Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phương nam – pgd cần thơ (Trang 45)

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các món nợ mà ngân hàng thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trƣớc đó.

Nhìn chung doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng nhƣng mức tăng không ổn định. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ đạt hơn 93 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2010; năm 2012 giảm gần 9%; đến tháng 6 năm 2013 doanh số thu nợ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trƣớc, giảm gần 1% (Bảng 4.4, trang 34).

4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn

Tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng qua các năm đƣợc thể hiện qua hình vẽ sau:

Hình 4.3 Doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ giai đoạn 2010 – T6/2013

- Thu nợ ngắn hạn

Tƣơng ứng với doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng lớn, hơn 75% tổng doanh số thu nợ. Năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng lên so với năm 2010 nguyên nhân một phần là do doanh số cho vay ngắn hạn của khách hàng năm trƣớc tăng và các khoản vay này đã đến hạn phải trả. Mặt khác, do tình hình lạm phát tăng mạnh, kèm theo lãi suất cho vay cũng tăng khiến khách hàng lo lắng tìm cách trả nợ Ngân hàng nhanh chóng để tránh phải chịu lãi suất cao. Hơn nữa, hầu

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000 100.000 2010 2011 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 Triệu đồng Trung và dài hạn Ngắn hạn

33

hết các khoản vay ngắn hạn đều có số tiền vay nhỏ và phƣơng thức trả nợ thuận lợi cho khách hàng (thƣờng kéo dài theo chu kỳ kinh doanh) nên ngƣời dân luôn tranh thủ trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng để có thể tái vay vốn và tiếp tục đầu tƣ. Năm 2012, khoản thu này có giảm đi nhƣng đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ đã tăng trở lại, tăng khoảng 1,5% so với cùng kỳ năm trƣớc. Điều này đạt đƣợc là do công tác thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đảm bảo thu hồi phần lớn các nguồn vốn đã phát vay.

- Thu nợ trung và dài hạn

Nhìn chung doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng nhƣng có sự biến động qua các năm. Năm 2011, khoản thu nợ này tăng lên gần 33% so với năm 2010. Nguyên nhân là do phần lớn các khoản nợ trung và dài hạn trƣớc đây đã đến hạn thu hồi. Năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ giảm nhẹ, giảm khoảng 7% - 9% so với cùng kỳ năm trƣớc. Do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong địa bàn còn khó khăn, một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến nguy cơ phá sản nên việc trả nợ cho Ngân hàng nằm ngoài khả năng của doanh nghiệp. Đồng thời cho vay trung – dài hạn có đặc điểm là không thu hồi nợ trong năm mà sẽ thu hồi ở các năm sau đó nên khó đảm bảo tính đầy đủ và đúng hạn của các khoản vay này.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Tình hình doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua các năm đƣợc thể hiện qua hình vẽ sau:

Hình 4.4 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ giai đoạn 2010 – T6/2013

6% 69% 8% 17% Năm 2010 5% 72% 10% 13% Năm 2011 3% 75% 6% 16% Năm 2012 4% 73% 8% 15% 6T ĐN 2012 3% 82% 5% 10% 6T ĐN 2013

Nông, lâm, ngƣ, nghiệp Công thƣơng nghiệp Xây dựng

34

Bảng 4.4 Doanh số thu nợ của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam – PGD Cần Thơ giai đoạn 2010 – T6/2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6T 2013/6T 2012 % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối Doanh số thu nợ 78.307 93.207 84.968 43.232 42.883 19,03 14.900 -8,84 -8.239 -0,81 -349

Theo thời hạn

- Ngắn hạn 61.675 71.164 65.059 32.560 33.025 15,39 9.489 -8,58 -6.105 1,43 465 - Trung và dài hạn 16.632 22.043 19.909 10.672 9.858 32,53 5.411 -9,68 -2.134 -7,63 -814

Theo ngành kinh tế

- Nông, lâm, ngƣ, nghiệp 4.577 4.296 2.659 1.559 1.439 -6,15 -281 -38,1 -1.637 -7,70 -120 - Công thƣơng nghiệp 54.010 66.690 63.856 31.506 35.272 23,48 12.680 -4,25 -2.834 11,95 3.766 - Xây dựng 6.385 9.796 5.243 3.715 2.141 53,42 3.411 -46,5 -4.553 -42,37 -1.574 - Ngành khác 13.335 12.425 13.210 6.452 4.031 -6,82 -910 6,32 785 -37,52 -2.421

35

- Nông, lâm, ngư nghiệp

Nhìn chung doanh số thu nợ của ngành này giảm qua các năm, trong đó giảm mạnh nhất là năm 2012, giảm khoảng 38% so với năm 2011. Đó là do trong khoảng thời gian này hoạt động sản xuất, nuôi trồng gặp nhiều khó khăn do thời tiết biến đổi thất thƣờng, dịch bệnh xảy ra gây nhiều tổn thất cho ngƣời dân. Đồng thời họ còn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ khi giá lúa, giá cá tra, cá basa giảm, đây là năm nhiều thăng trầm của ngành cá tra Việt Nam đối với cả sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu, giá cá tra xuống mức thấp nhất 5 năm qua; bên cạnh đó giá chi phí đầu vào cho thức ăn, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… tăng đã ảnh hƣởng nhiều đến khả năng chi trả của ngƣời dân.

- Công thương nghiệp

Cũng nhƣ doanh số cho vay, đây là ngành có tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ. Nhìn chung, doanh số thu nợ của ngành công thƣơng nghiệp tăng qua các năm nhƣng mức độ tăng không ổn định. Năm 2011, thu nợ tăng chủ yếu do các khoản vay trƣớc đây đã đến thời hạn trả nợ. Doanh số cho vay năm 2011 giảm nên đã làm cho doanh số thu nợ năm 2012 giảm nhẹ (khoảng 4%) so với năm 2011.Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng trở lại, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm trƣớc. Theo số liệu của Sở Công thƣơng thành phố Cần Thơ, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2012 tăng 4,8% so với năm 2011, ƣớc 6 tháng đầu năm 2013 tăng 7,85% so với cùng kỳ. Điều này đã làm cho doanh số thu nợ tăng trong năm 2013.

- Xây dựng

Sự biến động doanh số thu nợ xây dựng cũng giống nhƣ ngành công thƣơng nghiệp, tăng vào năm 2011 và giảm vào các năm tiếp theo. Một mặt là do Ngân hàng hạn chế cho vay đối với ngành này vì mức độ rủi ro cao. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thực sự gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, phải vay vốn từ Ngân hàng hoặc dựa vào nguồn vốn huy động từ khách hàng để triển khai dự án, khi thị trƣờng trầm lắng sẽ bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ Ngân hàng. Thị trƣờng bất động sản đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà còn ảnh hƣởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp xây lắp,… Theo đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hoạt động cầm chừng, không phát huy hết công suất của các nhà máy, sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ đạt thấp, lƣợng tồn kho lớn, kinh doanh không hiệu quả. Một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản, không tự cân đối đƣợc nguồn trả nợ các khoản đã vay để đầu tƣ.

36

- Ngành khác

Doanh số thu nợ của các ngành kinh tế khác giai đoạn 2010 – 2012 khá bình ổn. Kết quả này là do các ngành kinh tế này đều duy trì nhịp độ phát triển ổn định nên đã thúc đẩy việc trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng, qua đó phần nào cũng thấy đƣợc hiệu quả công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. So với 6 tháng đầu năm 2012 thì 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ có phần giảm, giảm gần 38%. Đó là do các khoản nợ này chƣa đến hạn thu hồi.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phương nam – pgd cần thơ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)