Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phương nam – pgd cần thơ (Trang 40)

Nhìn chung, doanh số cho vay của Ngân hàng có nhiều biến động, giảm gần 20% vào năm 2011; tăng trở lại vào 2012 (khoảng 9%); đến tháng 6 năm 2013 con số này khoảng 44,3 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trƣớc (Bảng 4.3, trang 29).

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Theo thời hạn, các khoản cho vay của Ngân hàng đƣợc chia thành hai loại: cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn.

Hình 4.1 Doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ giai đoạn 2010 – T6/2013

- Cho vay ngắn hạn

Từ Bảng 4.3 và Hình 4.1 ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 75% trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay ngắn hạn có xu hƣớng giảm trong năm 2011 là do sự tác động của tình hình kinh tế lúc bấy giờ. Đầu tiên phải kể đến là chính sách hỗ trợ lãi suất

0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2010 2011 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 Triệu đồng Trung và dài hạn Ngắn hạn

28

của Chính phủ đã chấm dứt vào ngày 31/12/2009, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn do mặt bằng lãi suất cao trong năm 2010. Bên cạnh đó lạm phát tăng cao ảnh hƣởng đến sức mua của ngƣời dân, doanh nghiệp cần phải giảm chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh. Đến năm 2012 ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng trở lại. Năm này Chính phủ đã 6 lần giảm lãi suất huy động và cho vay ngắn hạn, NHNN đã ban hành Thông tƣ số 33/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 24/12/2012 quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 12%/năm để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Những khoản cho vay ngắn hạn thủ tục đơn giản, hạn chế đƣợc rủi ro, Ngân hàng có thể cho vay nhiều khách hàng và nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời. Hơn nữa vốn huy động của Phòng Giao dịch chủ yếu là vốn ngắn hạn nên đầu tƣ vốn tín dụng ngắn hạn nhiều thì vòng quay vốn sẽ nhanh hơn và đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân hàng.

- Cho vay trung và dài hạn

Doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm và chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu doanh số cho vay. Năm 2011 doanh số cho vay trung và dài hạn giảm mạnh. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhƣ thị trƣờng bất động sản ảm đảm, giá vàng tăng vọt, cơn sốt vàng thực sự bùng nổ vào ngày 23/8/2011, khi giá vàng đạt đỉnh trên 49 triệu đồng/lƣợng làm giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tăng lên làm gia tăng chi phí các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp trên địa bàn. Ngoài ra, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về việc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốc độ tăng trƣởng tín dụng, hạn chế cho vay đối với một số ngành nghề phi sản xuất đã làm cho nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay từ Ngân hàng. Bên cạnh đó, những khoản vay này có kỳ hạn cho vay dài thì lãi suất cũng cao hơn so với ngắn hạn và đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo (TSĐB) nên các doanh nghiệp cũng e dè khi quyết định vay vốn. Đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay trung và dài hạn tăng nhẹ so với cùng kỳ. Tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2012 đã đƣợc cải thiện nhiều so với năm 2011. Theo mục tiêu đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012, chỉ tiêu lạm phát đƣợc đặt ra dƣới 10%. So với mục tiêu này, lạm phát năm 2012 đã đƣợc thực hiện rất tốt ở mức 6,81 %, thấp nhất từ năm 2007 tới nay.Đối với Thành phố Cần Thơ, cơ cấu kinh tế trên địa bàn giai đoạn này chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp - thƣơng mại, dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao. Trong bối cảnh thắt chặt tín dụng, cắt giảm đầu tƣ công nhƣng tổng vốn đầu tƣ xã hội của Cần Thơ luôn xếp thứ nhất trong vùng.

29

Bảng 4.3 Doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ giai đoạn 2010 – T6/2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6T 2013/6T 2012 % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối Doanh số cho vay 98.875 80.204 87.423 46.459 44.322 -18,88 -18.671 9,00 7.219 -4,60 -2.137

Theo thời hạn

- Ngắn hạn 74.241 63.840 67.920 37.290 35.025 -14,01 -10.401 6,39 4.080 -6,07 -2.265 - Trung và dài hạn 24.634 16.364 19.503 9.169 9.297 -33,57 -8.270 19,18 3.139 1,40 128

Theo ngành kinh tế

- Nông, lâm, ngƣ, nghiệp 5.385 3.399 2.925 1.788 1.014 -36,88 -1.986 -13,95 -474 -43,29 -774 - Công thƣơng nghiệp 66.406 59.053 66.939 34.617 33.454 -11,07 -7.353 13,35 7.886 -3,36 -1.163 - Xây dựng 10.292 5.612 4.261 2.820 1.993 -45,47 -4.680 -24,07 -1.351 -29,33 -827 - Ngành khác 16.792 12.140 13.298 7.234 7.861 -27,70 -4.652 9,54 1.158 8,67 627

30

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Theo ngành kinh tế, các khoản cho vay của Ngân hàng đƣợc chia thành 4 loại: nông, lâm, ngƣ nghiệp; công thƣơng nghiệp; xây dựng và các ngành khác.

