PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phương nam – pgd cần thơ (Trang 26)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Các số liệu đƣợc thu thập từ:

 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.

 Bảng cân đối tài khoản của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.

 Các tài liệu, báo, tạp chí chuyên ngành có liên quan. Tỷ lệ dự phòng RRTD =

Dự phòng RRTD

Tổng dƣ nợ × 100%

Khả năng bù đắp RRTD = Dự phòng RRTD Nợ xấu

Khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn =

Dự phòng RRTD Dƣ nợ có khả năng mất vốn

14

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng trong đề tài bao gồm:

 Phƣơng pháp so sánh bao gồm so sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối.

+ Phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

∆Y = Y1– Y0

Trong đó:

∆Y: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Y1: chỉ tiêu năm sau

Y0: chỉ tiêu năm trƣớc

Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

+ Phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó:

%∆Y: biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế

Y1: chỉ tiêu năm sau

Y0: chỉ tiêu năm trƣớc

Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu, từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

 Phƣơng pháp thống kê tổng hợp số liệu giữa các năm.

 Sử dụng một số chỉ số tài chính để đánh giá tình hình và rủi ro tín dụng.

 Ngoài ra còn dùng biểu đồ để minh họa giúp cho việc phân tích rõ hơn.

%∆Y = Y1 – Y0

Y0

15

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƢƠNG NAM PHÒNG GIAO DỊCH CẦN THƠ

3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHƢƠNG NAM – PHÒNG GIAO DỊCH CẦN THƠ DỊCH CẦN THƠ

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam (Southern Bank) đƣợc thành lập vào ngày 19/05/1993 với số vốn ban đầu 10 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam ra đời trong điều kiện năng lực tài chính còn nhỏ bé so với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Năm đầu, Ngân hàng Phƣơng Nam chỉ mới đạt tổng vốn huy động 31,2 tỷ đồng; dƣ nợ 21,6 tỷ đồng; lợi nhuận 258 triệu đồng với chức năng chính là huy động vốn, cho vay và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng khác nhằm phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Với mạng lƣới tổ chức hoạt động là 01 Hội sở và 01 chi nhánh.

Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam có trụ sở chính đặt tại số 279 Lý Thƣờng Kiệt, Phƣờng 5, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Trải qua nhiều thăng trầm, đến 2013 Ngân Hàng TMCP Phƣơng Nam có 141 Chi nhánh, Phòng Giao dịch và đơn vị trực thuộc tọa lạc trên khắp phạm vi cả nƣớc; Vốn điều lệ đạt hơn 4.000 tỷ đồng, và tổng tài sản hiện tại đạt hơn 75.269 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – Phòng Giao dịch Cần Thơ tiền thân là chi nhánh cấp 2 của Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cái Sắn, Cần Thơ. Đến năm 2003, Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cái Sắn đƣợc sáp nhập vào Ngân hàng Phƣơng Nam từ đó mà Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – Phòng Giao dịch Cần Thơ đƣợc thành lập. Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – Phòng Giao dịch Cần Thơ trực thuộc Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – Chi nhánh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tọa lạc tại số 110 Lý Tự Trọng, phƣờng An Cƣ, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Điện thoại 0710.3832439. Fax 0710.3832166.

16

3.1.2 Cơ cấu tổ chức

3.1.2.1 Tổ chức nhân sự

Hình 3.1 Tổ chức bộ máy của Ngân hàng Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ

3.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban

a. Trưởng Phòng Giao dịch

- Trƣởng Phòng Giao dịch phụ tiếp điều hành mọi hoạt động của Phòng Giao dịch theo đúng pháp luật của Nhà nƣớc, theo các quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam.

- Trƣởng Phòng Giao dịch đƣợc ủy quyền ký các văn bản liên quan đến nghiệp vụ theo quy định của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam.

- Thực hiện thỉnh thị ý kiến cấp trên bằng văn bản khi giải quyết các vấn đề vƣợt thẩm quyền quyết định của mình.

- Đƣợc quyền ký cấp tín dụng theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam.

- Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật; trƣớc Chủ tịch HĐQT, HĐQT, Ban Tổng Giám Đốc, Giám đốc SGD hoặc Giám đốc CN mà Phòng Giao dịch phụ thuộc về các quyết định và ý kiến đề xuất trong việc quản lý điều hành mọi hoạt động của Phòng Giao dịch do mình phụ trách.

b. Phó Phòng Giao dịch

- Phó Phòng Giao dịch là ngƣời giúp việc cho Trƣởng Phòng Giao dịch trong công tác điều hành và đƣợc Trƣởng Phòng Giao dịch ủy quyền quản lý một số mặt hoạt động của Phòng Giao dịch theo quy định của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam. Trƣởng PGD Bộ phận Hành chánh Bộ phận Kinh doanh Bộ phận Kế Toán Ngân Quỹ Phó PGD

17

- Phó Phòng Giao dịch chịu trách nhiệm trƣớc trƣớc pháp luật, trƣớc Trƣởng Phòng Giao dịch về mọi quyết định và ý kiến đề xuất của mình trong việc thực hiện các nghiệp vụ đƣợc phân công.

c. Bộ phận kinh doanh

- Tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch cho vay, kế hoạch kinh doanh của Phòng Giao dịch.

