Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phương nam – pgd cần thơ (Trang 52)

Nợ xấu cao đó là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Nợ xấu làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay vốn tín dụng chậm, không thể thúc đẩy quá trình tái đầu tƣ, từ đó ảnh hƣởng đến nguồn thu nhập của Ngân hàng.

Nợ xấu của các Ngân hàng gia tăng bên cạnh nguyên nhân chung là khó khăn của nền kinh tế. Nếu nói yếu tố khách quan thì nguyên nhân đầu tiên

40

chính là do Ngân hàng tự gây nên. Nói đúng hơn, đây là sự trả giá của chính Ngân hàng trong việc kiểm soát cho vay.

Nhìn chung nợ xấu của Ngân hàng tăng qua các năm, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2011, tăng hơn 50% so với năm 2010. Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng cho biết “Nguyên nhân một phần là từ lãi suất, nhƣng nguyên nhân sâu xa hơn là trong quá khứ, các Ngân hàng đã quá mạnh tay cho vay. Có những Ngân hàng tăng trƣởng tín dụng tới 100-200%. Khi mà tín dụng tăng nhanh, các dự án không đƣợc soát xét cẩn thận, dẫn đến nợ xấu không trả đƣợc nợ”. Đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 mức tăng của nợ xấu giảm xuống, còn khoảng từ 3% đến 5% so với cùng kỳ năm trƣớc. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với Ngân hàng (Bảng 4.6, trang 43).

4.3.1.1 Nợ xấu theo thời hạn

Tình hình nợ xấu theo thời hạn qua các năm của Ngân hàng đƣợc thể hiện qua hình vẽ dƣới đây:

Hình 4.7 Nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ giai đoạn 2010 – T6/2013

- Nợ xấu ngắn hạn

Do hoạt động cho vay của Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn nên nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu. Dựa vào Bảng 4.6 và Hình 4.7 ta có thể thấy nợ xấu ngắn hạn liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu tăng khoảng 86% so với năm 2010, năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ hơn, khoảng 10% - 15% so với cùng kỳ năm trƣớc.

- Nợ xấu trung và dài hạn

Nhìn chung, nợ xấu trung và dài hạn tăng qua các năm nhƣng mức độ tăng không ổn định. Cụ thể, khoản nợ xấu này tăng gần 15% vào năm 2011 so

0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 2010 2011 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 Triệu đồng Trung và dài hạn Ngắn hạn

41

với năm 2010 nhƣng giảm vào các năm sau đó. Nguyên nhân là do năm 2011, Nhà nƣớc áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất vay vốn vẫn còn cao khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn trong công tác trả nợ. Năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 kinh tế có phần ổn định hơn, bằng các chính sách thu nợ hợp lý, đồng thời Ngân hàng chuyển một số khoản sang hạch toán ngoại bảng nên tình hình nợ xấu trung và dài hạn có xu hƣớng giảm xuống.

4.3.1.2 Nợ xấu theo ngành kinh tế

- Nông, lâm, ngư nghiệp

Nhìn chung nợ xấu ngành nông, lâm, ngƣ, nghiệp giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2010 nợ xấu là 90 triệu đồng đến tháng 6 năm 2013 giảm còn 25 triệu đồng. Do đây là ngành chứa nhiều rủi ro nên Ngân hàng hạn chế cho vay.

- Công thương nghiệp

Do đây là ngành cho vay chính của Ngân hàng nên nợ xấu của nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu, trên 50%. Nhìn chung, nợ xấu của ngành này đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu của ngành tăng hơn 20% so với năm 2010; năm 2012 tăng nhẹ (khoảng 7%) so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 đặc biệt tăng mạnh so với cùng kỳ năm trƣớc, tăng gần 78%. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng nặng từ nền kinh tế trong nƣớc và thế giới, nên đã ảnh hƣởng đến khả năng chi trả các nguồn vốn đã vay để phục vụ cho việc kinh doanh.

- Xây dựng

Đây là một trong những ngành có tỷ lệ nợ xấu cao trong hệ thống các tổ chức tín dụng, với Ngân hàng Phƣơng Nam cũng vậy, theo số liệu ở Bảng 4.6 ta thấy nợ xấu tăng qua các năm, đặc biệt nhất là ở năm 2011, nợ xấu là 210 triệu đồng trong khi năm 2010 không hề có. Nguyên nhân là do ngành xây dựng chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố, từ giá nguyên liệu đầu vào, sự trầm lắng của thị trƣờng bất động sản,… Các khoản nợ ngành này thƣờng có giá trị lớn, do đó thu nhập của khách hàng chỉ đủ để chi trả các khoản lãi định kỳ, đến khi đến hạn thì các khách hàng này không đủ khả năng hoàn trả vốn gốc, từ đó phát sinh nợ xấu.

