Tác dụng giảm đau của TEC-01 trên mô hình gây đau bằng phiến nóng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng chống viêm giảm đau và độc tích của tectorigenin chiết xuất từ xạ can (belamcanda chinensis (l ) DC, iridaceae) (Trang 68)

nóng

Thí nghiệm trên đã cho thấy tác dụng giảm đau ngoại vi của TEC-01. Ngoài tác dụng giảm đau ngoại vi, nhiều flavonoid còn thể hiện tác dụng giảm đau theo cơ chế trung ương. Dịch chiết từ Pueraria thunbergiana và một số dược liệu (trong dịch chiết có chứa tectorigenin) cũng được quan sát

thấy có tác dụng giảm đau theo cơ chế trung ương [36]. Vì vậy, để tìm hiểu thêm liệu TEC-01 có tác dụng giảm đau theo cơ chế trung ương hay không, chúng tôi tiến hành thử nghiệm thêm tác dụng giảm đau của TEC-01 trên mô hình phiến nóng. Đây là một mô hình đơn giản, dễ thực hiện, thời gian nghiên cứu ngắn và dễ áp dụng tại Việt Nam.

Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy: thời gian đáp ứng của chuột với lô sử dụng morphin cao hơn hẳn so với các lô còn lại; thời gian đáp ứng đau của lô uống TEC-01 liều 100 mg/kg và lô uống NaCl 0.9% là tương đương nhau. Như vậy, với mức liều 100mg/kg chuột nhắt trắng, TEC-01 không có tác dụng giảm đau trên mô hình giảm đau phiến nóng.

Từ kết quả thí nghiệm trên hai mô hình giảm đau, có thể đi đến kết luận: TEC-01 có tác dụng giảm đau với mức liều 100mg/kg, tuy nhiên ở mức liều này TEC-01 chưa thể hiện tác dụng giảm đau theo cơ chế trung ương.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu trên về độc tính và tác dụng giảm đau, chống viêm của TEC-01, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau:

1. Về độc tính 1.1. Độc tính cấp.

LD50 = 1,735 (1,449-1,990) g/kg chuột nhắt trắng.

1.2. Độc tính bán trường diễn:

TEC-01 liều 100mg TEC-01/kg/ngày và 300mg TEC-01/kg/ngày cho chuột nhắt trắng uống liên tục trong 28 ngày, chưa thấy ảnh hưởng đến tình trạng chung, sự gia tăng khối lượng cơ thể , các chỉ số huyết học, chức năng gan và thận của chuột.

2. Về tác dụng chống viêm của TEC-01

2.1. Tác dụng chống viêm cấp của TEC-01 trên mô hình gây phù chân chuột bằng carragenin

TEC-01 với mức liều 60 mg/kg chuột cống trắng thể hiện tác dụng chống viêm cấp thông qua sự giảm mức độ phù chân chuột ở lô uống thuốc thử tại thời diểm 5 giờ (19,70 ± 6,62) và 7 giờ (20,40 ± 6,32) so với lô chứng (5 giờ: 46,93 ± 5,86; 7 giờ: 62,41 ± 6,64); p < 0,05. Tác dụng chống viêm này tương đương với tác dụng chống viêm của indomethacin liều 10 mg/kg (p>0,05).

2.2. Tác dụng chống viêm mạn của TEC-01 trên mô hình gây u hạt bằng amian

Liều 60 mg TEC-01/kg thể hiện tác dụng chống viêm thông qua sự giảm khối lượng u hạt so với lô chứng (cân ướt: 35,67%, cân khô: 43,54%); p < 0,05. Tác dụng này tương đương với tác dụng của prednisolon liều 5 mg/kg (p>0,05).

3. Về tác dụng giảm đau của TEC-01

3.1. Tác dụng giảm đau của TEC-01 trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic.

TEC-01 ở mức liều 100mg/kg chuột nhắt trắng đã làm giảm số cơn đau quặn trên chuột thực nghiệm so với lô chứng ở các thời điểm từ 5-30 phút (lô thử: 11,13 ± 0,33 (5-10’), 7,14 ± 0,54 (10-15’), 8,41 ± 0,33 (15-20’), 7,14 ± 0,40 (20-25’), 6,17 ± 0,28 (25-30’); lô chứng: 18,00 ± 0,47 (5-10’), 18,10 ± 0,39 (10-15’), 13,77±0,35 (15-20’), 14,00 ± 0,28 (20-25’), 11,37± 0,32 (25- 30’); p<0,05) . Tác dụng này tương đương với tác dụng của aspirin liều 240 mg/kg.

