Hiện nay, trong chương trình Toán học ở trường phồ thông của hầu hết các nước đều bao gồm nhũng kiến thức về vectơ với các lí do sau:
- Vectơ có nhiều ứng dụng trong vật lí, kĩ thuật, do đó công cụ vectơ tạo điều kiện thực hiện mối liên hệ liên môn ở trường phố thông.
- Phương pháp vectơ cho phép tiếp cận nhũng kiến thức Toán học phố thông một cách gọn gàng, sáng sủa. Đồng thời, phương pháp vectơ còn là phương pháp giải toán có hiệu quả một cách nhanh chóng, tống quát, đôi khi không cần đến hình vẽ. Nó có tác dụng tích cực trong việc phát triển tư duy trìu tượng, năng lực phân tích, tổng họp, ...
- Từ vectơ có thế xây dựng một cách chặt chẽ phương pháp tọa độ theo tinh thần Toán học hiện đại, có thể xây dựng lí thuyết hình học và cung cấp công cụ giải toán, cho phép địa số hóa hình học và hình học hóa đại số.
- Việc nghiên cứu vectơ góp phần mở rộng nhân quan Toán học cho học sinh; Chắng hạn như tạo cho học sinh khả năng làm quen với nhũng phép toán trên nhũng đối tượng không phải là số, nhung lại có tính chất tương tự. Điều đó, dẫn tới
số, đặc biệt là nhóm và không gian vectơ - hai khái niệm trong số những khái niệm quan trọng của Toán học hiện đại.
- Hiện nay, nhiều phân môn toán ở bậc Cao đắng và Đại học được xây dựng trên cơ sở vectơ như hình học giải tích, đại số tuyến tính, hình học vi phân, hình học xạ ảnh, ... Vì thế, nắm vũng khái niệm vectơ ở trường phố thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tiếp tục một cách không đột ngột chương trình toán ở các trường Cao đắng, Đại học hoặc tiếp xúc không khó khăn với một số thông tin về khao học, kĩ thuật hiện đại.
Trong chương trình hình học ở trường phổ thông, học sinh được học về vectơ, các phép toán về vectơ và dùng vectơ làm phương tiện trung gian để chuyển những khái niệm hình học cùng những mối quan hệ giữa những đối tượng hình học sang những khái niệm đại số và quan hệ đại số. Chắng hạn, trong mặt phẳng, muốn xét vị trí tương đối của hai đường thẳng nào đó, ta viết phương trình của hai đường thắng đó rồi xác định nghiệm của hệ hai phương trình này. Tùy theo hệ phương trình ấy có nghiệm duy nhất, vô nghiệm hay vô số nghiệm, ta kết luận hai đường thẳng đó cắt nhau, song song với nhau hoặc trùng nhau..