- Tìm kiếm và tiếp cận với khách hàng mới để mở rộng hoạt động, quan hệ tốt với khách hàng, hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục đúng quy trình nghiệp vụ tín dụng. Nhanh chóng thẩm định, giải quyết hồ sơ cho khách hàng theo đúng quy định.

- Tham gia Hội đồng tín dụng của Phòng Giao dịch.

- Tổ chức, theo dõi, đôn đốc công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, đề xuất các 13 biện pháp xử lý nợ quá hạn, tài sản thế chấp, cầm cố, thu hồi nợ.

- Tổ chức lƣu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng đầy đủ, cẩn thận kết hợp với kế toán, kho quỹ để quản lý, bảo quản tài sản và hồ sơ tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, chiết khấu...

- Thực hiện công tác báo cáo thống kê, tổ chức thực hiện đầy đủ công tác thông tin tín dụng, công tác thông tin phòng ngừa rủi ro theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam.

- Nghiên cứu đề xuất phƣơng pháp quản lý, bổ sung đào tạo nghiệp vụ, đề bạt, khen thƣởng nhân viên và đề xuất trang bị các phƣơng tiện phục vụ công việc của phòng kinh doanh.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trƣởng Phòng Giao dịch giao.

d. Bộ phận Kế toán – Ngân quỹ

- Thiết lập, lƣu trữ, bảo quản sổ sách, chứng từ báo biểu theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam.

- Kiểm tra chứng từ gốc, lập chứng từ kế toán, nhập số liệu kế toán một cách chính xác và truyền số liệu về Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh trong ngày để hạch toán.

- Thực hiện dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong và ngoài nƣớc theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam.

18

- Theo dõi phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, các khoản thu nhập, chi phí và tham mƣu cho Trƣởng Phòng Giao dịch các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Giao dịch.

- Thực hiện việc thu, chi, kiểm đếm tiền mặt, các loại séc tuyệt đối chính xác, kiểm quỹ cuối ngày .

- Việc tồn quỹ của Phòng Giao dịch thực hiện theo thông báo định mức tồn quỹ của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam trong từng thời kỳ.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ an toàn giao dịch, an toàn kho quỹ theo quy định của NHNN và của Ngân hàng TMCP Phƣơng nam.

- Tổ chức giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá, cất giữ hồ sơ thế chấp, cầm cố theo đúng quy định của Ngân hàng TMCP Phƣơng nam.

- Dự trù các khoản chi tiêu nội bộ, mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động, tạm ứng theo quy định của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam.

- Bảo quản, sử dụng con dấu của Phòng Giao dịch đúng quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trƣởng Phòng Giao dịch giao.

e. Bộ phận Hành chánh

- Tổ chức thực hiện công tác hành chánh, văn thƣ.

- Quản lý tài sản, công cụ lao động đƣợc phân phối sử dụng.

- Thực hiện tốt phòng cháy chữa cháy và bảo đảm vệ sinh cơ quan. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trƣởng Phòng Giao dịch giao.

3.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng

3.1.3.1 Huy động vốn

- Huy động vốn ngắn hạn, trung, dài hạn của các tổ chức, cá nhân và các thành phần kinh tế khác theo quy định của NHNN và của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam.

- Phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn.

- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam.

19

3.1.3.2 Cấp tín dụng

- Cho vay đối với các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân… có nhu cầu theo đúng quy định của pháp luật và của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam.

- Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá trong phạm vi quy định của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam.

- Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy chế, quy định về tín dụng của NHNN và Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam.

- Nghiên cứu đề xuất các phƣơng án đầu tƣ phù hợp với khả năng của Phòng Giao dịch hoặc kết hợp với Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh mà Phòng Giao dịch phụ thuộc.

- Mức phán quyết tín dụng của Phòng Giao dịch thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam trong từng thời kỳ.

3.1.3.3 Thực hiện các dịch vụ khác

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng khi đƣợc NHNN và Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam cho phép.

- Dịch vụ đại lý chi trả kiều hối.

- Các dịch vụ khác theo quy định của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam (Dịch vụ bảo lãnh, Dịch vụ chuyển tiền, Thanh toán tiền gửi, Thanh toán quốc tế, Ngân hàng trong tầm tay (gồm bộ 3 dịch vụ Phone Banking, Mobile Banking, Internet Banking), Thẻ ATM, Dịch vụ chi trả lƣơng, Dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt,...)

