Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở đối với cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội (Trang 27)

2.1.1.1. Vị trắ địa lý

Từ Liêm là một huyện ven đô nằm ở phắa tây của thành phố Hà Nội, bao gồm 15 xã và một thị trấn với tổng diện tắch là 7532,7203ha với tổng dân số là 409,665 người.

- Phắa bắc giáp huyện Đông Anh.

- Phắa Nam giáp thành phố Hà Đông - tỉnh Hà Tây.

- Phắa đông giáp quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ và quận Thanh Xuân. - Phắa Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Tây.

Huyện Từ Liêm trước đây nằm ở phắa Tây của Thủ đô Hà Nội, song từ khi xác nhập Hà Tây vào Hà Nội, vị trắ của huyện đã dịch chuyển và gần như nằm ở trung tâm của thành phố Hà Nội mới. Huyện Từ Liêm là nơi tập trung nhiều tuyển giao thông đường bộ, đường thủy quan trọng nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phắa Bắc như quốc lộ 32, đường Đại Lộ Thăng Long (đường Láng Hòa Lạc cũ), đường cao tốc Bắc Thăng Long - Hà Nội. Từ Liêm được xác định là khu vực mở rộng không gian nội thị với chức năng là trung tâm dịch vụ khoa học công nghệ của thành phố. Vì vậy huyện có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.1.1.2. Địa hình, địa chất.

Nằm trong vùng Đồng Bằng châu thổ sông Hồng, Từ Liêm có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 6,0m - 6,5m; khu vực có địa hình cao nhất là 8m - 11m nằm ở phắa Bắc ven sông Hồng, khu vực có địa hình thấp nhất là những ô trũng, hồ, đầm và vùng phắa Nam của huyện.

Đây là khu vực có nền địa chất khá ổn định. Tuy nhiên, đất đai phần lớn là đất phù sa mới nên cường độ chịu tải của đất kém, khi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải đầu tư xử lý nền móng.

2.1.1.3. Đặc điểm khắ hậu

Từ Liêm nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm,mưa nhiều. Nền nhiệt cao, ổn định, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24oC. Nhiệt độ cao nhất khoảng 32oC vào tháng 6, tháng 7 và thấp nhất vào khoảng 13oC vào tháng 1. Biên độ nhiệt ngày đêm khoảng 6 - 7oC. Tổng nhiệt độ hằng năm là 8.000 - 8.700oC, số giờ nắng trung bình khoảng 1.640 giờ.

Lượng mưa trung bình năm là 1.600mm - 1.800mm. Số ngày mưa trong năm là 140 - 145 ngày. Lượng mưa trong các tháng mùa mưa (tháng 5 đên tháng 10) chiếm 85% lượng mưa cả năm,trong đó mưa nhiều nhất vào tháng 8 (300mm - 500mm).

Lượng bốc hơi trung bình đạt 938mm/năm. Độ ẩm không khắ trung bình khoảng 82%.

Huyện Từ Liêm chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió thịnh hành: gió mùa đông nam thổi vào mùa hè và gió mùa đông bắc thổi vào mùa đông.

2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên khác.2.1.1.4.1. Tài nguyên đất 2.1.1.4.1. Tài nguyên đất

Đất đai của huyện được hình thành từ quá trình bồi lắng phù sa của sông Hồng, bao gồm 5 loại chắnh:

- Đất phù sa sông Hồng được bồi đắp hằng năm: đất được phân bố chủ yếu ở các xã khu vực ven đê sông Hồng. Đất có tầng dày, thành phần cơ giới nhẹ, giàu chất dinh dưỡng, hàm lượng mùn và lân khá, lân dễ tiêu từ trung bình đến giàu,trung tắnh, ắt chua. Loại đất này thắch hợp với cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên những khu vực có loại đất này thường bị ngập úng vào mùa mưa.

- Đất phù sa sông Hồng không được bồi đắp hằng năm, không glây, không loang lổ: phân bố ở hầu hết các xã trong đê. Đất được phát triển trên đất phù sa cổ và phù sa cũ. Loại đất này có tầng canh tác trung bình, thành phần cơ giới trung

bình và nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng khá đến trung bình, phù hợp với việc trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, các loại rau, cây ăn quả, cây cảnh...

- Đất phù sa không được bồi hằng năm, có tầng loang lổ: được hình thành do chịu ảnh hưởng của quá trình canh tác dẫn đến bị biến đổi xấu, xuất hiện tầng loang lổ đỏ vàng. Đất có tầng dày trung bình, phân bố trên địa hình cao, vàn cao, hàm lượng dinh dưỡng trung bình.

