1.3.1.1. Đặc điểm thực vật
Hình 1.3. Cây xạ can Cây xạ can còn gọi là cây rẻ quạt, lưỡi dòng.
Xạ can có tên khoa học là Belamcanda sinensis, họ Lay Ơn Iridaceae. Vị thuốc xạ can (Rhizoma Belamcandae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây xạ can.
Xạ can là một loại cây thảo, sống nhiều năm. Thân rễ mọc bò phân nhánh nhiều. Thân có lá mọc thẳng đứng, có thể cao tới 1m. Lá hình mác, hơi có bẹ, dài 20-40cm, rộng 15-20cm. Cụm hoa dài 20-40cm, cuống gầy mềm. Hoa có cuống, bao hoa có 6 cánh màu vàng cam đỏ, điểm những đốm tía. Quả nang hình trứng, có 3 van, dài 23-25mm, hạt xanh đen, hình cầu bóng, đường kính 5mm [18],[24].
1.3.1.2. Đặc điểm vị thuốc
Xạ can có vị đắng, tính mát, hơi có độc, vào hai kinh: phế và can, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đờm[24].
1.3.1.3. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây sống trong trạng thái hoang dại và được trồng ở Ấn Độ, Triều Tiên, phía nam Nhật Bản, Đông Nam Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á. Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước trồng xạ can nhiều nhất thế giới.
Ở Việt Nam, có thể gặp xạ can ở rất nhiều nơi. Cây mọc rải rác ở các bãi hoang quanh làng, hoặc dưới chân núi đá vôi ở Ninh Bình, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Quảng Ninh.... Cây cũng được trồng ở vườn làm cảnh ở các gia đình, trồng làm thuốc ở vườn cây thuốc của các cơ sở y tế ...
Cây rất dễ trồng, có sức sống dai, tái sinh dinh dưỡng khỏe từ các phần thân rễ và từ hạt. Khi trồng, xạ can mọc bò lan bằng thân ngầm, vì vậy chỉ cần làm cỏ thời gian đầu. Cây ít bị sâu bệnh[24].
1.3.1.4. Thành phần hoá học
Thân rễ xạ can có chứa tectorigenin, tectoridin, irigenin, iridin và một số chất khác. Theo Tsuchiya Hiroyoshi và cộng sự . (1986), từ 2500 kg rễ xạ can có thể tách chiết được 2,22 g tectorigenin [24].
1.3.1.5. Công dụng
Xạ can được coi là một vị thuốc quý chữa các bệnh về họng, viêm amidan có mủ, ho nhiều đờm, khản tiếng; còn được dùng chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng vú tắc tia sữa, đau kinh và làm thuốc lọc máu [24]. 1.3.1.6. Tác dụng sinh học của xạ can
Xạ can được trồng tại Việt Nam có nhiều tác dụng sinh học khác nhau: - Cao cồn thân rễ xạ can có tác dụng ức chế nhiều chủng vi khuẩn in
vitro như: phế cầu, liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà, Bacillus subtilis.
- Thân rễ xạ can có tác dụng chống viêm trong mô hình gây phù bàn chân chuột với kaolin, gây u hạt thực nghiệm bằng amian ở chuột cống trắng và có độc tính thấp. Có tác dụng chống co thắt gây bởi histamin trên cơ trơn chuột lang cô lập, có tác dụng lợi tiểu nhẹ.
- Cao chiết với nước nóng từ thân rễ xạ can có hoạt tính ức chế aldose reductase là enzym gây tích lũy sorbitol trong tế bào.
- Nước sắc thân rễ xạ can được tiêm phúc mạc chuột, ở liều tương đương với liều dùng cho người sau 24h - 48h không thấy có tổn thương nhiễm sắc
thể, với liều gấp 4 lần bắt đầu có tổn thương nhẹ và liều gấp 15 lần làm tăng chỉ số phân bào và lệch bội [24].
1.3.1.7. Các bài thuốc cổ truyền có xạ can - Bài thuốc chữa viêm họng: - Bài thuốc chữa viêm họng:
+ Thành phần: xạ can 4g, kinh giới 16g; kim ngân, huyền sâm, sinh địa, mỗi vị 12g; bạc hà, cỏ nhọ nồi, tang bạch bì, mỗi vị 8g.
+ Chủ trị: viêm họng. - Xạ can ma hoàng thang:
+ Thành phần: xạ can, tử quyển, ma hoàng, sinh khương, bán hạ, khoản đồng hoa, mỗi vị 9g; ngũ vị tử, tế tân 3g, đại táo 3 quả. Sắc uống nước.
+ Chủ trị: chỉ khái, khoát đàm, trị chứng ho khí cấp, đờm khò khè trong họng.