3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƢƠNG NAM – PGD CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 NGÂN HÀNG TMCP PHƢƠNG NAM – PGD CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

20

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ giai đoạn 2010 – T6/2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6T 2013/6T 2012 % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối Tổng thu nhập 6.897 9.036 13.107 5.899 7.137 31,01 2.139 45,05 4.071 20,99 1.238 Thu nhập từ lãi 6.285 7.911 11.463 5.212 5.503 25,87 1.626 44,90 3.552 5,58 291 Thu nhập ngoài lãi 612 1.125 1.644 687 1.634 83,82 513 46,13 519 137,85 947

Tổng chi phí 5.837 8.165 11.768 5.415 6.322 39,88 2.328 44,13 3.603 16,75 907 Chi phí lãi 4.592 6.603 9.952 4.530 5.370 43,79 2.011 50,72 3.349 18,54 840 Chi phí ngoài lãi 1.245 1.562 1.816 885 952 25,46 317 16,26 254 7,57 67

Tổng lợi nhuận 1.060 871 1.339 484 815 -17,83 -189 53,73 468 68,39 331

21

3.2.1 Tổng thu nhập

Thu nhâ ̣p là một trong những yếu tố quan trọng góp phần ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng. Số liệu từ Bảng 3.1 cho thấy tổng thu nhập của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ tăng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể, tổng thu nhập năm 2011 trên 9 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với năm 2010. Sang năm 2012 tổng thu nhập tăng mạnh so với năm 2011, đạt hơn 13 tỷ đồng, tức tăng khoảng 45%. Đến tháng 6 năm 2013, mức tăng này giảm xuống còn khoảng 21% so với cùng kỳ năm trƣớc.

Do hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu là huy động vốn và cấp tín dụng nên phần lớn thu nhập của Ngân hàng là thu từ lãi. Nguồn thu này chiếm tỷ trọng rất cao, khoảng từ 77% đến gần 92% tổng thu nhập. Thu nhập từ lãi bao gồm lãi thu từ hoạt động cho vay và điều chuyển vốn nội bộ. Nhìn chung, khoản thu này đều tăng qua các năm. Năm 2011, mặc dù NHNN đã có chính sách quy định trần lãi suất huy động qua đó làm giảm lãi suất cho vay nhƣng trên thực tế lãi suất cho vay chỉ giảm nhẹ vào cuối năm, vì thế thu nhập từ lãi tăng khoảng 26% so với năm 2010. Đến năm 2012 tuy lãi suất cho vay tiếp tục giảm nhƣng nguồn thu này vẫn tăng khoảng 45% so với năm 2011 là do các khoản cho vay đầu năm lãi suất cho vay vẫn là ở mức cũ. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập từ lãi chỉ tăng chƣa đến 6% so với cùng kỳ năm trƣớc. Bên cạnh nguồn thu từ lãi, Ngân hàng còn có nguồn thu từ các sản phẩm dịch vụ nhƣ: thu từ dịch vụ thanh toán, từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và từ các dịch vụ khác. Nguồn thu này chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập của Ngân hàng nhƣng đây là nguồn thu ít gặp rủi ro. Từ số liệu trong Bảng 3.1 ta thấy thu nhập ngoài lãi đều tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2013, tăng gần 140% so với cùng kỳ năm trƣớc. Đạt đƣợc kết quả này là do các sản phẩm, dịch vụ hiện đại của Ngân hàng ngày càng thu hút sự quan tâm và tin dùng của khách hàng nhƣ dịch vụ chuyển tiền, Ngân hàng trong tầm tay (gồm bộ 3 dịch vụ Phone Banking, Mobile Banking và Internet Banking),…

3.2.2 Tổng chi phí

Ngoài việc tăng thu nhập thì quản lý chi phí cũng là một vấn đề quan trọng không kém để mang lại lợi nhuận tối ƣu nhất cho Ngân hàng. Song song với mức gia tăng của thu nhập thì chi phí cũng tăng qua các năm. Từ kết quả tính toán của Bảng 3.1 ta thấy tổng chi phí của Ngân hàng tăng mạnh từ năm 2010 đến 2012 (tăng khoảng 39% - 44%), trong 6 tháng đầu năm 2013 tổng chi phí tăng gần 17% so với cùng kỳ năm trƣớc.

22

Cũng nhƣ thu nhập, chi phí của Ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động tín dụng. Qua Bảng 3.1 ta cũng thấy mức tăng chi phí lãi không đều qua các năm, cụ thể năm 2011 tăng gần 44%, đến năm 2012 tiếp tục tăng hơn 50% so với năm trƣớc. Bởi vì trong năm 2012, nguồn vốn huy động của Ngân hàng phần lớn là tiền gửi ngắn hạn, có nghĩa là Ngân hàng phải bỏ ra một lƣợng lớn chi phí để trả lãi đối với những khoản tiền gửi dƣới 12 tháng, điều này làm cho chi phí lãi của Ngân hàng tăng cao (Bảng 4.2, trang 26). Đến năm 2013, NHNN quy định trần lãi suất huy động ngắn hạn còn 7% năm để phù hợp với mức giảm của lạm phát, qua đó tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Điều này đã

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phương nam – pgd cần thơ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)