Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng và đo lƣờng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phương nam – pgd cần thơ (Trang 57)

tín dụng

Bảng 4.7 Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng và đo lƣờng rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ từ năm 2010 – T6/2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 Vốn huy động Tr.đồng 75.690 104.539 127.461 138.406 150.764 Doanh số cho vay Tr.đồng 98.875 80.204 87.423 46.459 44.322 Doanh số thu nợ Tr.đồng 78.307 93.207 84.968 43.232 42.883 Tổng dƣ nợ Tr.đồng 52.352 39.349 41.804 42.576 43.243 Dƣ nợ bình quân Tr.đồng - 45.851 40.577 - - Nợ xấu Tr.đồng 571 870 910 1.209 1.241 Nợ có khả năng mất vốn Tr.đồng 215 614 0 400 0 Dự phòng RRTD Tr.đồng 574 613 521 - 483 Tổng dƣ nợ/VHĐ % 69,17 37,64 32,80 30,76 28,68 Hệ số thu nợ % 79,20 116,21 97,19 93,05 96,75 Vòng quay vốn tín dụng Vòng - 2,03 2,09 - - Hệ số rủi ro tín dụng % 1,09 2,21 2,18 2,84 2,87 Tỷ lệ DPRRTD % 1,10 1,56 1,25 - 1,12 Khả năng bù đắp RRTD Lần 1,01 0,70 0,57 - 0,39 Khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn Lần 2,67 1,00 - - - - Tổng dư nợ/Vốn huy động

Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động cho vay của Ngân hàng. Từ Bảng 4.7 ta thấy rằng tình hình huy động vốn của Ngân hàng tăng qua các năm nhƣng tổng dƣ nợ lại có nhiều biến động với xu hƣớng giảm. Điều này làm cho tổng dƣ nợ trên vốn huy động giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2010 chỉ tiêu này là 69,17% có nghĩa là cứ 1 đồng vốn huy động đƣợc thì ngân hàng có thể cho vay trên 0,69 đồng. Điều đó chứng tỏ, tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Đến năm 2011 con số này là 37,64%, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, chỉ số lạm phát là 18,58%, nhu cầu xuất khẩu giảm, sức tiêu thụ hàng hóa nội địa cũng giảm theo và các rào kỹ thuật dựng lên làm cho doanh số cho vay trong năm giảm kéo theo dƣ nợ cũng giảm. Chỉ tiêu này tiếp tục giảm vào năm 2012 và 6 tháng đầu năm

45

2013. Qua đây ta thấy Ngân hàng luôn thừa một số vốn nào đó trong tổng vốn huy động đƣợc, lƣợng vốn huy động thừa đƣợc bán cho hội sở để nhận lãi suất. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này để tránh tình trạng xảy ra nợ xấu thì ngân hàng cho vay có chọn lọc và chủ yếu cho vay ngắn hạn nên nhanh chóng thu hồi vốn làm cho dƣ nợ đến cuối năm của ngân hàng không cao.

- Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của Ngân hàng, cũng nhƣ phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng. Nhìn chung, hệ số thu nợ của Southern Bank – Cần Thơ có sự tăng giảm qua các năm. Hệ số này cao nhất vào năm 2011, đạt hơn 115%. Nguyên nhân là do tình hình lạm phát tăng mạnh, kèm theo lãi suất cho vay cũng tăng khiến khách hàng lo lắng tìm cách trả nợ ngân hàng nhanh chóng để tránh phải chịu lãi suất cao. Sang năm 2012, NHNN ban hành Thông tƣ số 33/2012/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn nhằm giúp cho các tổ chức kinh tế dễ dàng tiếp cận đƣợc nguồn vốn nên doanh số cho vay tăng so với năm 2011, làm cho hệ số thu nợ giảm nhƣng vẫn ở mức cao (trên 90%). Điều này cho thấy Ngân hàng đã thực hiện khá tốt công tác thu hồi nợ.

- Vòng quay vốn tín dụng

Đây là chỉ tiêu đo lƣờng tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng, phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm, một đồng vốn của ngân hàng đƣợc sử dụng cho vay mất lần trong một năm. Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng trong 2 năm 2011, 2012 tƣơng đối ổn định và tăng nhẹ vào năm 2012, khoảng 2 vòng. Nguyên nhân là do Ngân hàng tập trung mở rộng tín dụng ngắn hạn nên đồng vốn của ngân hàng đƣợc luân chuyển một cách nhanh chóng, các doanh nghiệp chủ yếu vay vốn để bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời chứ không vay dài hạn để mở rộng quy mô hay đổi mới công nghệ nhƣ trƣớc kia.

