- Tồn tại:
+ Huyện Từ Liêm là một huyện có diện tắch lớn, dân số đông, tốc độ đô thị hóa cao nên khối lượng công việc liên quan đến đất đai rất lớn.
+ Hệ thống hồ sơ chưa đầy đủ, cơ sở dữ liệu về đất đai chưa hoàn thiện, chưa có bản đồ dạng số để quản lý.
+ Chắnh sách pháp luật về đất đai trong những năm vừa qua có nhiều sự thay đổi, chồng chéo.
+ Một số thủ tục hành chắnh về đất đai do thành phố quy định chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế tại huyện.
+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về đất đai nói chung và công tác cấp giấy chứng nhận của một số cấp ủy và chắnh quyền cấp xã có lúc còn chưa tập trung; sự phối kết hợp giữa các cấp, các phòng ban còn chưa thống nhất và đồng bộ. Nhận thức pháp luật của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn hạn chế.
+ Cơ sở vật chất: Hệ thống trang thiết bị tuy cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quản lý nhưng chưa đồng bộ.
+ Vẫn còn xảy ra tình trạng tồn đọng hồ sơ.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Là huyện có diện tắch lớn, dân số đông lại có tốc độ đo thị hóa nhanh nên khối lượng công việc liên quan đến đất đai lớn.
+ Nhiều trường hợp vướng mắc về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND huyện đã báo cáo xin ý kiến chỉ đạo, các trường hợp trong khu dân cư có nguồn gốc sử dụng không rõ ràng phải lấy ý kiến khu dân cư mất rất nhiều thời gian, công sức và gặp phải những khó khăn nhất định.
+ Do điều kiện hình thành quá trình quản lý và sử dụng đất đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau: Hệ thống bản đồ địa chắnh trên địa bàn huyện được thành lập từ năm 1994, qua nhiều năm sử dụng đã cũ, nhàu nát, nhiều tờ mờ, không nhìn rõ thông tin về thửa đất gây ra nhiều khó khăn. Một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới, đất đai bị buông lỏng thiếu một hệ thống đăng ký đất đai đến từng thửa đất và từng hộ sử dụng đất.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Tài nguyên và Môi trường không đầy đủ, còn thiếu.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Về chắnh sách: Trên thực tế hiện nay có quá nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai, hơn nữa những văn bản này luôn thay đổi, do vậy khi người dân có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chắnh về đất đai thường không nắm vững và chuẩn bị được các giấy tờ cần thiết dẫn đến việc phải đi lại nhiều lần. Hơn thế nữa, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn huyện Từ Liêm lớn, nguồn gốc sử dụng đất rất đa dạng, phức tạp, các thời kỳ sử dụng đất để lại nhiều tồn tại khó giải quyết.
+ Cơ sở vật chất: Hiện nay một số cán bộ tại VPĐK còn phải tự trang bị máy tắnh cá nhân để làm việc. Bên cạnh đó, số lượng máy in A3 chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác in giấy chứng nhận.
+ Công tác tuyên truyền chủ trương, chắnh sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về đất đai đến người dân còn gặp nhiều khó khăn chưa sâu rộng và vẫn mang tắnh hình thức.
+ Một bộ phận người dân hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật đất đai còn hạn chế hoặc ngại đến các cơ quan chắnh quyền để thực hiện các giao dịch có liên
quan đến đất đai.
+ Việc xây dựng phương án xử lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là công việc phức tạp hết sức nhạy cảm nó liên quan hầu hết đến mọi người dân.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QSDĐ TẠI HUYỆN TỪ LIÊM -
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ đăng ký và cấp giấy chứng nhận QSDĐ tại huyện Từ LiêmQSDĐ tại huyện Từ Liêm QSDĐ tại huyện Từ Liêm
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một vấn đề nóng bỏng hiện nay, không chỉ Nhà nước đứng trên phương diện người quản lý quan tâm mà cả người sử dụng đất cũng vậy. Hiện nay, vấn đề này đang được bàn cãi rất gay gắt trong các kỳ họp quốc hội. Đã có tới 40 văn bản dưới luật được ban hành kể từ khi Luật đất đai 2003 ra đời để hướng dẫn thực thi việc cấp giấy nhận quyền sử dụng đất, nhà ở; đó là chưa kể một loạt hệ thống văn bản về đơn giá thuê đất, thuê mặt nước, hạn mức giao đất ở mớiẦ do 63 tỉnh thành ban hành. Như thế là chúng ta đã thấy rõ được sự phức tạp trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chắnh vì thế mà bất cập trong cấp giấy là không thể tránh khỏi, như việc chậm trễ trong cấp giấy, sự phức tạp của các loại giấy chứng nhận chưa được thống nhất, việc xét giấy chứng nhận còn nhiều sai sótẦ Đó là những vấn đề chung của công tác cấp giấy chứng nhận ở nước ta. Và đối với huyện Từ Liêm thì cũng không có sự khác biệt. Do vậy, để đẩy nhanh tiến trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện cần phải có những biện pháp phù hợp và có tắnh khả thi cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3.1.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức phòng Tài nguyên và Môi trường
- Phòng Tài nguyên và Môi trường cần tổ chức lại cơ cấu quản lắ, tinh giảm bộ máy quản lắ phân công lại cán bộ phụ trách công tác chuyên môn sao cho hợp lắ tránh tình trạng cán bộ phải thụ lắ quá tải ở các xã, thị trấn.
- Huyện cần lên kế hoạch cụ thể để thực hiện các công việc tránh tình trạng công việc tập trung theo đợt khi rảnh, khi quá bận rộn và phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng đối tượng phụ trách. Có như thế mới đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn toàn huyện.
- Kết nối phần mềm quản lý đơn thư với phần mềm quản lý hồ sơ một cửa: Do đất đai có nhiều biến động phức tạp và có giá trị lớn nên phát sinh nhiều tranh chấp khiếu kiện. Đề nghị UBND huyện xây dựng phần mềm quản lý đơn thư được kết nối với phần mềm quản lý hồ sơ một cửa nhằm xử lý kịp thời các đơn thư đề nghị dừng các giao dịch hoặc kiến nghị khác liên quan đến các giao dịch về đất đai. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban ngành trong công tác quản lý đất đai.
3.1.2. Tăng cường hoạt động quản lý đất đai tại địa bàn xã (thị trấn).