Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh hải dương (Trang 44)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hải Dương

3.1.1.1. Thực trạng và xu hướng phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh

tại Hải Dương

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, lại có một hệ thống giao thông thuận tiện (gồm đường bộ, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, đường sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài, Cát Bi và nằm trên trục giao thông Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội - Quảng Ninh cùng hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư hoàn thiện, Hải Dương đã và đang phát huy tiềm năng thế mạnh trong phát triển công nghiệp.

Là tỉnh nằm trong hành lang kinh tế kỹ thuật quốc gia và trên các hành lang giao thương quốc tế, có lợi thế đa dạng về tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên du lịch dịch vụ, có hệ thống đô thị phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại… Hải Dương đã tạo dựng được tiền đề để phát triển trong tương lai.

+ Hệ thống giao thông thuận lợi, bao gồm các tuyến đường quốc lộ, tuyến đường sắt quốc gia, đường thủy nội địa lớn. Hệ thống giao thông trên là điều kiện cho việc giao lưu kinh tế từ trong tỉnh đi cả nước và nước ngoài thuận lợi.

+ Tài nguyên thiên nhiên với trữ lượng lớn: Đá vôi xi măng, Cao Lanh, Bôxit ở Kinh Môn, đất Sét chịu lửa ở Chí Linh.

+ Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 1 và 2 nằm trên địa bàn tỉnh.

+ Bề dày về văn hóa lịch sử: Hải Dương có trên 1000 di tích lịch sử, trong đó có 133 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và nhiều di tích được xếp hạng đặc biệt như Côn Sơn, Kiếp Bạc. Với những thuận lợi trên, Hải Dương có vị trí khá quan trọng trong vùng du lịch Bắc Bộ và cả nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

Từ những điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nêu trên cộng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng của nhà nước. Các thành phần kinh tế đều phát triển tăng trưởng nhanh cả về số lượng và chất lượng cụ thể: Trên địa bàn tỉnh Hải Dương số đơn vị, tổ chức thành lập mới và các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình tăng lên rất nhanh, đến 31/12/2013 tổng số đơn vị, tổ chức theo các loại hình đã được cấp phép đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế đi vào hoạt động kinh doanh là 8378 đơn vị trong đó số lượng doanh nghiệp đang hoạt động là 6.279 doanh nghiệp trong đó số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Cục thuế tỉnh Hải Dương trực tiếp quản lý là: 850 doanh nghiệp, tăng so với thời điểm năm 2010 (687 doanh nghiệp) là 163 đơn vị (bảng 3.1)

Bảng 3.1 Số doanh nghiệp thuộc quản lý Cục thuế tỉnh Hải Dương qua các năm từ năm 2010 đến năm 2013 Nội dung 2010 2011 2012 2013 So sánh (%) 2011/2010 2012/2011 2013/2012 Số phát sinh trong năm 102 47 66 50 -53,92 40,43 -24,24 Số lũy kế 687 734 800 850 6,84 8,99 6,25

(Nguồn Cục thuế Hải Dương)

3.1.1.2. Tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách từ năm 2011 đến năm 2013

của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khu vực kinh tế trọng điểm đóng góp, bổ sung nguồn vốn quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như sự đóng góp về cho ngân sách nhà nước nguồn thu về thuế lớn.

Thu từ khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng giảm nhẹ, đây là dấu hiệu đáng buồn đối với ngân sách tỉnh. Tuy nhiên, điều này xuất phát từ thực tiễn trong các năm qua Hải Dương cũng như cả nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, chi phí

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

sản xuất trong đó đặc biệt là chi phí lãi vay lớn, làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, gây khó khăn chung. Mặc dù tình hình không khả quan, nhưng các doanh nghiệp cũng như văn phòng Cục thuế đã nỗ lực duy trì số thu từ khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh xấp xỉ 20% tổng số thu của văn phòng Cục thuế.

Nhìn chung giai đoạn 2011-2013, tổng số thu ngân sách của khu vực này giảm nhẹ không đáng kể. Nhưng xét riêng từng loại hình doanh nghiệp trong khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì số thu của khối công ty cổ phần là giảm mạnh. Nguyên nhân chính dẫn đến là đây là các doanh nghiệp lớn, lĩnh vực sản xuất thuộc công nghiệp nằng, vật liệu xây dựng… là những đơn vị chịu ảnh hưởng nặng nhất của khủng hoảng kinh tế. Ví dụ như công ty cổ phần SX VLXD Thành Công III, năm 2011, số lỗ xấp xỉ 10,2 tỷ đồng. Trong khi những đơn vị thuộc khối doanh nghiệp tư nhân và trách nhiệm hữu hạn đa phần là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nhu cầu vốn kinh doanh nhỏ và vòng quay vốn nhanh nên ít bị ảnh hưởng và vẫn duy trì tăng trưởng và số nộp ngân sách vẫn tăng.

Mặc dù vậy, để xác định đúng số thuế của các đơn vị kê khai, số thuế nộp ngân sách đúng hạn, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu Ngân sách nhà nước hàng năm trên địa bàn, đảm bảo cho số thu được tăng trưởng ổn định và bền vững thì cần tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh hải dương (Trang 44)