Các nguồn tài nguyên khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở đối với cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội (Trang 28)

2.1.1.4.1. Tài nguyên đất

Đất đai của huyện được hình thành từ quá trình bồi lắng phù sa của sông Hồng, bao gồm 5 loại chắnh:

- Đất phù sa sông Hồng được bồi đắp hằng năm: đất được phân bố chủ yếu ở các xã khu vực ven đê sông Hồng. Đất có tầng dày, thành phần cơ giới nhẹ, giàu chất dinh dưỡng, hàm lượng mùn và lân khá, lân dễ tiêu từ trung bình đến giàu,trung tắnh, ắt chua. Loại đất này thắch hợp với cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên những khu vực có loại đất này thường bị ngập úng vào mùa mưa.

- Đất phù sa sông Hồng không được bồi đắp hằng năm, không glây, không loang lổ: phân bố ở hầu hết các xã trong đê. Đất được phát triển trên đất phù sa cổ và phù sa cũ. Loại đất này có tầng canh tác trung bình, thành phần cơ giới trung

bình và nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng khá đến trung bình, phù hợp với việc trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, các loại rau, cây ăn quả, cây cảnh...

- Đất phù sa không được bồi hằng năm, có tầng loang lổ: được hình thành do chịu ảnh hưởng của quá trình canh tác dẫn đến bị biến đổi xấu, xuất hiện tầng loang lổ đỏ vàng. Đất có tầng dày trung bình, phân bố trên địa hình cao, vàn cao, hàm lượng dinh dưỡng trung bình.

- Đất phù sa sông Hồng không được bồi hằng năm có tầng glây: phân bố ở địa hình vàn, vàn thấp, vàn trũng. Loại đất này có ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Đây là loại đất chủ yếu dùng để canh tác hai vụ lúa do trong điều kiện ngập nước nhiều, thiếu oxi, vi sinh vậy yếm khắ hoạt động mạnh, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nặng, nghèo lân, dễ tiêu.

- Đất phù sa sông Hồng không được bồi hằng năm, úng nước: phân bố chủ yếu ở các xã khu vực phắa nam của huyện. Đất bị biến đổi do thời gian bị ngập lâu, đất chua đến rất chua, nghèo lân, dễ tiêu.

Đất đai của huyện đều có nguồn gốc phù sa, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất khá cao, phù hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho phát triển đa dạng hóa nông nghiệp với nhiều sản phẩm có ưu thế phục vụ đô thị.

2.1.1.4.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: nguồn tài nguyên nước mặt của huyện khá phong phú, được cung cấp bởi sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đăm, sông Cầu Ngà..., hệ thống ao hồ tự nhiên trên địa bàn và lượng mưa hằng năm.

Nhìn chung, chất lượng nước khá tốt, có khả năng cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt và tưới tiêu trên địa bàn cả huyện. Tuy nhiên do chế độ nước của các sông ngòi ao hồ trên địa bàn chịu ảnh hưởng trực tiếp của lượng mưa theo mùa nên vào mùa khô nước các sông xuống thấp, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Nước ngầm: trữ lượng khá lớn, phong phú, gồm 3 tầng. Hiện nay, mực nước ngầm đang bị hạ thấp do tình trạng khai thác nước tăng và khai thác với khối lượng lớn do nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của người dân.

2.1.1.4.3. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản phân bố chủ yếu trên địa bàn huyện là cát và sỏi với khối lượng khá lớn, có thể khai thác cho nhu cầu xây dựng. Tuy nhiên, việc khai thác này cần phải cẩn trọng để tránh gây xáo động đến dòng chảy và gây ra nguy cơ về lở bờ, sụt đê.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện Từ Liêm còn có một số ắt khối lượng than bùn non phân bố ở những khu đầm, hồ. Khối lượng này hiện không còn nhiều và không còn giá trị kinh tế cao.