- Xạ can thang:
+ Thành phần: bán hạ 12g, ma hoàng 20g, tử quyển 20g, chích thảo 20g, quế tâm 8g, xạ can 20g, đại táo 20 quả, sinh khương 20g. Sắc uống ngày một thang.
+ Chủ trị: trẻ nhỏ ho nghịch, suyễn cấp, họng như có nước ủng tắc [24],[21].
1.3.1.8. Các chế phẩm trên thị trường có chứa vị thuốc xạ can - Viêm ngậm Ngọc hầu (Nata Hoa Linh) - Viêm ngậm Ngọc hầu (Nata Hoa Linh)
+ Thành phần: chanh muối, kim ngân hoa, xạ can, huyền sâm... + Chỉ định: hầu họng viêm, sưng đau...
- Viên ngậm Cagu (Traphaco)
+ Thành phần: xạ can, can khương, cam thảo, quế. + Chỉ định: viêm họng, đau họng, rát cổ.
- Siro bổ phổi (Thephaco)
+ Chỉ định: đau họng, viêm họng, ho do cảm lạnh. - Viên ngậm trị viêm họng (Tập đoàn y dược Bảo Long) + Thành phần: lưỡng diện chân, xạ can, cam thảo, kha tử... + Chỉ định: trị ho, tích đờm, viêm họng, chân răng sưng đau.
1.3.2. Tectorigenin
Công thức cấu tạo của tectorigenin:
Hình 1.4. Công thức tectorigenin - Trọng lượng phân tử 300.26288 (g/mol).
- Công thức phân tử C16H12O6. - Tên theo danh pháp IUPAC:
5,7-Dihydroxy-3-(4-hydroxyphenyl)-6-methoxy-4H-1-benzopyran-4- one.
- Tính chất: tinh thể hình kim, màu vàng nhạt; nhiệt độ nóng chảy là 225- 226o C.
Tectorigenin là một isoflavonoid được chiết xuất từ thân rễ của Iris
tectorum Maxim., Iridaceae năm 1927. Đến năm 1928, Asahina và cộng sự đã
xác định được cấu trúc của tectorigenin và đến năm 1960 trên thế giới đã tổng hợp được flavonoid này. Hiện nay, tectorigenin được tìm thấy trong nhiều dược liệu khác nhau như Belamcanda chinensis, Pueraria thunbergiana.
Năm 1970, tectorigenin đã được phân lập từ cây xạ can Việt Nam [18],[24].
1.3.3. Tác dụng sinh học của tectorigenin
Trong những năm gần đây, trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng sinh học của tectorigenin được công bố.
* Về tác dụng chống viêm của tectorigenin
Kim YP và cộng sự đã quan sát được tác dụng ức chế sản xuất PGE2 do ức chế sự cảm ứng enzym COX-2 ở đại thực bào phúc mạc chuột. Các chất này ức chế chọn lọc trên COX-2 mà không ức chế COX-1. Điều này gợi ý rằng cơ chế chống viêm của tectorigenin là ức chế sản xuất PGE2 do ức chế chọn lọc COX-2 ở các tế bào viêm [52]. Nghiên cứu sâu hơn Cheol-Ho và cộng sự thấy rằng tectorigenin có khả năng ức chế sự hình thành của NO, COX- 2, PGE2, IL-1β bị cảm ứng bởi IFN-γ/LPS thông qua biểu hiện gen. Tác dụng ức chế này là do tectorigenin đã khóa NF-κB hoạt hóa ở đại thực bào [46].
* Các tác dụng khác
Jun SH và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng ức chế mạnh enzym aldose reductase của tectorigenin, do đó có thể ngăn chặn được các biến chứng của đái tháo đường trên mô hình chuột gây đái tháo đường do streptozocin. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tectorigenin có tác dụng ức chế sự tích luỹ sorbitol ở các vị trí như thuỷ tinh thể, dây thần kinh hông hay tế bào hồng cầu [33].
Jens-Gerd Scharf và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng ức chế khối u trên chuột thực nghiệm của tectorigenin và các chất khác từ dịch chiết của thân rễ xạ can. Cụ thể: tectorigenin có tác dụng ức chế sự tăng sinh của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Cơ chế có thể do tectorigenin có tác dụng sửa chữa những bất thường trong biểu hiện một số gen liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt. Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy tectorigenin trong tương lai có thể được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị ung thư tuyến tiền liệt [57].
Tectorigenin có tác dụng làm giảm sự tăng sinh của các tế bào HSC-T6 phụ thuộc vào thời gian và liều dùng. Thêm vào đó, tectorigenin gây ra sự chết theo chương trình của các tế bào HSC-T6 và có khả năng chống lại sự hình thành xơ (trong xơ gan, tính chất đặc trưng nhất là dư thừa collagen type I; các tế bào hình sao hoạt hóa (HSC) là các tế bào chịu trách nhiệm chính về việc sản xuất dư thừa collagen) [63].
