Đối với các xã chưa hoàn thành công tác xét duyệt hồ sơ cấp GCNQSDĐ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở đối với cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội (Trang 56)

Tiến hành tổng kiểm tra, rà soát những trường hợp đã cấp GCNQSDĐ, xác định cụ thể số lượng thửa đất chưa được cấp GCNQSDĐ, thửa đất đã kê khai đăng kắ, chưa kê khai đăng kắ. Phân loại kết quả rà soát theo các trường hợp: đất thổ cư, đất được giao không đúng thẩm quyền, đất đang sử dụng không giấy tờ, đất tại các khu công nghiệp, đất tôn giáo tắn ngưỡng.

- Đối với đất thổ cư:

+ Các trường hợp chưa kê khai: UBND xã thông báo đến từng chủ sử dụng đất biết, nếu các hộ gia đình, cá nhân cố tình không kê khai đăng kắ, UBND xã gửi thông báo 03 lần, sau đó lập biên bản chốt hồ sơ số hộ không có nhu cầu kê khai cấp GCNQSDĐ trình UBND huyện.

+ Các trường hợp tranh chấp, chưa thỏa thuận được: UBND xã thông báo công khai cho các chủ sử dụng và nhân dân biết, xem xét giải quyết tranh chấp đất đai theo thẩm quyền.

+ Trường hợp đất thổ cư tiếp giáp đất công: UBND xã tổ chức xác định rõ ranh giới đất thổ cư của các hộ gia đình và đất công, thông báo công khai, nếu đã sử dụng và phù hợp với quy hoạch thì xét duyệt đề nghị xem xét cấp GCNQSDĐ có thu tiền sử dụng đất.

- Đối với đất được giao không đúng thẩm quyền: Các trường hợp đang sử dụng đất có một phần diện tích đất không phù hợp với quy hoạch đất ở, phòng Quản lý đô thị cần hướng dẫn UBND các xã lập hồ sơ xác định chỉ giới đường đỏ để làm cơ sở cho UBND các xã xét duyệt hồ sơ và Văn phòng đăng ký QSDĐ thẩm định. Đối với những nơi đã có chỉ giới đường đỏ và quy hoạch chi tiết 1/500, phòng Quản lý đô thị cần cung cấp cho UBND các xã và Văn phòng đăng ký QSDĐ bản giấy hoặc bản số để phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Đối với đất đang sử dụng vào mục đích đất ở nhưng không có giấy tờ: Bao gồm các trường hợp xây dựng nhà ở trên đất 5 - 10% (và đang sử dụng vào mục đích đất ở nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất (lấn chiếm, sử dụng trên đất công). Với trường hợp này, do các hộ tự sử dụng nên một số khu vực chưa đáp ứng được yêu cầu quy hoạch phát triển đô thị, phòng Quản lý đô thị cần hướng dẫn việc lập quy hoạch chi tiết tại các khu vực này; Sau khi có quy hoạch chi tiết thì mới xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chỉ xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp đã xây dựng nhà ở và sử dụng ổn định, liên tục cho đến thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hiện tại vẫn đang ăn ở ổn định tại thửa đất xin cấp giấy chứng nhận.

3.1.3. Nâng cao trình độ cán bộ chuyên môn

Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới trong bối cảnh nhiều thời cơ, thuận lợi mới nhưng cũng không ắt khó khăn. Để đáp ứng kịp thời quá trình phát triển công nghệ thông tin, cũng như những ứng dụng của công nghệ mới trong ngành địa chắnh; đáp ứng được công tác quản lắ đất đai trước mắt và lâu dài, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có đủ bản lĩnh phẩm chất, năng lực,

trắ tuệ và khả năng tổ chức lãnh đạo. Cán bộ làm công tác cấp GCNQSDĐ cần phải hiểu và sử dụng thông thạo máy vi tắnh, trong đó chú trọng tới khai thác và sử dụng tốt các phần mềm ứng dụng của ngành địa chắnh, phải có kiến thức chuyên môn về bản đồ và công tác đo đạc và thành lập bản đồ, đặc biệt là bản đồ địa chắnh. Cán bộ phải nắm và vận dụng tốt Luật Đất đai cũng như các văn bản pháp lắ của Nhà nước và của ngành địa chắnh. Thực hiện tổ chức thi tuyển, tuyển chọn cán bộ Địa chính cho các phường, tránh tình trạng cán bộ làm trái ngành. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ địa chính; tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng, đào tạo cán bộ để đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ. Nội dung đào tạo có thể bao gồm: hệ thống hóa chính sách pháp luật đất đai, đặc biệt là nội dung sửa đổi bổ sung Luật Đất đai 2003; quy định về kê khai đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ và đăng ký biến động sử dụng đất; ứng dụng công nghệ thông tin trong thành lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và quản lý đất đaiẦ

3.1.4. Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về đất đai trong cộng đồng

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật đất đai dưới nhiều hình thức (thông qua các diễn đàn, báo chắ, phát thanh, truyền hình, giao lưu trực tuyếnẦ) để người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chắnh, cấp giấy chứng nhận đối với thửa đất đang sử dụng, hiểu biết và chấp hành pháp luật, giám sát thực hiện pháp luật, tạo điều kiện cho việc cấp giấy chứng nhận theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.

