Thực trạng phát trển hạ tầng xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở đối với cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội (Trang 36)

a.Ngành giáo dục - đào tạo:

Hiện nay trên toàn huyện có 30 trường mầm non, 22 trường tiểu học, 18 trường trung học cơ sở, 1 trường bổ túc văn hóa và 8 trường trung học phổ thông. Giáo dục cả 3 cấp đều đạt được những thành tựu quan trọng. 100% số trường tiểu học dạy và học 2 buổi/ngày. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt 100%, trong đó khá, giỏi đạt 87%, tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đạt tốt nghiệp là 98%, tỷ lệ học sinh bổ túc văn hóa tốt nghiệp đạt 34,16%. Toàn huyện có 14 trường học đạt chuẩn quốc gia.

Về đào tạo: Công tác đào tạo được huyện quan tâm thỏa đáng, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lao động, cung cấp lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng. Trên địa bàn huyện hiện có nhiều trường đại học,cao đẳng và dạy nghề. Hằng năm, các trường đào tạo hàng nghìn lao động kỹ thuật đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

b.Ngành y tế

Công tác y tế thường xuyên được quan tâm chỉ đạo và thực hiện rất tốt. Cơ sở vật chất và trang thiết bị được tăng cường từ huyện đến xã, thị trấn, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe được nâng lên rõ rệt. Đội ngũ cán bộ y tế đông đảo với số lượng cán bộ ngành y là 154 người ngành dược là 20 người có khả năng đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân.

c.Ngành văn hóa-thể dục thể thao

Hoạt động văn hóa thông tin và thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, có chất lượng, có tác động trực tiếp, kịp thời và sâu sắc tới quần chúng nhân dân, đáp ứng nhiệm vụ chắnh trị của huyện và thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.

Các phong trào quần chúng ngày càng sâu rộng, đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa ở cở sở, xây dựng nếp sống văn minh, trật tự, kỷ cương trong xã hội, giữ gìn bản sắc dân tộc. Hầu hết các các di tắch lịch sử, văn hóa được trùng tu tôn tạo, nhiều phong tục tập quán, lễ hội được phát huy. Nhiều công trình, thiết chế văn

hóa cơ sở được đầu tư xây dựng, chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực đầu tư phát triển các hoạt động văn hóa được quần chúng nhân dân tắch cực thực hiện.

2.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ huyện Từ Liêmđăng ký, cấp GCNQSDĐ huyện Từ Liêm đăng ký, cấp GCNQSDĐ huyện Từ Liêm

- Thuận lợi:

- Huyện Từ Liêm có vị trắ địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa nhân dân trong huyện với nhân dân các quận huyện khác trong và ngoài thủ đô.

- Có hệ thống sông ngòi dày đặc cộng thêm việc đa dạng về thực vật nên đất đai của huyện rất màu mỡ giúp cho phát triển mạnh về nông nghiệp với đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi .

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều tăng so với kế hoạch đề ra.

- Nguồn lao động dồi dào, có tắnh năng động, cần cù, được đào tạo tốt tắch lũy nhiều kinh nghiệm sản xuất.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của huyện được thành phố đầu tư, cải tạo và xây dựng mới nhằm đảm bảo thiết thực cho nhu cầu cuộc sống của nhân dân, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển KT - XH chung của toàn huyện.

Những thuận lợi đó dẫn đến công tác đăng ký, cấp GCNSDĐ trên địa bàn huyện càng đóng vai trò quan trọng và được các cơ quan, ban ngành trong huyện cũng như thành phố chú trọng quan tâm, tạo điều kiện.

- Khó khăn:

+ Do quá trình đô thị hóa nên nhu cầu về đất ở và nhà ở ngày càng cao, tình trạng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở, lấn chiếm đất đai trái phép, chủ yếu là lấn chiếm đất biển, ao, hồ, đất côngẦ xảy ra phổ biến trên địa bàn huyện. Điều này đã gây cản trở cho huyện trong quá trình tiến hành công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ trong toàn huyện.

2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Từ Liêm

2.2.1. Bộ máy quản lý đất đai của huyện Từ Liêm2.2.1.1. Bộ máy phòng Tài nguyên và Môi trường2.2.1.1. Bộ máy phòng Tài nguyên và Môi trường 2.2.1.1. Bộ máy phòng Tài nguyên và Môi trường

thuộc Ủy ban nhân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường..

Chức năng của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Từ Liêm là thực hiện chức năng tham mưu cho UBND huyện về công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản - môi trường, quản lý đất và nhà ở trên địa bàn huyện.