- Đất phù sa sông Hồng không được bồi hằng năm có tầng glây: phân bố ở địa hình vàn, vàn thấp, vàn trũng. Loại đất này có ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Đây là loại đất chủ yếu dùng để canh tác hai vụ lúa do trong điều kiện ngập nước nhiều, thiếu oxi, vi sinh vậy yếm khắ hoạt động mạnh, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nặng, nghèo lân, dễ tiêu.

- Đất phù sa sông Hồng không được bồi hằng năm, úng nước: phân bố chủ yếu ở các xã khu vực phắa nam của huyện. Đất bị biến đổi do thời gian bị ngập lâu, đất chua đến rất chua, nghèo lân, dễ tiêu.

Đất đai của huyện đều có nguồn gốc phù sa, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất khá cao, phù hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho phát triển đa dạng hóa nông nghiệp với nhiều sản phẩm có ưu thế phục vụ đô thị.

2.1.1.4.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: nguồn tài nguyên nước mặt của huyện khá phong phú, được cung cấp bởi sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đăm, sông Cầu Ngà..., hệ thống ao hồ tự nhiên trên địa bàn và lượng mưa hằng năm.

Nhìn chung, chất lượng nước khá tốt, có khả năng cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt và tưới tiêu trên địa bàn cả huyện. Tuy nhiên do chế độ nước của các sông ngòi ao hồ trên địa bàn chịu ảnh hưởng trực tiếp của lượng mưa theo mùa nên vào mùa khô nước các sông xuống thấp, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Nước ngầm: trữ lượng khá lớn, phong phú, gồm 3 tầng. Hiện nay, mực nước ngầm đang bị hạ thấp do tình trạng khai thác nước tăng và khai thác với khối lượng lớn do nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của người dân.

2.1.1.4.3. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản phân bố chủ yếu trên địa bàn huyện là cát và sỏi với khối lượng khá lớn, có thể khai thác cho nhu cầu xây dựng. Tuy nhiên, việc khai thác này cần phải cẩn trọng để tránh gây xáo động đến dòng chảy và gây ra nguy cơ về lở bờ, sụt đê.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện Từ Liêm còn có một số ắt khối lượng than bùn non phân bố ở những khu đầm, hồ. Khối lượng này hiện không còn nhiều và không còn giá trị kinh tế cao.

2.1.1.4.4. Tài nguyên nhân văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người Hà Nội nói chung, người dân Từ Liêm nói riêng thận trọng, chắc chắn và nhanh nhạy với cái mới. Trong quá trình phát triển, Từ Liêm có nhiều ngành nghề truyền thống, có giá trị kinh tế và văn hóa, có thể tạo ra những thương hiệu đặc sản của vùng miền như: nghề trồng cây ăn quả đặc sản như bưởi Diễn, Cam Canh ở Phú Diễn, Xuân Phương, Minh Khai, hồng xiêm Xuân Đỉnh, nghề làm bún ở xã Mễ Trì, gò hàn ở Tây Mỗ, nghề làm giá đỗ ở xã Thượng Cát, nghề làm đậu phụ của xã Liên Mạc, nghề rèn của Xuân Phương.... Truyền thống văn minh, lịch sự và các thành tựu văn hóa sẽ có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện và của thành phố.

2.1.1.4.5. Tài nguyên du lịch

Hiện nay trên địa bàn huyện Từ Liêm có tổng số 195 di tắch (theo số liệu tổng kiểm kê di tắch năm 2009), trong đó có 106 di tắch đã được Nhà nước xếp hạng lịch sử văn hóa gồm: 52 đình đền; 11 miếu, phủ, văn chỉ; 35 chùa; 6 nhà thờ danh nhân; 1 làng khoa bảng. Với trên 30 di tắch cách mạng kháng chiến, và 11 khu di tắch lưu niệm chủ tịch Hồ Chắ Minh, đồng thời nơi đây còn lưu giữ được nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc.

Là quê hương của các hội làng, hội vùng, lễ hội nông nghiệp và lễ hội lịch sử như: lễ hội bơi Đăm ở Tây Tựu, hội rước xôi ở Tây Mỗ, hội 5 làng Mọc ở Trung Văn, lễ hội Chèm ở Thụy Phương, hội bơi thuyền ở Thượng Cát. Hội thổi cơm thi ở Xuân Phương... Các lễ hội gắn với di tắch đền, đình, chùa tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở đối với cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội (Trang 27)