2.1.1.4.4. Tài nguyên nhân văn

Người Hà Nội nói chung, người dân Từ Liêm nói riêng thận trọng, chắc chắn và nhanh nhạy với cái mới. Trong quá trình phát triển, Từ Liêm có nhiều ngành nghề truyền thống, có giá trị kinh tế và văn hóa, có thể tạo ra những thương hiệu đặc sản của vùng miền như: nghề trồng cây ăn quả đặc sản như bưởi Diễn, Cam Canh ở Phú Diễn, Xuân Phương, Minh Khai, hồng xiêm Xuân Đỉnh, nghề làm bún ở xã Mễ Trì, gò hàn ở Tây Mỗ, nghề làm giá đỗ ở xã Thượng Cát, nghề làm đậu phụ của xã Liên Mạc, nghề rèn của Xuân Phương.... Truyền thống văn minh, lịch sự và các thành tựu văn hóa sẽ có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện và của thành phố.

2.1.1.4.5. Tài nguyên du lịch

Hiện nay trên địa bàn huyện Từ Liêm có tổng số 195 di tắch (theo số liệu tổng kiểm kê di tắch năm 2009), trong đó có 106 di tắch đã được Nhà nước xếp hạng lịch sử văn hóa gồm: 52 đình đền; 11 miếu, phủ, văn chỉ; 35 chùa; 6 nhà thờ danh nhân; 1 làng khoa bảng. Với trên 30 di tắch cách mạng kháng chiến, và 11 khu di tắch lưu niệm chủ tịch Hồ Chắ Minh, đồng thời nơi đây còn lưu giữ được nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc.

Là quê hương của các hội làng, hội vùng, lễ hội nông nghiệp và lễ hội lịch sử như: lễ hội bơi Đăm ở Tây Tựu, hội rước xôi ở Tây Mỗ, hội 5 làng Mọc ở Trung Văn, lễ hội Chèm ở Thụy Phương, hội bơi thuyền ở Thượng Cát. Hội thổi cơm thi ở Xuân Phương... Các lễ hội gắn với di tắch đền, đình, chùa tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Từ Liêm2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

2.1.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Từ năm 2006-2010, huyện Từ Liêm đã khai thác mọi nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã làm cho nền kinh tế của huyện phát triển cao và hiệu quả. Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành bình quân 5 năm (2006-2010) đạt 17,8% tăng 2,6 lần giai đoạn 2000-2005. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp bình quân hằng năm đạt 21%/năm, ngành thương mại - dịch vụ đạt 18,2%/năm, ngành nông nghiệp đạt 0,45%/năm.

Cơ cấu kinh tế thuộc huyện quản lý có sự thay đổi lớn, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Bảng 1: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006 - 2010

Ngành kinh tế Năm 2006 (%) Năm 2010(%)

Ngành công nghiệp 39,5 57

Ngành thương mại, dịch vụ 26,9 25,8

Ngành nông nghiệp 33,6 17.2

(Nguồn Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ XXI Đảng bộ huyện Từ Liêm)

a. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng.

Trong giai đoạn 2005 đến nay, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng của huyện có bước tăng trưởng nhảy vọt, nhanh chóng trở thành ngành kinh tế chủ lực, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế của huyện. Giá trị sản xuất trên địa bàn tăng nhanh, năm 2011 đạt 903,4 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2005; năm 2012 đạt 1097,2 tỷ đồng, tăng 19,1% so với năm 2006, năm 2013 đạt 1308,2 tỷ đồng, tăng 19.7% so với cùng kỳ năm 2007.

b. Ngành thương mại, dịch vụ, vận tải.

Với lợi thế là cửa ngõ phắa Tây của Thủ đô (cũ) và là khu vực trung tâm của thành phố Hà Nội mới, là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng. Trong những năm qua, ngành dịch vụ trên địa bàn huyện có bước tăng trưởng khá nhanh với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của huyện. Năm 2013 toàn huyện có hàng chục nghìn doanh nghiệp và hộ gia

đình, các nhân kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ với tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ước đạt 557,1 tỷ đồng.

Hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động đã đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao trên địa bàn. Mạng lưới cơ sở thương mại từ đô thị đến nông thôn phát triển khá nhanh. Năm 2011, tổng mức lưu chuyển hàng hóa đạt 2.983,5 tỷ đồng (giá thực tế). Tiềm năng du lịch bước đầu được khai thác, hệ thống nhà hàng, khách sạn được đầu tư xây dựng đồng bộ đáp ứng được nhu cầu của du khách đến thăm quan.