- Ngành khác

Đối với các ngành khác nhìn chung nợ xấu tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 khoản nợ xấu các ngành này là 50 triệu đồng, năm 2012 tăng lên thành 78 triệu đồng, nhƣng đến tháng 6 năm 2013 Ngân hàng đã giải quyết đƣợc khoản nợ xấu này.

42

4.3.1.3 Nợ xấu theo nhóm nợ

- Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

Nhìn chung dƣ nợ nhóm này qua các năm có sự biến động rất lớn. Cụ thể, năm 2011 dƣ nợ nhóm này là 200 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2013 là 881 triệu đồng, những năm còn lại là không có. Nguyên nhân là do năm 2011, các doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không tiêu thụ đƣợc hàng hóa, hàng tồn kho tăng, từ đó mất khả năng thanh toán nợ vay đúng hạn, đa phần các doanh nghiệp đều xin gia hạn lại thời hạn trả nợ.

- Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

Nhìn vào Bảng 4.6 ta thấy nợ nghi ngờ của Ngân hàng tăng qua các năm, trong đó đặc biệt tăng mạnh vào năm 2012, tăng hơn 16 lần so với năm 2011. Nguyên nhân là do kinh tế năm 2012 khó khăn, một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản dẫn đến các khoản nợ quá hạn trƣớc đây phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ một lần nữa. Do sự quá tải đối với cán bộ tín dụng nên công tác kiểm tra sử dụng vốn, quản lý khách hàng vay có đôi lúc còn thiếu chặt chẽ. Đây thực sự là điều đáng lo ngại, bởi vì các khoản nợ thuộc nhóm nợ này rất gần với nhóm nợ có khả năng mất vốn.

- Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

Nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng tăng mạnh vào năm 2011, đến 614 triệu đồng, tăng gần 3 lần so với năm 2010. Nguyên nhân là do nợ nhóm 4 từ năm 2010 chuyển sang do khách hàng không có khả năng chi trả. Sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 dƣ nợ nhóm này đã đƣợc Ngân hàng giải quyết triệt để.

Bản chất của nợ xấu ngân hàng là do khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay không hiệu quả, và nó thƣờng phát sinh sau một chu kỳ vay vốn, thậm chí sau một thời gian dài. Nợ xấu hiện nay đƣợc tích lũy từ trƣớc đây do môi trƣờng kinh doanh xấu đi kể từ năm 2008, khách hàng vay gặp nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động, vì vậy, nợ xấu của Ngân hàng có chiều hƣớng gia tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh dƣ nợ tín dụng không tăng từ đầu năm 2012 trở lại đây cho thấy nợ xấu phát sinh mới chủ yếu là các khoản tín dụng đã đƣợc cấp trƣớc đây, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trƣởng tín dụng nhanh.

43

Bảng 4.6 Tình hình nợ xấu của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ giai đoạn 2010 – T6/2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân hàng TMCP Phương Nam – PGD Cần Thơ, 2010 – T6/2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6T 2013/6T 2012 % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối

Nợ xấu 571 870 910 1.209 1.241 52,36 299 4,60 40 2,65 32

Theo thời hạn

- Ngắn hạn 301 560 617 839 967 86,05 259 10,18 57 15,26 128 - Trung và dài hạn 270 310 293 370 274 14,81 40 -5,48 -17 -25,95 -96

Theo ngành kinh tế

- Nông, lâm, ngƣ, nghiệp 90 30 0 30 25 -66,67 -60 -100,00 -30 -16,67 -5 - Công thƣơng nghiệp 481 580 622 622 1.106 20,58 99 7,24 42 77,81 484 - Xây dựng 0 210 210 410 110 - 210 0,00 0 -73,17 -300 - Ngành khác 0 50 78 147 0 - 50 56,00 28 -100,00 -147 Theo nhóm nợ - Nợ nhóm 3 0 200 0 0 881 - 200 -100,00 -200 - 881 - Nợ nhóm 4 356 56 910 809 360 -84,27 -300 1525,00 854 -55,50 -449 - Nợ nhóm 5 215 614 0 400 0 185,6 399 -100,00 -614 -100,00 -400

44

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phương nam – pgd cần thơ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)