Cán bộ địa chính ở xã, thị trấn phải có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn trình tự, thủ tục cho việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận, đặc biệt là trong các trường hợp có nhiều biến động về đất đai, tận tình giải thích cho người dân những gì còn vướng mắc để tiến tới việc người dân có ý thức và tự giác đăng ký, kê khai đất đai. Hình thức tuyên truyền, giáo dục phổ biến nhất và dễ dàng đến với người dân là thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã, thị trấn.

Công tác tuyên truyền và hướng dẫn người sử dụng đất kê khai, đăng ký phải được tiến hành tốt hơn nữa nhằm giảm thiểu số hồ sơ đã kê khai đăng ký không đủ điều kiện, do thiếu giấy tờ hợp lệ hay kê khai không đúng quy định, ghi sai thông tin về thửa đất. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ mang lại hai lợi ích: Thứ nhất, người sử

dụng đất sẽ không mất nhiều thời gian khi thực hiện kê khai, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhờ thế sẽ khuyến khích người sử dụng đất tự nguyện thực hiện kê khai đăng ký. Thứ hai, đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ giảm bớt số lượng hồ sơ thiếu sót cần thẩm định lại cũng như giảm được thời gian xem xét các hồ sơ này.

Có thể nói công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đến người dân đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Cần có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan phải thực hiện tốt công tác này giúp cho các văn bản, quyết định của Nhà nước đến được với người dân.

3.1.5. Một số giải pháp cụ thể

Từ những tồn tại vướng mắc gặp phải trong quá trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Từ Liêm, em xin đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện:

- Do số lượng hồ sơ cần cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện còn khá lớn, do đó để làm tốt công tác này huyện Từ Liêm cần xây dựng kế hoạch và những giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng địa phương; có sự phân công trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành tham gia để tránh sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả công việc. Đối với các xã có số lượng hồ sơ kê khai đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lớn (đặc biệt là nơi có tình hình sử dụng đất diễn ra khá phức tạp) đòi hỏi các xã phải chú trọng hơn nữa đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói chung và kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng. Lãnh đạo UBND huyện và UBND xã cần quan tâm hơn nữa đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉ đạo sát sao từ công tác kê khai đến công tác xét duyệt hồ sơ từ cấp xã đến cấp huyện nhằm hạn chế số lượng hồ sơ tồn đọng, đồng thời cũng để hạn chế những tiêu cực xảy ra trong quá trình đăng ký và cấp giấy chứng nhận.

- Thực hiện tổ chức thi tuyển, tuyển chọn cán bộ Địa chính cho các xã, tránh tình trạng cán bộ làm trái ngành. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ địa chính; tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng, đào tạo cán bộ để

đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ. Tổ chức các lớp tập huấn về trình tự thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như các văn bản pháp luật liên quan đến đất đai cho cán bộ thôn, xóm. Thực hiện tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của xã, tổ chức các hội thi văn nghệ quần chúng, các cuộc thi tìm hiểu về chủ đề Luật đất đai nhằm nâng cao hiểu biết và giáo dục ý thức chấp hành Luật đất đai của nhân dân.

- Công khai thủ tục hành chính: Cơ quan cấp giấy chứng nhận phải công khai các thủ tục trong việc cấp giấy chứng nhận, nội dung cần công khai bao gồm: danh mục các giấy tờ trong từng loại hồ sơ, thời hạn giải quyết, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính phải nộp, UBND huyện thì niêm yết tại Văn phòng đăng ký đất và nhà, tại các xã (thị trấn) thì niêm yết tại trụ sở UBND xã.

- Cải tiến quy trình và thủ tục đăng ký, xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Để đẩy nhanh tiến độ của công tác cấp giấy chứng nhận thì việc cải tiến quy trình và thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhà nước nên đổi mới một số quy định, như Luật đất đai 2003 có quy định giấy chứng nhận được cấp riêng cho từng thửa đất, như vậy nếu chủ sử dụng đất càng nhiều thửa thì càng phải cấp nhiều giấy chứng nhận, trong đó có một số thửa rất manh mún, quy định như vậy sẽ gây khó khăn cho công tác cấp giấy chứng nhận và gây phiền hà cho người dân. Mặt khác người sử dụng đất trước khi được cấp giấy chứng nhận phải nộp lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất. Các khoản phí, lệ phí này thường là không nhỏ, đặc biệt đối với người dân ở nông thôn, nơi có thu nhập thấp. Cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng này, nhằm hạn chế các trường hợp người sử dụng đất không được cấp giấy chứng nhận vì không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính.