Dịch vụ vận tải có bước phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách. Tham gia dịch vụ vận thải hiện có hàng nghìn phương tiện, chủ yếu của tư nhân, doanh thu đạt hàng trăm tỷ đồng.

Hoạt động ngân hàng trên địa bàn có bước phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu tài chắnh cho các hoạt động sản xuất và giải quyết tốt việc hỗ trợ xóa đói giảm nghèo trên đại bàn huyện. Tổng nguồn vốn huy động hàng năm tăng 50 - 55%. Số dư nợ hàng năm tăng 30 - 35%. Kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, các chương trình vay vốn có tác dụng quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Dịch vụ bưu chắnh viễn thông đã có bước phát triển mạnh, với doanh thu năm 2012 đạt 64 tỷ đồng, tăng 4,3 lần so với năm 2006. Chất lượng dịch vụ bưu chắnh viễn thông ngày càng được nâng lên, đáp ứng đủ yêu cầu thông tin liên lạc trên địa bàn.

Các ngành dịch vụ khác như khoa học, công nghệ, thông tin từng bước phát triển nhanh, đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội.

c. Ngành sản xuất nông nghiệp.

Mặc dù diện tắch đất nông nghiệp của huyện tiếp tục giảm, song ngành sản xuất nông nghiệp vẫn đạt mức tăng trưởng ổn định, nhưng chậm so với các ngành kinh tế khác.

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp đã đạt được những bước tăng trưởng vững chắc. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, trình độ thâm canh được nâng lên, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới được triển khai ứng dụng vào sản xuất. Một số chương trình kinh tế nông

nghiệp công nghệ cao, vùng sản xuất chuyên canh phục vụ đô thị và các khu công nghiệp.

+ Trồng trọt: Năm 2012 - 2013, huyện tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tắch lúa, tăng diện tắch hoa, rau, cây ăn quả đặc sản. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tiếp tục được ứng dụng gieo trồng năm 2012 đạt 4.694,5 ha, trong đó: diện tắch trồng lúa đạt 2.385ha, giảm 228ha so với năm 2013, diện tắch các cây rau đậu đạt 975ha, diện tắch hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản đạt 1.282,5ha. Đây là mô hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường.

+ Chăn nuôi, thủy sản: Chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn huyện có xu hướng giảm dần do quá trình đô thị hóa, đặc biệt là chăn nuôi tại hộ gia đình. Nhiều hộ đã chuyển sang xây dựng dịch vụ cho thuê nhà. Sản phẩm chủ yếu là lợn hướng nạc và gia cầm các loại.

2.1.2.1.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.

a. Dân số.

Năm 2011, tổng dân số trên toàn huyện là 409.665 người; trong đó dân số thành thị là 25.891 người; mật độ dân số trung bình là 3.752 người/km2. Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở thị trấn Cầu Diễn, Đông Ngạc, Cổ Nhuế, Trung Văn. Xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Thượng Cát, Liên Mạc.

Là huyện ven đô của thành phố Hà Nội, trong những năm qua, dân số trên địa bàn huyện Từ Liêm tăng nhanh do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,04%, tăng cơ học là 3,86%. Năm 2006, số người chuyển đi là 1.734 người, trong khi đó số người chuyển đến là 12.631 người. Sự gia tăng dân nhập cư làm cho dân số huyện Từ Liêm tăng lên nhanh chóng.

b. Lao động và việc làm.

Năm 2006, toàn huyện có 174.927 người trong độ tuổi lao động, chiếm 42,70% dân số, trong đó lao động có kỹ thuật chiếm 35 - 40% tổng số lao động (cao hơn so với bình quân chung cả nước). Tuy nhiên, lao động có kỹ thuật phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại thị trấn Cầu Diễn và các xã ven đô.

Lao động chưa qua đào tạo ở khu vực nông thôn còn cao, chiếm 78% so với tổng số lao động chưa qua đào tạo của huyện, gây khó khăn về lao động kỹ thuật cho các dự án trên địa bàn và khó khăn cho chuyển đồi nghề nghiệp khi thu hồi đất.

