2. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3.2. Những yêu cầu cơ bản quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoà
các nghiệp vụ quản lý, trình độ chuyên môn chủ yếu là tự học hoặc theo kinh nghiệm. Vì vậy, nhìn chung hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thấp, số đông các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ có mục đích chính là mua đi, bán lại để kiếm chênh lệch giá; còn một số lượng nhỏ hoạt động ở lĩnh vực sản xuất thì trình độ công nghệ thấp, trình độ quản lý không cao, do đó năng suất lao động và chất lượng hàng hoá đạt được là không cao.
(3)Thứ ba là đặc điểm về ý thức tuân thủ pháp luật:
Xuất phát từ trình độ còn hạn chế nêu trên, cho nên phần lớn các chủ doanh nghiệp có trình độ nhận thức về pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng là rất thấp, biểu hiện rõ nhất là số đông các cơ sở kinh doanh không lập và giữ sổ sách kế toán theo quy định.
(4)Thứ tư là đặc điểm về số lượng đối tượng:
Số lượng các cơ sở kinh doanh rất lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh ở tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế, từ sản xuất, gia công, chế biến, xây dựng, vận tải... đến các loại hình thương nghiệp, dịch vụ và được trải rộng trên khắp các địa bàn trong cả nước.
2.3.2. Những yêu cầu cơ bản quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh quốc doanh
Nhằm mục tiêu xây dựng một hệ thống quy trình thực hiện các nghiệp vụ quản lý thuế hợp lý, rõ ràng phù hợp với tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của từng bộ phận và trong toàn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19
bộ hệ thống thuế của cơ quan thuế, góp phần thực hiện tốt quy định của các Luật thuế, các thủ tục quản lý thuế, xoá bỏ các thủ tục phiền hà và cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho người nộp thuế, giảm chi phí quản lý thuế của cơ quan thuế, góp phần thực hiện cải cách hành chính thuế, hiện đại hoá công tác quản lý thuế, các quy trình nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Đơn giản, rõ ràng, giảm thiểu các bước luân chuyển xử lý công việc nếu không cần thiết hoặc kém hiệu quả;
- Phân định rõ trách nhiệm của các bộ phận trong cơ quan thuế, tránh chồng chéo. Mỗi một bước trong quy trình chỉ do một bộ phận thực hiện và chịu trách nhiệm;
- Đảm bảo đánh giá được chất lượng và hiệu quả quản lý của cơ quan thuế; - Phải quy định đầy đủ đối với tất cả các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế;
- Phải phù hợp với từng mô hình tổ chức bộ máy quản lý, cơ chế quản lý, phương pháp quản lý của cơ quan thuế đối với từng đối tượng, từng chức năng quản lý thuế;
- Phải thể hiện kỹ thuật quản lý thuế theo rủi ro; - Phải có sự hỗ trợ cao của tin học;
- Phải được hướng dẫn đầy đủ đến từng cán bộ thuế theo chức năng, nhiệm vụ được phân công theo nội dung nghiệp vụ được quy định và với sự trợ giúp của các sổ tay nghiệp vụ.