiếp nhận hồ sơ khai thuế

+ Kiểm tra, xử lý hồ sơ khai thuế tại bộ phận kê khai kế toán thuế. + Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế của NNT.

+ Lưu hồ sơ khai thuế của NNT.

- Xử lý vi phạm về việc nộp hồ sơ khai thuế

- Tiếp nhận và xử lý chứng từ người nộp thuế nộp tiền thuế vào NSNN - Hoàn trả, bù trừ, thu hồi hoàn tiền thuế, tiền phạt

- Lưu chứng từ kế toán thu NSNN

- Kế toán theo dõi thu nộp thuế của NNT - Lập các báo cáo theo quy định.

2.3.3.3. Về công tác thu nợ và cưỡng chế thu nợ

Quy trình quản lý nợ nhằm mục đích quy định trách nhiệm, nội dung, trình tự, thủ tục, thời gian để triển khai thực hiện thống nhất trong cơ quan thuế các cấp trong việc xây dựng và thực hiện chỉ tiêu, đôn đốc thu hồi và xử lý các khoản tiền thuế nợ của người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN (sau đây gọi là quản lý nợ thuế), đã được quy định tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn về thuế.

Nội dung chủ yếu của quy trình:

Căn cứ vào số tiền thuế nợ, phân loại nợ thuế. Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ.

Phân công quản lý nợ thuế cho công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình.

Lập nhật ký và sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ. Đối chiếu số liệu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22

Thực hiện đôn đốc thu nộp bằng các nghiệp vụ như mời người nộp thuế hoặc người đại diện pháp luật của người nộp thuế đến làm việc tại trụ sở cơ quan thuế hoặc làm việc trực tiếp tại trụ sở của người nộp thuế. Phòng quản lý nợ lập thông báo về việc sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định…

Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, hoàn kiêm bù trừ.

Xử lý tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh; khó thu và một số nguyên nhân gây chênh lệch tiền thuế nợ.

Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ. Lưu trữ tài liệu về quản lý nợ.

2.3.3.4. Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế là trình tự các bước công việc cần phải thực hiện khi tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế tại DN. Quy trình thanh tra thuế có tác dụng tạo sự thống nhất trong việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành thuế, thể hiện sự chuyên nghiệp trong tổ chức công việc trong từng khâu, từng bước của thanh tra, kiểm tra thuế theo phương thức quản lý hiện đại, đồng thời nâng cao ý thức của cán bộ thanh, kiểm tra trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

- Kiểm tra thuế:

+ Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế: là việc Cơ quan thuế tiến hành

kiểm tra các hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan QLT.

+ Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế: trong các trường hợp người nộp

thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của Cơ quan thuế; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng;...

Nội dung chủ yếu của quy trình:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23

Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế.

Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế. Duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế.

Nội dung kiểm tra hồ sơ thuế.

Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở Cơ quan Thuế. - Kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế

Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế Lập biên bản kiểm tra

Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. - Tổng hợp báo cáo và lưu giữ tài liệu kiểm tra thuế.

- Thanh tra thuế:

Nội dung chủ yếu của quy trình:

Hằng năm, căn cứ quy định của cấp trên, căn cứ tình hình thực tế của địa bàn tỉnh, xây dựng kế hoạch thanh tra năm, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, hoặc bổ sung kế hoạch thanh tra đột xuất.

Căn cứ kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, tiến hành thanh tra tại trụ sở người nộp thuế.

Khi kết thúc thanh tra, tiến hành báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra.

Căn cứ vào kết quả thanh tra, ban hành kết luận thanh tra, việc công bố, công khai kết luận thanh tra và lưu hành kết luận thanh tra và các nội dung khác liên quan đến việc thực hiện thanh tra.

Cuối cùng, nhập dữ liệu thanh tra vào hệ thống. Lập các báo cáo theo quy định.

Công tác thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu theo quy định: Đảm bảo trình tự các bước công việc của thanh tra, kiểm tra thuế đối với DN được tiến hành một cách khoa học, không bị chồng chéo lên nhau nhưng cũng không bỏ qua các bước công việc cần tiến hành, các thông tin cần thu thập.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh hải dương (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)