4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.2. Nguyên nhân
4.3.2.1. Nguyên nhân khách quan
(1) Vướng mắc về chính sách thuế
Khi thực thi Luật Quản lý thuế, công tác quản lý thuế gặp một số khó khăn, vướng mắc. Một số quy định của Luật Quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi gần đây chưa đầy đủ, rõ ràng, chưa phù hợp với thực tế thực hiện:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64
Ví dụ: Căn cứ ấn định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế chưa rõ ràng: chưa quy định cách xác định căn cứ cụ thể để ấn định giá bán của sản phẩm tương đương, tỷ suất lợi nhuận của những doanh nghiệp cùng ngành nghề, địa bàn hoặc trong trường hợp doanh nghiệp mới ra kinh doanh, kinh doanh ngành nghề địa phương chưa có, Cơ quan Thuế không có dữ liệu và không có cơ sở so sánh để làm căn cứ ấn định. Do quy định của khung pháp lý hiện hành, thanh tra thuế gần như chỉ xử lý được các sai phạm trong lĩnh vực thuế một cách “giơ cao đánh khẽ” bằng các biện pháp như truy thu lại thuế, thu hồi thuế giá trị gia tăng đã hoàn hoặc giảm trừ số lỗ, truất quyền ưu đãi thuế…
Quy trình quản lý thuế còn nhiều bất cập, hạn chế, từ ngữ chung chung, đa nghĩa và không bao quát hết các trường hợp phát sinh trên thực tế.
Những sơ hở, chồng chéo của các văn bản pháp luật qua thực tiễn chưa được Bộ, Tổng cục quan tâm kịp thời nhằm tháo gỡ vướng mắc, quy chuẩn biện pháp xử lý làm cho bộ phận thực hiện công tác quản lý thuế gặp nhiều khó khăn, lúng túng, xử lý không đồng bộ. Công tác chỉ đạo của Tổng cục còn mang nặng tính hành chính, công văn giấy tờ, chưa tổ chức các đoàn công tác chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ Cục thuế.
Các thủ tục hành chính vẫn còn rườm ra, mất thời gian, mặc dù đã giảm bớt nhưng số lượng hồ sơ mà NNT phải kê khai vẫn còn nhiều; Một số chỉ tiêu phải kê khai trong các tờ khai và phụ lục tờ khai thuế còn mơ hồ, khó hiểu; Một số chỉ tiêu không thực sự cần thiết nhưng vẫn phải kê khai; Một số TTHC thuế còn rườm rà và bất hợp lý. Ví dụ: Thông tư 123/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành thuế thu nhập doanh nghiệp quy định một trong những hồ sơ để được chấp nhận tính vào chi phí được trừ đối với vật tư bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do quá trình sinh hóa tự nhiên là “Văn bản của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý giải trình về hàng hoá bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65
Đành rằng, quy định này nhằm ngăn ngừa hành vi gian lận của DN nhưng cách thức xử lý này làm phát sinh thêm TTHC, và cũng khó đạt được mục tiêu kiểm soát hành vi gian lận của DN. Còn không ít quy định rườm rà và bất hợp lý như trên tồn tại ở các văn bản pháp luật về thuế cần được nghiên cứu sửa đổi.
(2) Sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan chức năng:
Công tác phối hợp giữa cơ quan thuế với cơ quan hữu quan, với chính quyền địa phương trong quản lý thuế chưa cao và chưa thật sự quan tâm.
Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát DN sau đăng ký kinh doanh của cơ quan cấp đăng ký kinh doanh và các cơ quan chức năng có liên quan thiếu chặt chẽ; Số liệu theo dõi về số lượng DN đang hoạt động giữa cơ quan cấp đăng ký kinh doanh, cơ quan thống kê và số liệu đăng ký thuế tại cơ quan thuế không có sự thống nhất. Các giải pháp quản lý kinh tế xã hội chưa được cải cách đồng bộ để hỗ trợ cho công tác quản lý thuế như: quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý đăng ký kinh doanh... đã làm hạn chế rất nhiều đến kết quả quản lý thuế
Ví dụ như trong năm 2013, kết quả phối hợp với cơ quan công an của Cục Thuế tỉnh Hải Dương là không (0) vụ. Đây là điều đáng bàn trong tình hình chung hiện nay là xảy ra rất nhiều những vụ mua, bán hóa đơn trong cả nước... (3) Trình độ, ý thức của người nộp thuế:
Hạn chế về cơ sở vật chất và trình độ người nộp thuế không đồng đều gây khó khăn đến công tác ứng dụng tin học trong công tác quản lý thuế.
Người nộp thuế chưa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ và quyền lợi từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; chưa hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai và nộp thuế; chưa nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình. Do đó tính tuân thủ, tự nguyện chưa cao trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66
Một số doanh nghiệp cố ý, tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức gian lận các khoản tiền thuế phải nộp như kê khai khống để chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng từ ngân sách Nhà nước
4.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
(1) Công tác dự toán, dự báo, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế còn hạn chế:
Chưa phân tích được tình hình biến động của thị trường, của nền kinh tế và sự phát triển năng động của khu vực kinh tế này để đề ra những biện pháp quản lý hợp lý.