Tectorigenin ức chế sự tăng sinh của các nguyên bào sợi ở phổi và tăng hoạt hóa miR-338*. Điều này cho thấy tectorigenin có thể có khả năng ức chế bệnh sinh của xơ hóa phổi vô căn [64].
Wozniak D và cộng sự đã nghiên cứu khả năng chống đột biến và chống oxy hoá của các isoflavonoid từ xạ can [62].
Lee HU và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng bảo vệ tế bào gan của tectorigenin trên tế bào gan bị gây độc bởi tert-butyl hyperoxide [40].
Satoru Tamura và cộng sự đã quan sát thấy khả năng ức chế sự biểu hiện của receptor IgE trên tế bào mast của người. Receptor của IgE (FcεRI) chính là chìa khóa phân tử để kích hoạt các phản ứng dị ứng thông qua IgE. Receptor này có 3 tiểu đơn vị là α, β, γ; tectorigenin làm giảm sự hình thành của tiểu đơn vị γ nên làm giảm biểu hiện của FcεRI. Tectorigenin được phát hiện là chất ức chế mạnh nhất trong số các chất của 400 dược liệu khác nhau được khảo sát. Đây có thể là một hướng nghiên cứu mới về các thuốc dị ứng [56].
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Thuốc nghiên cứu
Chế phẩm TEC-01 (thành phần chính là tectorigenin) do phòng Hóa Dược, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chiết tách từ thân rễ cây Xạ can (Belamcanda chinensis) thu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, Việt Nam cung cấp.
- Quy trình chiết tách như sau:
Hình 2.5. Quy trình chiết tách TEC-01 Thân rễ xạ can
Cắn chiết ethanol
Dịch chiết nước
Cắn chiết ethyl acetat
+ Ethanol 70, cất loại dung môi
+ nước, chiết loại béo với n-hexan
+ pH = 3-4, chiết với ethyl acetat
Tách bằng sắc ký cột, SiO2 DM 25:1
Phân đoạn isoflavonoid
- Tiêu chuẩn thành phẩm:
+ Tính chất: bột màu vàng nhạt. + Thành phần: 95% là tectorigenin.
2.1.2. Súc vật thí nghiệm
- Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả 2 giống, khoẻ mạnh, có trọng lượng 20 - 22g do viện Vệ sinh dịch tễ TW cung cấp.
- Chuột cống trắng, cả 2 giống, khoẻ mạnh, trọng lượng 180-200g, do học viện Quân Y cung cấp.
- Động vật thí nghiệm sau khi mua được nuôi dưỡng theo chế độ tiêu chuẩn, cho ăn thức ăn do viện Vệ sinh Dịch tễ cung cấp và cho uống nước tự do tại phòng nuôi động vật thí nghiệm bộ môn Dược lực, trường đại học Dược Hà Nội.
2.1.3. Hoá chất, thuốc thử
- Indomethacin bột tinh khiết lọ 200 mg do viện Kiểm Nghệm - Bộ Y tế sản xuất.
- Morphin hydroclorid, ống tiêm 10 mg/ml do công ty Cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc sản xuất.
- Aspegic, bột pha uống hàm lượng 100 mg/gói, do công ty Sanofi Synthelabo sản xuất.
- Prednisolon lọ 125 mg do viện Kiểm nghiệm - Bộ Y tế sản xuất.
- Kit định lượng các enzym và chất chuyển hóa trong máu: ALT (alanin aminotransferase), AST (aspartat aminotransferase), cholesterol toàn phần, protein toàn phần và creatinin là hoá chất của hãng Teco Diagnostics (Mỹ)
- Các hoá chất khác đạt độ tinh khiết hóa học.
2.1.4. Máy móc thiết bị nghiên cứu
- Tủ lạnh, tủ sấy, tủ ấm Memmert.
TEC-01 Nghiên cứu độc tính Nghiên cứu tác dụng chống viêm Nghiên cứu tác dụng giảm đau Độc
tính cấp Độc tính bán trường diễn đau quặn Giảm phiến nóng Giảm đau viêm cấp Chống viêm mạn Chống - Dụng cụ đo thể tích chân chuột: thiết bị Plethymometer model 7140, hãng Ugo basile.
- Máy LE 7406 Hot plate, hãng Letica Scientific Instruments, Tây Ban Nha.
- Máy sinh hoá TC 84 plus của hãng Teco Diagnostics (Mỹ). - Máy huyết học poCH-100i của hãng Sysmex (Nhật Bản).
- Máy móc và dụng cụ thí nghiệm khác thuộc bộ môn Dược lực - trường đại học Dược Hà Nội.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu (sơ đồ mô hình nghiên cứu):
Hình 2.6. Sơ đồ mô hình nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu độc tính
2.2.1.1. Nghiên cứu độc tính cấp
Nghiên cứu độc tính cấp trên chuột nhắt trắng theo đường uống [12],[14],[44].
