Từ năm 2006-2010, huyện Từ Liêm đã khai thác mọi nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã làm cho nền kinh tế của huyện phát triển cao và hiệu quả. Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành bình quân 5 năm (2006-2010) đạt 17,8% tăng 2,6 lần giai đoạn 2000-2005. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp bình quân hằng năm đạt 21%/năm, ngành thương mại - dịch vụ đạt 18,2%/năm, ngành nông nghiệp đạt 0,45%/năm.
Cơ cấu kinh tế thuộc huyện quản lý có sự thay đổi lớn, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Bảng 1: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006 - 2010
Ngành kinh tế Năm 2006 (%) Năm 2010(%)
Ngành công nghiệp 39,5 57
Ngành thương mại, dịch vụ 26,9 25,8
Ngành nông nghiệp 33,6 17.2
(Nguồn Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ XXI Đảng bộ huyện Từ Liêm)
a. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng.
Trong giai đoạn 2005 đến nay, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng của huyện có bước tăng trưởng nhảy vọt, nhanh chóng trở thành ngành kinh tế chủ lực, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế của huyện. Giá trị sản xuất trên địa bàn tăng nhanh, năm 2011 đạt 903,4 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2005; năm 2012 đạt 1097,2 tỷ đồng, tăng 19,1% so với năm 2006, năm 2013 đạt 1308,2 tỷ đồng, tăng 19.7% so với cùng kỳ năm 2007.
b. Ngành thương mại, dịch vụ, vận tải.
Với lợi thế là cửa ngõ phắa Tây của Thủ đô (cũ) và là khu vực trung tâm của thành phố Hà Nội mới, là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng. Trong những năm qua, ngành dịch vụ trên địa bàn huyện có bước tăng trưởng khá nhanh với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của huyện. Năm 2013 toàn huyện có hàng chục nghìn doanh nghiệp và hộ gia
đình, các nhân kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ với tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ước đạt 557,1 tỷ đồng.
Hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động đã đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao trên địa bàn. Mạng lưới cơ sở thương mại từ đô thị đến nông thôn phát triển khá nhanh. Năm 2011, tổng mức lưu chuyển hàng hóa đạt 2.983,5 tỷ đồng (giá thực tế). Tiềm năng du lịch bước đầu được khai thác, hệ thống nhà hàng, khách sạn được đầu tư xây dựng đồng bộ đáp ứng được nhu cầu của du khách đến thăm quan.
Dịch vụ vận tải có bước phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách. Tham gia dịch vụ vận thải hiện có hàng nghìn phương tiện, chủ yếu của tư nhân, doanh thu đạt hàng trăm tỷ đồng.
Hoạt động ngân hàng trên địa bàn có bước phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu tài chắnh cho các hoạt động sản xuất và giải quyết tốt việc hỗ trợ xóa đói giảm nghèo trên đại bàn huyện. Tổng nguồn vốn huy động hàng năm tăng 50 - 55%. Số dư nợ hàng năm tăng 30 - 35%. Kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, các chương trình vay vốn có tác dụng quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Dịch vụ bưu chắnh viễn thông đã có bước phát triển mạnh, với doanh thu năm 2012 đạt 64 tỷ đồng, tăng 4,3 lần so với năm 2006. Chất lượng dịch vụ bưu chắnh viễn thông ngày càng được nâng lên, đáp ứng đủ yêu cầu thông tin liên lạc trên địa bàn.
Các ngành dịch vụ khác như khoa học, công nghệ, thông tin từng bước phát triển nhanh, đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội.
c. Ngành sản xuất nông nghiệp.
Mặc dù diện tắch đất nông nghiệp của huyện tiếp tục giảm, song ngành sản xuất nông nghiệp vẫn đạt mức tăng trưởng ổn định, nhưng chậm so với các ngành kinh tế khác.
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp đã đạt được những bước tăng trưởng vững chắc. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, trình độ thâm canh được nâng lên, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới được triển khai ứng dụng vào sản xuất. Một số chương trình kinh tế nông
nghiệp công nghệ cao, vùng sản xuất chuyên canh phục vụ đô thị và các khu công nghiệp.
+ Trồng trọt: Năm 2012 - 2013, huyện tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tắch lúa, tăng diện tắch hoa, rau, cây ăn quả đặc sản. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tiếp tục được ứng dụng gieo trồng năm 2012 đạt 4.694,5 ha, trong đó: diện tắch trồng lúa đạt 2.385ha, giảm 228ha so với năm 2013, diện tắch các cây rau đậu đạt 975ha, diện tắch hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản đạt 1.282,5ha. Đây là mô hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường.
+ Chăn nuôi, thủy sản: Chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn huyện có xu hướng giảm dần do quá trình đô thị hóa, đặc biệt là chăn nuôi tại hộ gia đình. Nhiều hộ đã chuyển sang xây dựng dịch vụ cho thuê nhà. Sản phẩm chủ yếu là lợn hướng nạc và gia cầm các loại.