3.2. Tác dụng giảm đau của TEC-01 trên mô hình giảm đau phiến nóng

Với liều 100 mg/kg chuột nhắt trắng, TEC-01 không thể hiện tác dụng giảm đau trên mô hình giảm đau phiến nóng.

KIẾN NGHỊ

Từ kết quả của quá trình thực nghiệm, chúng tôi đưa ra đề xuất như sau: 1. Đánh giá độc tính bán trường diễn của TEC-01 trên các loài động vật

khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt:

1. Bộ môn Dược liệu - trường Đại học Dược Hà Nội (2007), Bài giảng dược liệu, NXB Y học.

2. Bộ môn Dược lực - trường Đại học Dược Hà Nội (2007), Dược lý học, tập 1, NXB Y học, tr 105-116.

3. Bộ môn Dược lực - trường Đại học Dược Hà Nội (2007), Dược lý học, tập 2, NXB Y học, tr 231-244, 255-260.

4. Bộ môn Dược lý - trường Đại học Y Hà Nội (2008), Dược lý học lâm sàng, NXB Y học, tr 166-168, 597-600.

5. Bộ môn Dược lý - trường Đại học Y Hà Nội (2003), Dược lý học, NXB Y học, tr 492-493.

6. Bộ môn Hóa sinh - trường Đại học Dược Hà Nội (2007), Hóa sinh 2, NXB Y học.

7. Bộ môn Miễn dịch - Sinh lý bệnh - trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (1999), Miễn dịch sinh lý bệnh, tập 1, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr 120-133.

8. Bộ môn Miễn dịch - sinh lý bệnh - trường đại học Y Hà Nội (2008), Sinh lý bệnh, NXB Y học, tr 209-229.

9. Bộ môn sinh lý bệnh - trường Đại học Y Hà Nội (1990), Bài giảng sinh lý bệnh, NXB Y học, tr 62-66.

10. Bộ môn sinh lý học - trường Đại học Y Hà Nội (2006), Sinh lý học, tập 2, NXB Y học.

11. Bộ môn sinh lý học - trường Đại học Y Hà Nội (1997), Chuyên đề sinh lý học, tr 138-153.

12. Bộ Y tế - Viện Kiểm nghiêm (2005), Dự thảo hướng dẫn thử độc tính của

13. Đỗ Trung Đàm (1997), Đau và thuốc giảm đau, Tạp chí Dược lâm sàng, số 4, tr97-100.

14. Đỗ Trung Đàm (1996), Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc, NXB Y học.

15. Đỗ Trung Đàm (1996), Tác dụng chống viêm mạn tính của bài thuốc chữa

thấp khớp SASP - 5221, Tạp chí Dược học, số 10, tr 23.

16. Mai Lê Hoa và cộng sự (1998), Nghiên cứu tác dụng chống viêm của cây lão quan thảo di thực ở Việt Nam (Geranium th unbergii Sieb. Et zucc.,

Geraniaceae), Tạp chí Dược liệu, số 3, tr 78-81.

17. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2005), Xét nghiệm sử dụng trong

lâm sàng, NXB Y học.

18. Đỗ Tất Lợi (2003), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr 653.

19. Đào Văn Phan (2004), Các thuốc giảm đau chống viêm, NXB Y học, tr 49-51.

20. Đào Văn Phan (1998), Thuốc chống viêm phi steroid loại ức chế chọn lọc

COX-2, Tạp chí Nghiên cứu y học, tập 5, số 1, tr 40-44.

22. Lê Đình Roanh, Nguyễn Đình Mão (1997), Bệnh học viêm và nhiễm

khuẩn, NXB Y học, tr 1-132.