- Hệ số rủi ro tín dụng

Nợ xấu là vấn đề mà bất cứ ngân hàng nào cũng gặp phải trong kinh doanh, nhƣng vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ xấu đó ở mức cao hay thấp. Tỷ số này càng thấp chứng tỏ chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng đạt hiệu quả cao. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2011, tỷ lệ nợ xấu là 2,21% tăng gấp đôi so với năm 2010, sang năm 2012 tỷ lệ này là 2,18% và 6 tháng đầu năm 2013 là 2,87%. Đây là hệ quả phát sinh và tích tụ từ một số năm trƣớc và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính điều kiện kinh tế vĩ mô trong nƣớc và quốc tế không ổn định do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới kéo dài, đặc biệt là khu vực châu

46

Âu đã tác động đến hoạt động đầu tƣ và thƣơng mại quốc tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2011 đến nay, Chính phủ tập trung thực thi đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vì vậy, chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác đƣợc điều hành theo hƣớng chặt chẽ, linh hoạt. Kết quả là tăng trƣởng kinh tế năm 2011 chỉ đạt 5,89% (thấp hơn so với mức tăng trƣởng kinh tế 6,78% của năm 2010); năm 2012, tăng trƣởng kinh tế đạt 5,03%. Chính điều này dẫn tới nợ xấu bắt đầu lộ diện rõ hơn, khi tăng trƣởng tín dụng chậm dần và giảm trong năm 2012. Cùng với đó, thị trƣờng chứng khoán ảm đạm, thị trƣờng bất động sản sụt giảm kéo dài đã làm giảm giá trị tài sản bảo đảm bằng chứng khoán và bất động sản. Mặc dù hệ số này tăng lên nhƣng vẫn còn nằm trong mức an toàn cho phép (<3%) theo qui định của NHNN và thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam (tháng 12/2011 là 3,44% và quý 2/2012 là 4,5%). Đạt đƣợc điều này là do sự cố gắng và nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên của Ngân hàng. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần phải đề ra những giải pháp để khắc phục nợ xấu, trƣớc tiên là nâng cao công tác thẩm định đối với khách hàng vay vốn.

Hình 4.8 Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ giai đoạn 2010 – T6 2013

- Tỷ lệ dự phòng RRTD

Nhìn chung tỷ lệ dự phòng RRTD của Ngân hàng có sự tăng giảm qua các năm, trong đó cao nhất là năm 2011 - 1,56% và giảm vào các năm sau đó. Nguyên nhân là do năm 2011 nợ nhóm 5 đặc biệt tăng cao nên Ngân hàng trích lập dự phòng cao hơn. 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 2010 2011 2012 6T ĐN 2013 %

47

- Khả năng bù đắp RRTD

Khả năng bù đắp RRTD dùng để đánh giá khả năng đảm bảo an toàn cho những khoản nợ xấu của Ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh sự chủ động hoặc bị động của Ngân hàng trong trƣờng hợp có rủi ro tín dụng xảy ra khi các khoản nợ xấu tăng lên. Nhìn chung khả năng bù đắp RRTD của Ngân hàng có xu hƣớng giảm qua các năm nhƣng vẫn ở mức khá cao. Cụ thể, năm 2011 là 0,7 lần, sang năm 2012 là 0,57 lần và 6 tháng đầu năm 2013 là 0,39 lần. Nguyên nhân là do tuy nợ xấu tăng cao nhƣng nợ nhóm 5 vào năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đã đƣợc Ngân hàng giải quyết.

- Khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn

Từ Bảng 4.7 ta thấy khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn của Ngân hàng khi gặp rủi ro do nợ xấu giảm từ năm 2010 đến 2011, từ 2,67 lần xuống còn 1 lần. Tuy hệ số này giảm nhƣng nó vẫn đảm bảo đƣợc khả năng bù đắp nếu nợ nhóm 5 không thể thu hồi đƣợc.

Từ những phân tích các chỉ số trên ta thấy đƣợc từng khía cạnh của hoạt động tín dụng và những rủi ro gặp phải. Tuy biểu hiện rủi ro tín dụng đang có xu hƣớng tăng trở lại nhƣng vẫn có khả năng kiềm chế đƣợc. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những rủi ro tín dụng.

48

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƢƠNG NAM –

PHÒNG GIAO DỊCH CẦN THƠ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phương nam – pgd cần thơ (Trang 57)