Lao động trong các ngành được phân bố tương đối đồng đều, trong đó lao động trong ngành thương mại chiếm tỷ lệ cao nhất 28%, lao động trong ngành vận tải chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,2%

Dân số tăng nhanh, diện tắch đất nông nghiệp giảm mạnh, lực lượng lao động trên địa bàn tuy có số lượng đông đảo, song về chất lượng còn hạn chế đã gây ra những thách thức lớn trong việc giải quyết việc làm đối với huyện trong những năm gần đây và trong giai đoạn tới.

c. Thu nhập.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của nhân dân cũng được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2006 đạt 9,528 triệu đồng/năm (thấp hơn thu nhập bình quân chung của thành phố 12,288 triệu đồng/năm). Tắnh đến tháng 6 năm 2007, thu nhập bình quân theo đầu người là 13,680 triệu đồng. Tỷ lệ hộ giàu tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chắ mới) còn 3,1%.

2.1.2.1.3. Thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.2.1.2.1.3.1. Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật 2.1.2.1.3.1. Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật

a.Giao thông

Giao thông đ ường bộ:

Nằm ở cửa ngõ phắa Tây của thành phố Hà Nội, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, thuộc khu vực phát triển mở rộng không gian nội thành nên hệ thống giao thông của huyện phát triển khá đồng bộ với tuyến giao thông quan trọng của quốc gia, của thành phố như: quốc lộ 32, đường cao tốc Láng Hòa Lạc (nay là Đại Lộ Thăng Long), quốc lộ 6Ầ Tổng chiều dài hệ thống đường bộ trên địa bàn là 294,81km, mật độ đường đạt 3,91km/km2, trong đó:

Theo trục đông - tây có 5 tuyến, gồm: Quốc lộ 32 (6km), Đại Lộ Thăng Long (6km); Quốc lộ 6 (0,8km), Đường 72 (1,8km); Đường 23 (7,5km).

Theo trục dọc Bắc Nam gồm các tuyến: Đường 70 (13km); Đường Yên Hòa - Đại Mỗ (5,5km); Đường Nam Thăng Long (đường vành đai 3) dài 5km; Đường Cầu Diễn - Trại Giam và Cầu Diễn - Trại Gà có tổng chiều dài 6km;

Đường trục huyện gồm 8 tuyến đường chắnh với tổng chiều dài 29,04km chủ yếu là đường cấp 5, cấp 6 đồng bằng.

Đường trục xã, thôn có tổng chiều dài 209,37 km, tỷ lệ kết cấu mặt đường trải nhựa và bê tông hóa đạt 98%.

Giao thông đường sắt

Huyện có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua với chiều dài 14km với 1 ga hành khách ở Phú Diễn. Tuy nhiên, đây chủ yếu là tuyến đường sắt phục vụ du lịch, không mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Giao thông đường sông

Huyện hiện có 8,16km đường sông với 1 cảng nhỏ chủ yếu phục vụ vận chuyển bốc dỡ vật liệu xây dựng.

Nhìn chung hệ thống giao thông của huyện khá phát triển, thuận lợi cho phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa.

b.Thủy lợi và cấp thoát nước

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện được đầu tư phát triển, đáp ứng khá tốt yêu cầu của sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Hiện nay, hệ thống thủy lợi đang dần được kiên cố hóa, nâng cao hiệu suất công trình. Các công trình cấp thoát nước được quan tâm đầu tư đáp ứng ngày một tốt hơn cho yêu cầu nước sinh hoạt của nhân dân, hạn chế tình trạng thường xuyên bị úng ngập vào mùa mưa.

c.Hệ thống điện

Hệ thống hạ tầng ngành điện được quan tâm đầu tư thỏa đáng, đáp ứng tốt yêu cầu về điện năng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hoạt động dịch vụ bưu chỉnh viễn thông trên địa bàn phát triển nhanh, đi trước một bước tạo điều kiện cho các ngành phát triển. Đến nay, mạng lưới bưu chắnh viễn thông của huyện đã

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở đối với cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w