- Đầu tư thêm kinh phí cho công tác đo đạc, lập bản đồ khu dân cư, bản đồ địa chính của từng xã và các loại giấy tờ tài liệu có liên quan. Tiến hành đo vẽ, lập mới bản đồ khu dân cư cho một số phường có bản đồ khu dân cư đã cũ, chất lượng không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận cho các hộ. Tăng cường củng cố hệ thống hồ sơ địa chính của quận và chỉ đạo cán bộ các phường, thị trấn đặc biệt coi

trọng công tác lưu trữ tài liệu địa chính ở cơ sở để phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận.

- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nâng cấp đường truyền Internet đảm bảo hoạt động thông suốt và liên tục không bị nghẽn mạng.

3.2. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý đất đai

3.2.1. Với Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường

+ Hoàn thiện các văn bản liên quan đến pháp luật về đất đai và có những văn bản cụ thể để hướng dẫn thực hiện. Đồng thời chú trọng đến sự phân công công việc giữa các cơ quan, các phòng ban tránh sự chồng chéo trong quá trình thực hiện công tác.

+ Quan tâm đầu tư trang thiết bị máy móc kỹ thuật để phục vụ công tác đô đạc, lưu trữ hồ sơ như máy đo đạc, máy Scan A3, máy chiếu; các phần mềm lập, quản lý và lưu trữ hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Quan tâm hơn nữa trong công tác chỉ đạo chuyên môn, có văn bản hướng dẫn cụ thể các nội dung, quy trình lập, chỉnh lý hồ sơ địa chắnh, cập nhật kịp thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kiện toàn bộ máy tổ chức VPĐK quyền sử dụng đất, xây dựng quy chế phối hợp giữa các phòng ban khi thực hiện kỹ thuật, nghiệp vụ để tránh sự chồng chéo trong giải quyết các công việc.

+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của VPĐK để tìm ra những hạn chế, đề xuất về cơ chế chắnh sách và giải pháp để kịp thời khắc phục những hạn chế đó.

3.2.2. Với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

+ Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa; Thường xuyên có sự điều chỉnh hồ sơ giữa các bộ phận, từng cá nhân cho phù hợp với khối lượng hồ sơ theo từng thời điểm, từng giai đoạn. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban ngành: Kết nối phần mềm quản lý hồ sơ một cửa giữa bộ phận một cửa với các phòng ban, đặc biệt là Chi cục thuế nhằm quản lý chặt chẽ các khâu giải quyết hồ sơ, đồng thời giảm thiểu các bước thao tác trung gian làm chậm tiến độ giải quyết hồ sơ như: Nhập thông báo thuế, nhập phí và lệ phí. Đối với các hồ sơ liên thông đề nghị: Phòng Quản lý đô thị, Tài

chính kế hoạch, Chi cục thuế có những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết hồ sơ đúng tiến độ theo quy định của từng thủ tục hành chính.

+ Cán bộ địa chính xã hiện nay còn kiêm chức danh cán bộ đô thị, do đó cần đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh tách riêng hai chức danh địa chính và đô thị để cán bộ địa chính thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Do khối lượng công việc của cán bộ địa chính xã quá lớn nên một số xã cần đề nghị cho chủ trương hợp đồng thêm cán bộ giúp việc cho cán bộ địa chính để giải quyết công việc kịp thời cho nhân dân.

+ Phối hợp với cơ quan chuyên môn để tổ chức tập huấn cho cán bộ địa chính những phần mềm liên quan đến công tác quản lý đất đai, tổ chức các buổi tọa đàm để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm giữa cán bộ địa chính của các xã.

KẾT LUẬN

chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Từ liêm, em đã hiểu rõ hơn về vai trò to lớn của công tác này. Nó là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương cũng như với công tác quản lý về đất đai của Nhà nước. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính về đất đai thực sự đã tạo ra những chuyển biến lớn trong ý thức sử dụng đất của người dân và trách nhiệm trong quản lý của Nhà nước về đất đai của các cấp lãnh đạo. Đối với người dân, khi có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, họ yên tâm hơn, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất và có điều kiện thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật, đồng thời họ cũng thấy rõ hơn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc sử dụng đất đai một cách có hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Có thể nói công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở đối với cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội (Trang 56)