Phòng Tài nguyện và Môi trường huyện Từ Liêm có Văn phòng Đăng ký đất và nhà trực thuộc. VPĐK đất và nhà huyện Từ Liêm trực thuộc Phòng TN&MT do UBND huyện Từ Liêm quyết định thành lập ngày 10 tháng 5 năm 2005 theo đề nghị của trưởng Phòng TN&MT, trưởng phòng Tổ chức chắnh quyềnẦ

VPĐK hoạt động theo hai loại hình sự nghiệp có thu, có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định hiện hành.

Chắnh bởi vậy, VPĐK có chức năng, nhiệm vụ:

1. Giúp Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối thực hiện các thủ tục hành chắnh về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư.

2. Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chắnh đối với tất cả các thửa đất thuộc phạm vi địa giới hành chắnh cấp huyện theo trắch sao hồ sơ địa chắnh gốc đã chỉnh lý do VPĐK quyền sử dụng đất cấp tỉnh gửi tới, hướng dẫn và kiểm tra việc lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chắnh của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

4. Cung cấp số liệu đại chắnh cho cơ quan chức năng xác định mức thu tiền sử dụng đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai đối với người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư.

5. Lưu trữ, quản lý bản sao GCNQSDĐ và các giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực hiện thủ tục hành chắnh quy định trên.

6. Thực hiện trắch đo địa chắnh thửa đất, khu đất. Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và cấp xã.

7. Cung cấp bản đồ địa chắnh, trắch lục bản đồ địa chắnh, trắch sao hồ sơ địa chắnh và các thông tin khác về đất đai phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước và nhu cầu của cộng đồng.

8. Thực hiện việc thu phắ, lệ phắ trong quản lý sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật, thực hiện các dịch vụ có thu về cung cấp thông tin đất đai, trắch lục bản đồ địa chắnh, trắch sao hồ sơ địa chắnh.

9. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vc công tác được giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường.

10. Quản lý viên chức, người lao động và tài chắnh và tài sản thuộc Văn phòng theo quy định của pháp luật.

Phân công cán bộ:

+ VPĐK đất và nhà huyện Từ Liêm hiện có 29 cán bộ công chức, viên chức, và người lao động. Trong đó có 3 người có trình độ thạc sĩ, 23 người có trình độ đại học và 3 người có trình độ cao đẳng. Tất cả các cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại VPĐK đất và nhà huyện Từ Liêm đều đã và đang được đào tạo phù hợp với đúng chuyên môn.

+ VPĐK đất và nhà huyện Từ Liêm có 2 bộ phận: - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chắnh: Có nhiệm vụ + Tiếp nhận hồ sơ.

+ Trả giấy chứng nhận và các thủ tục hành chắnh. + Kiểm tra hồ sơ.

- Bộ phận chuyên môn: có nhiệm vụ + Thẩm tra hồ sơ

+ Biên tập giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Thực hiện tài chắnh của Văn phòng.

2.2.1.2. Bộ máy quản lý đất đai ở các xã, thị trấn trong huyện.

Tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện hiện nay đều có ắt nhất 2 cán bộ địa chắnh nhằm giúp UBND xã thực hiện việc quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ trên phạm vi xã, thị trấn và chịu sự chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở, phòng TN & MT.

Cán bộ địa chắnh các xã, thị trấn là những cán bộ có kinh nghiệm và thuộc biên chế công chức Nhà nước. Cơ bản trình độ chuyên môn, nghiệp vụ các cán bộ địa chắnh đã qua đào tạo, chủ yếu là đã tốt nghiệp đại học. Trong quá trình thực hiện các chắnh sách về đất đai, cán bộ địa chắnh xã thường xuyên được tập huấn về nghiệp vụ, văn bản mới liên quan đến quản lý Nhà nước về đất đai.

2.2.2. Khái quát tình hình sử dụng đất của huyện Từ Liêm

Huyện Từ Liêm là một huyện ngoại thành có diện tắch tự nhiên lớn. Năm 2013, tổng diện tắch đất đai trên địa bàn huyện Từ Liêm là 7562,80ha, trong đó:

+ Nhóm đất nông nghiệp có 2779,93ha chiếm 36,76% tổng diên tắch đất tự nhiên.

+ Nhóm đất phi nông nghiệp có 4733,36, chiếm 62,59% tổng diên tắch đất tự nhiên.

+ Nhóm đất chưa sử dụng có 49,51ha , chiếm 0,65% tổng diên tắch đất tự nhiên. Thực trạng sử dụng của từng loại đất trên địa bàn huyện Từ Liêm được thể hiện cụ thể thông qua bảng 2.

Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Từ Liêm năm 2013 Thứ tự Mục đắch sử dụng Diện tắch năm 2013 (ha) cấu (%) Tổng diện tắch tự nhiên 7562.80 100.00 1 Đất nông nghiệp NNP 2779.93 36.76

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2681.75 35.46

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 2301.89 30.44

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 750.65 9.93

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1551.24 20.51

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 379.85 5.02

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 66.07 0.87

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 32.11 0.42

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4733.36 62.59

2.1 Đất ở OTC 1498.85 19.82

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1432.74 18.94

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 66.11 0.87

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2437.99 32.24

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp. CTS 227.59 3.01

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 123.55 1.63

2.2.3 Đất an ninh CAN 66.14 0.87

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 398.62 5.27

2.2.5 Đất có mục đắch công cộng CCC 1622.09 21.45

2.3 Đất tôn giáo, tắn ngưỡng TTN 16.64 0.22

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 83.05 1.10

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 688.21 9.10

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 8.62 0.11

3 Đất chưa sử dụng CSD 49.51 0.65

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 49.51 0.65

(Nguồn: Văn phòng đăng ký đất và nhà huyện Từ Liêm) Quy luật biến động

- Đất NN có biến động giảm 1 phần, do nhu cầu phục vụ cho các mục đắch công nghiệp hóa, phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đất ở khu dân cư. Diện tắch đất nông nghiệp giảm liên tục qua các năm, mặc dù diện tắch đất nông nghiệp cũng được bổ sung tăng do cải tạo diện tắch đất chưa sử dụng đưa vào trồng cây hàng năm nhưng không đáng kểẦ

- Đất phi nông nghiệp tăng lên cùng với quá trình gia tăng dân số tự nhiên và sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, công nghiệp và các công trình

xây dựng khác.

- Đất chưa sử dụng giảm dần do cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp và 1 phần phục vụ cho các nhu cầu phi nông nghiệp.

Những năm qua các loại đất đều có sự biến động, đất nông nghiệp có tăng có giảm, đất phát triển hạ tầng, đất ở nông thôn và đô thị tăng phù hợp với quy luật phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân làm cho bộ mặt nông thôn và đô thị có nhiều thay đổi. Tuy nhiên những năm tới cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng đất cho các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là xậy dựng cơ sở hạ tầng, khu (cụm) công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhà ở đô thị và nông thôn sẽ tăng mạnh, yêu cầu đặt ra là phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để vừa bảo vệ nghiêm ngặt vùng đất lúa năng suất cao vừa đấp ứng yêu cầu sử dụng đất vào mục đắch khác cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất. Từ đó yêu cầu công tác đăng ký biến động đất đai cũng phải nâng cao và hoàn thiện ghóp phần vào công tác quản lý đất đai của huyện hiệu quả hơn.

2.2.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện những năm gần đây.đây. đây.

Trong năm 2013, toàn huyện đã cấp 3,302 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó có 1.544 giấy chứng nhận cấp mới và 1.758 giấy chứng nhận biến động. Tắnh đến hết năm 2013, toàn huyện đã cấp được 64.933 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Song song với việc cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp đủ điều kiện, phòng cùng các xã, thị xã rà soát được 21.794 trường hợp sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở theo kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 31 tháng 1 năm 2013 của UBND huyện Từ Liêm. Trong đó có 6.635 trường hợp đủ điều kiện và 15.159 trường hợp đất chưa kê khai.

Tiến độ giải quyết đơn thư về đất đai được đẩy nhanh, đã giải quyết được 311/421 đơn, đạt tỷ lệ 74% số đơn phải giải quyết. Số đơn còn lại được Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Từ Liêm tiếp tục xem xét và giải quyết.

trường hợp lấn chiếm đất công, xây dựng vi phạm trên đất công đã được Phòng Tài nguyên và môi trường ttham mưu cho UBND huyện chỉ đạo xử lý quyết liệt nhằm ngăn chặn kịp thời các vi phạm mới phát sinh và yêu cầu lập kế hoạch từng bước xử lý các vi phạm còn tồn tại.

Trong năm 2013, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời việc xử lý vi phạm đất đai ở các xã có nhiều vi phạm như Mỹ Đình, Mễ Trì, Trung Văn, Phú DiễnẦ. UBND các xã, thị trấn đã lập 388 biên bản vi phạm về đất, ra 152 quyết định xử phạt vi phạm và 131 quyết định cưỡng chế thi hành xử lý vi phạm về đất đai; 2 trường hợp vi phạm đất đai thuộc thẩm quyền cấp huyện, phòng tham mưu UBND huyện ra quyết định xử lý với số tiền 60 triệu đồng và 16 trường hợp vi phạm pháp luật để điều với số tiền phạt 120 triệu đồng. Đồng thời, phòng cùng Thanh tra xây dựng huyện xây dựng quy chế trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong việc xử lý các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở đối với cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội (Trang 36)

w