Chuột thực nghiệm được nuôi ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm 5 ngày, sau đó chia ngẫu nhiên chuột thành 5 lô, mỗi lô 10 con.
Trước khi tiến hành thí nghiệm 12 giờ, cho chuột nhịn đói nhưng được cho uống nước đầy đủ.
Tiến hành thí nghiệm: cho từng lô chuột uống thuốc thử TEC-01 với mức liều từ cao nhất không gây chết tới mức liều thấp nhất gây chết. Theo dõi chuột liên tục trong vòng 4h, tỉ lệ chết trong 72 giờ và các dấu hiệu khác trong vòng 7 ngày sau khi uống TEC-01.
Các chỉ tiêu theo dõi:
- Tình trạng chung của chuột: hoạt động tự nhiên, tư thế, màu sắc (mũi, tai, đuôi), lông, phân, nước tiểu...
- Tỉ lệ chết trong 72 giờ và các dấu hiệu khác trong vòng 7 ngày sau khi thử nghiệm.
- Khi có chuột chết, mổ để quan sát đại thể cơ quan phủ tạng. Nếu cần, làm vi thể xác định nguyên nhân.
- Xác định LD50 (nếu có) theo phương pháp Litchfield - Wilcoxon. 2.2.1.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn
Nghiên cứu độc tính bán trường diễn được tiến hành trên chuột nhắt trắng [12],[45].
Chuột thực nghiệm được nuôi ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm 5 ngày, sau đó chia ngẫu chuột thành 3 lô, mỗi lô 30 con.
- Lô chứng: cho uống dung dịch NaCMC 1%. - Lô thử 1: uống TEC-01 với liều 100 mg/kg. - Lô thử 2: uống TEC-01 với liều 300 mg/kg.
TEC-01 được pha trong dung dịch NaCMC 1% để đảm bảo thể tích cho uống đồng đều ở tất cả các lô (0,2ml/10g chuột).
Chuột nhắt trắng được cho uống dung dịch NaCMC 1% hoặc TEC-01 hàng ngày vào khoảng 9 giờ sáng, liên tục trong 28 ngày. Tại 3 thời điểm: trước uống thuốc, sau 14 ngày và 28 ngày uống thuốc; giết chuột (mỗi thời điểm 10 con/lô) và lấy máu để đánh giá các chỉ tiêu:
- Đánh giá chức phận tạo máu thông qua các chỉ số: số lượng hồng cầu, hàm lượng hemoglobin, hematocrit, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu.
- Đánh giá chức năng gan thông qua định lượng một số enzym và chất chuyển hoá trong máu: AST, ALT, protein toàn phần, cholesterol.
- Đánh giá chức năng thận thông qua định lượng creatinin trong máu. Sau 28 ngày cho uống thuốc liên tục, giết ngẫu nhiên 30% số chuột trong mỗi lô, mổ chuột để quan sát đại thể và cấu trúc vi thể gan, thận.
2.2.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm
2.2.2.1. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp
Nghiên cứu đánh giá tác dụng chống viêm cấp của TEC-01 trên mô hình gây phù thực nghiệm bằng carragenin [61].
Chuột cống trắng được chia ngẫu nhiên thành 3 lô, mỗi lô 8 con. - Lô 1 (lô chứng trắng): uống dung dịch NaCMC 1%.
- Lô 2 (lô chứng dương): uống indomethacin với liều 10mg/kg. - Lô 3 (lô thử): uống TEC-01 với liều 60 mg/kg.
Chuột được uống thuốc trước khi gây viêm 1 giờ. Tiến hành gây viêm bằng cách tiêm 0.1 ml carragenin 1% vào gan bàn chân sau, bên phải của chuột.
Đo thể tích chân chuột (đến khớp cổ chân) vào các thời điểm: trước khi gây viêm, sau khi gây viêm 1 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ, 7 giờ, 24 giờ.
Sơ đồ nghiên cứu:
Hình 2.7. Sơ đồ đánh giá tác dụng chống viêm cấp của TEC-01 trên mô hình gây viêm bằng carragenin.
Mức độ tăng thể tích chân của từng chuột được tính theo công thức của Fontaine:
∆V (%) = (Vt – V0)/ V0× 100 Trong đó V0 : thể tích chân chuột trước khi gây viêm. Vt : thể tích chân chuột sau khi gây viêm. ∆V: độ tăng thể tích chân chuột.
2.2.2.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn
Nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn của TEC-01 trên mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng amian [15],[16],[60].
Chuột cống trắng được chia ngẫu nhiên thành 3 lô, mỗi lô 9 con.