23. Từ điển bách khoa dược học (1999), NXB Từ điển Bách Khoa, tr 630.

24. Viện Dược liệu (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Y học, tr 1095-1098.

25. Vũ Đình Vinh (2001), Hướng dẫn sử dụng các xét nghiệm sinh hóa, NXB Khoa học kỹ thuật.

Tài liệu tiếng Anh:

26. Alexandre-Moreira M.S., Piuvezam M.R., Araújo C.C., Thomas G. (1999), Studies on the anti-inflammatory and analgesic activity of

Curatella americana L., Journal of Ethnopharmacology 67, 171–177.

27. Córdovaa M. M. et al (2011), Further antinociceptive effects of myricitrin

in chemical models of overt nociception in mice, Neuroscience Letters

495 (2011) 173–177.

28. Crunkhon P. et al (1971), Mediators of the infl-ammation induced in the

rat paw by carrageenan, British Journal of Pharmacology 42, 392–402.

29. Ding X.Zh et al (2003), Lipooxygenase and cyclogenase metabolism new

insights in treatment and chemoprevention of pancreatic cancer,

Molecular Cancer, vol 2, no 10.

30. Fang R. et al (2008), Cytotoxic effects of compounds from Iris tectorum on

human cancer cell lines, Journal of Ethnopharmacology 118 (2008) 257–

263.

31. Galati G. and O’Brien P. J (2004), Potential toxicity of flavonoids and other dietary phenolics: significance for their chemopreventive and

anticancer properties, Free Radical Biology & Medicine, Vol. 37, No. 3,

pp. 287 – 303, 2004.

32. Guardia T. et al (2001), Anti-inflammatory properties of plant flavonoids.

Effects of rutin, quercetin and hesperidin on adjuvant arthritis in rat, Il

Farmaco 56 (2001) 683–687.

33. Jun SH. et al (2002), Isoflavonoids from the rhizomes of Belamcanda chinensis and their effects on aldose reductase and sorbitol accumulation

in streptozotocin induced diabetic rat tissues, Arch Phar Res 25(3):306-

34. Kagitani-Shimono K. et al (2005), Anti-inflammatory therapy by ibudilast, a phosphodiesterase inhibitor, in demyelination of twitcher, a genetic

demyelination model, Journal of neuroinflammation, 2005, 2:10.

35. Kim YP. et al (1999), Inhibition by tectorigenin and tectoridin of prostaglandin E2 production and cyclooxygenase-2 induction in rat

peritoneal macrophages, Biochim Biophys Acta. 1999 Jun 10;

1438(3):399-407.

36. Kima I.T et al (2004), Anti-inflammatory and anti-nociceptive effects of the extract from Kalopanax pictus, Pueraria thunbergiana and Rhus

verniciflua, Journal of Ethnopharmacology 94 (2004) 165–173.

37. Klaschka F. (1996), Oral enzym- New approach to cancer treatment, Forum Medizin, 1996.

38. Koster R. et al (1959), Acid acetic for analgesic screening, Proc, 1959, 18, p 142.

39. Lee K.T et al (2001), Tectorigenin, an Isoflavone of Pueraria thunbergiana BENTH., Induces Differentiation and Apoptosis in Human

Promyelocytic Leukemia HL-60 Cells, Biol. Pharm. Bull. 24(10) 1117—

1121 (2001).

40. Lee HU, Bae EA, Kim DHJ (2005), Hepatoprotective effect of tectoridin

and tectorigenin on tert-butyl hyperoxide-induced liver injury, Pharmacol

Sci. 2005 Apr;97(4):541-4.

41. Lee HW et al (2003), Beta-glucuronidase inhibitor tectorigenin isolated from the flower of Pueraria thunbergiana protects carbon tetrachloride-

42. Lucena G.M.R.S., Gadotti V.M., Maffi L.C., Silva G.S., Azevedo M.S., Santos A.R.S. (2007), Antinociceptive and anti-inflammatory properties

from the bulbs of Cipura paludosa Aubl, Journal of Ethnopharmacology

112, 19–25.

43. Miranda F.G.G., Vilar J.C., Alves I.A.N., Cavalcanti S.C.H., Antoniolli A.R. (2001), Antinociceptive and antiedematogenic properties and acute toxicity of Tabebuia avellanedae Lor. ex Griseb. inner bark aqueous

extract., BMC Pharmacology 1, 1-16.

44. OECD (2001), Harmonised intergrated classification system for human health and environmental hazards of chemical substances and mixtures, ENV/JM/MONO (2001) 6, 21-25.

45. OECD (2001), OECD guideline for testing of chemicals 407, 420, 423,

425.

46. Pan C.H. et al (2008), Tectorigenin Inhibits IFN-γ/LPS-induced

Inflammatory Responses in Murine Macrophage RAW 264.7 Cells, Arch

Pharm Res Vol 31, No 11, 1447-1456, 2008.

47. Pan CH. et al (2008), Tectorigenin inhibits IFN-gamma/LPS-induced

inflammatory responses in murine macrophage RAW 264.7 cells, Arch

Pharm Res. 2008 Nov;31(11):1447-56. Epub 2008 Nov 21.

48. Park E. K et al, Passive Cutaneous Anaphylaxis-Inhibitory Action of

Tectorigenin,a metabolite of Tectoridin by Intestinal Microflora, Biol.

Pharm. Bull. 27(7) 1099—1102 (2004)

49. Pelzer L.E. et al (1998), Acute and chronic antiinflammatory effects of

plant flavonoids, Farmaco 54, (1998) 421–424.

50. Picq M., Cheav S.L., Prigent A.F. (1991), Effect of two flavonoid com-

pounds on central nervous system: analgesic activity, Life Sciences 49,

51. Rang H.P. et al (2007), Pharmacology 6th, NXB Churchil Livingston. 52. Rathee P. et al (2009), Mechanism of Action of Flavonoids as Anti-

inflammatory Agents: A Review , Inflammation & Allergy - Drug Targets,

2009, 8, 229-235.

53. Robert A Clayton et al (2004), Robert A Clayton et al, The effect of selective phosphodiesterase inhibitors, alone and in combination, on a

murine model allergic asthma, Respiratory Research , vol 5., no. 4.

54. Rotelli A.E et al (2003), Comparative study of flavonoids in experimen-tal

models of inflammation, Pharmacological Research 48, 601–606, 103.

55. Seidlov'a-Wuttke D. et al, Belamcanda chinensis and the thereof purified tectorigenin have selective estrogen receptor modulator activities, Phytomedicine 11 (2004) 392–403

56. Tamura S. et al (2010), Inhibitors for expression of IgE receptor on

humanmast cell fromPuerariae Flos, Bioorganic & Medicinal Chemistry

Letters 20 (2010) 3872–3875.

57. Thelen P. et al (2005), Tectorigenin and other phytochemicals extracted from leopard lily Belamcanda chinensis affect new and established

targets for therapies in prostate cancer, Carcinogenesis 26(8):1360-1367.

58. Verma P.R., Joharapurkar A.A., Chatpalliwar V.A., Asnani A.J. 2005), Antinocicep-tive activity of alcoholic extract of Hemidesmus indicus R.Br.

in mice, Journal of Ethnopharmacology 102, 298–301.

59. Vinegar R., Schreiber W., Hugo R. (1969), Biphasic devel-opment of

carrageenan oedema in rats, Journal of Pharmacology and Experimental

Therapeutics 166, 96–103.

60. Vogel H.G (2002), Drug Discovery and Evaluation, Springer-Verlag Berlin Heidelberg 2002.

61. Winter C A et al (1962), Carrageenin-induced edema in hind paw of the

rat as an assay for antiinflammatory drugs, Proc. Soc. Exp. Biol.Med.

111:544-7, 1962.

62. Wozniak D, Janda B, Kapusta I, Oleszek W, Matkowski A (2010), Antimutagenic and anti-oxidant activities of isoflavonoids from

Belamcanda chinensis (L.), DC, Mutat Res. 2010 Feb 2;696(2):148-153.

63. Wu J.H et al (2010), Anti-proliferative and pro-apoptotic effects of

tectorigenin on hepatic stellate cells, World J Gastroenterol 2010 August

21; 16(31): 3911-3918.

63. Zhang H. et al (2010), Tectorigenin inhibits the in vitro proliferation and enhances miR-338* expression of pulmonary fibroblasts in rats with

idiopathic pulmonary fibrosis, Journal of Ethnopharmacology 131 (2010)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng chống viêm giảm đau và độc tích của tectorigenin chiết xuất từ xạ can (belamcanda chinensis (l ) DC, iridaceae) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)