Hình 4.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ giai đoạn 2010 – T6/2013

- Nông, lâm, ngư nghiệp

Đây là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng, chỉ chiếm khoảng từ 2% đến 6% trong tổng doanh số cho vay. Qua Bảng 4.3 và Hình 4.2 ta có thể thấy doanh số cho vay nông, lâm, ngƣ nghiệp liên tục giảm qua các năm, từ khoảng 5 tỷ đồng năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 khoản cho vay của ngành này chỉ đạt hơn 1 tỷ đồng. Nguyên nhân là do Ngân hàng nằm tại vị trí trung tâm của Thành phố Cần Thơ, dân cƣ chủ yếu là tầng lớp lao động thành thị. Hơn nữa đây là ngành chứa nhiều rủi ro nhƣ phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, giá cả thị trƣờng và đối thủ cạnh tranh rất lớn trong lĩnh vực này là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Công thương nghiệp

Đây là ngành cho vay chủ lực của Ngân hàng, chiếm tỷ trọng khá cao, từ khoảng 67% đến 77% trong cơ cấu cho vay. Nhìn chung, doanh số cho vay công thƣơng nghiệp tăng qua các năm nhƣng mức độ tăng không ổn định. Cũng nhƣ các ngành kinh tế khác, công thƣơng nghiệp chịu nhiều tác động từ sự bất ổn của nền kinh tế trong năm 2011, việc sản xuất, kinh doanh của các

6% 67% 10% 17% Năm 2010 4% 74% 7% 15% Năm 2011 3% 77% 5% 15% Năm 2012 4% 74% 6% 16% 6T ĐN 2012 2% 75% 5% 18% 6T ĐN 2013

Nông, lâm, ngƣ, nghiệp Công thƣơng nghiệp Xây dựng

31

doanh nghiệp bị ảnh hƣởng nặng nề bởi tình hình lạm phát, sức tiêu thụ nhiều hàng hóa giảm, lãi suất tiền vay ngân hàng cùng nhiều chi phí đầu vào tăng cao và doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, trong khi cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càng gay gắt. Chính điều này đã làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng giảm khoảng 11% so với năm 2010. Năm 2012, khoản cho vay này tăng lên hơn 13% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 cũng khá bình ổn so với cùng kỳ năm trƣớc. Các chính sách thắt chặt tiền tệ, đầu tƣ công đã bƣớc đầu có chuyển biến tốt, lãi suất đƣợc giảm xuống. Doanh nghiệp tiếp cận đƣợc vốn tốt hơn, tạo khả năng hồi phục cho doanh nghiệp.

- Xây dựng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là ngành có nhu cầu vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, tỷ suất sinh lời không ổn định lại có rủi ro cao nên Ngân hàng thƣờng cho vay ít, vì vậy doanh số cho vay của ngành này chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp, từ khoảng 5% đến 10% trong tổng doanh số cho vay. Nhìn chung doanh số cho vay của ngành xây dựng giảm qua các năm. Năm 2010 khoản cho vay này khoảng 10 tỷ đồng nhƣng đến tháng 6 năm 2013 doanh số cho vay chỉ đạt gần 2 tỷ đồng. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia (NFSC) cho biết tỷ lệ nợ xấu của ngành bất động sản là 11,37%; xây dựng, xây lắp, vật liệu xây dựng là 10,13% đã làm cho các tổ chức tín dụng e dè, thận trọng trong các quyết định cho vay, hỗ trợ ngành này. Với mục tiêu an toàn đƣợc đặt lên hàng đầu do đó việc giảm cho vay trong lĩnh vực này là cần thiết. Đầu năm 2011, giá cả các nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào và lãi suất ngân hàng tăng cao, đồng thời việc cắt giảm đầu tƣ công theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ đã khiến doanh nghiệp ngành xây dựng chao đảo. Trong năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, lạm phát đƣợc kiềm chế, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể so với cuối năm 2011, nhƣng các doanh nghiệp ngành xây dựng phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn. Đó là thị trƣờng bất động sản – thị trƣờng có sức lan tỏa, tác động mạnh đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng (xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, tƣ vấn xây dựng,...) tiếp tục trầm lắng; các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng cho sản xuất và đầu tƣ phát triển nhƣng không đủ chuẩn để có thể tiếp cận tín dụng, lãi suất cho vay tuy đã giảm nhƣng vẫn còn ở mức cao, nhiều doanh nghiệp không dám vay.

- Ngành khác

Các ngành kinh tế khác nhƣ: du lịch, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,… chiếm tỷ trọng khá trong cơ cấu cho vay, khoảng 15% đến 18%. Doanh số cho vay của các ngành này có sự biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2011 khoản

32

cho vay này đạt hơn 12 tỷ đồng, giảm gần 28% so với năm 2010 do chịu ảnh hƣởng chung từ nền kinh tế trong nƣớc. Năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, khoản cho vay này tăng lên khoảng 9% so với cùng kỳ năm trƣớc.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phương nam – pgd cần thơ (Trang 40)