Hạn chế lớn nhất là việc phân tích dự báo thu có lúc chưa chính xác, dự toán không sát với thực tế, làm ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nói chung, hạn chế tính chủ động của ngân sách các cấp, đó là:
Tổ chức nắm thông tin của cơ quan thuế về các chỉ tiêu phát triển kinh tế không đầy đủ, kịp thời và chưa khoa học. Công tác tổ chức thu thập các số liệu thống kê về đối tượng nộp thuế còn yếu, các chỉ tiêu kinh tế-thu ngân sách của đối tượng chưa được cập nhật đầy đủ và kịp thời. Hơn nữa, lại chưa có một trung tâm xử lý dữ liệu để phân tích, kiểm tra, phân loại các số liệu thu thập được theo các tiêu thức nhất định nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho bộ phận phân tích dự báo thu.
Chậm đổi mới về phương pháp phân tích dự báo thu. Đến nay, chúng ta vẫn sử dụng phương pháp tính dự toán thu đã lạc hậu, việc dự toán đầu ra, gián tiếp, chủ yếu vẫn là xác định một số chỉ số kinh tế, như: thu nhập, doanh thu... từ đó, dự báo cho thu năm sau. Phương pháp này chỉ phù hợp với nền kinh tế tương đối ổn định, một nền kinh tế trong trạng thái tĩnh, không thể áp dụng cho một nền kinh tế phong phú, đa dạng và đang phát triển, biến đọng không ngừng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67
(2)Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế:
Trong quản lý thuế việc áp dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số phần mềm vẫn còn có lỗi, chưa được nâng cấp kịp thời. Sự phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị chuyên môn trong ứng dụng công nghệ thông tin chưa đồng bộ vàchặt chẽ, dẫn tới kết quả chung chưa đạt hiệu quả cao.
Việc khai thác những dữ liệu sẵn có trong hệ thống thông tin ngành thuế chưa được tận dụng triệt để nhằm xử lý nghiệp vụ đồng thời nhiệm vụ cập nhật thông tin đã được xử lý để chia sẻ thông tin với cán bộ khác liên quan chưa được quan tâm đúng mức. Ứng dụng công nghệ tin học trong việc quản lý thuế còn ở mức thấp, mới tập trung chủ yếu vào công việc quản lý về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ; Đại bộ phận công việc quản lý thuế vẫn là thủ công, năng suất, hiệu quả quản lý thuế còn thấp dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý thuế của cơ quan thuế.
(3) Nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý thuế:
Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý thuế chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng cả về chất và lượng của người nộp thuế làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản lý thuế.
Bộ máy hiện nay vẫn còn nhiều cán bộ mà trước đây được tuyển dụng theo dạng ưu tiên như phối hợp với các chính sách xã hội khác cụ thể như ưu tiên cho bộ đội phục viên, thương bệnh binh...Do đó đối với số cán bộ này hiện nay tuổi đời thì đã cao, mà trình độ lại không cao nhất là trình độ về tin học và cập nhật những thay đổi của chính sách nên khó đáp ứng được các yêu cầu trong công tác hiện nay, nhất là trong công tác hiện đại hóa ngành thuế theo mục tiêu của ngành đề ra.
Một trong những thách thức lớn đối với Cục Thuế là nguồn nhân lực hiện nay phải đáp ứng được các mặt công tác với số lượng người nộp thuế phát triển nhanh từng ngày, chính sách thuế lại thường xuyên được bổ sung,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68
thay đổi trong khi đó chủ trương của ngành thuế lại hạn chế việc tăng biên chế cho đơn vị.
(4) Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả quản lý thuế chưa được xây dựng.
Đến nay, cơ quan thuế vẫn chưa xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả quản lý của cả bộ máy và từng đơn vị trực thuộc. Hiệu quả quản lý thu thuế được đánh giá vẫn chỉ sử dụng các tiêu chuẩn chung về mối tương quan giữa kết quả thu được (đầu ra) là tối đa so với chi phí thực hiện kết quả đó (đầu vào) là tối thiểu, như tiêu chuẩn đánh giá: hiệu quả tối đa với mức chi phí các nguồn lực nhất định; hiệu quả nhất định với mức chi phí các nguồn lực tối thiểu.
Các tiêu chuẩn cụ thể về hiệu quả quản lý trong lĩnh vực đăng ký thuế, xử lý tờ khai, thanh tra đối tượng nộp thuế và cung cấp dịch vụ đối tượng nộp thuế... chưa được nghiên cứu, xây dựng và ban hành để thực hiện thống nhất trong toàn ngành.
4.4. Giải pháp quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương