Chƣơng II. NHIỆT THÂN PHÁP (PHÉP LÀM NÓNG THÂN)
Bài 9. Mài Đan điền (Xát đậu phụ)
Chụm chân đứng thằng, chân phải bƣớc lên trƣớc một bƣớc dài thành cung bộ phải, lòng bàn tay phải úp xuống, năm ngón duỗi và thả lỏng, đặt bàn tay cách xƣơng chậu khoảng 10 cm. Tay trái chống nạnh, ngón cái đặt sau lƣng, bốn ngón đặt phía trƣớc. Đầu cổ ngay ngắn, mắt nhìn thẳng (Hình 17).
Động tác
Tay phải xoa theo hình tròn từ trái sang phải (Hình 18, 19). Lƣng chuyển động cùng hƣớng với tay xoa, làm động tác này 5 lần rồi đổi tay đổi chân làm lại động tác kể trên 5 lần, sau đó đứng trở lại tƣ thế đứng thẳng.
Yêu cầu
Toàn thân thả lỏng, động tác phải khoan thai, mềm mại, trên dƣới phối hợp nhịp nhàng, thở tự nhiên. Khi xoa hình tròn phải dứt khoát, tay không nâng cao quá ngực, ý thức đặt ở huyệt “Lao cung” trong lòng bàn tay, hoặc mắt nhìn huyệt “Ngoại lao cung”.
Công dụng
Bài này có tác dụng khơi động mạch Đới, bình can thuận khí và cân bằng âm dƣơng. Cũng là một hạng mục rèn luyện không thể thiếu đƣợc để xây dựng cơ bản “ngoại khí nội thu, nội khí ngoại phóng”, có thể tập nhiều lần một mình dƣới tán cây, vƣờn hoa hoặc nơi không khí trong lành. Ngƣời nào kiên trì rèn luyện sẽ vô cùng bổ ích.
Ca quyết:
Chân cong gối xoay để xay dậu, Nhẹ nhàng khoan thai đắc khí nhiều; Tác dụng lớn bởi khơi Mạch Đới, Bình can thuận khí lợi vô cùng.
(Cung bộ tuyền tất lai thôi ma, Kinh tùng hoãn mạn “đắc khí” đa; Khải vận Đới Mạch tác dụng đại, Bình can thuận khí ích vu ngã.)
Hình 17
Hình 18
Thiếu Lâm Khí Công Nội Kình Nhất Chỉ Thiền | 28
Cả bộ 9 động tác “Nhiệt thân pháp” tập đến đây là xong, khắp ngƣời sẽ rìn rịn mồ hôi, lòng bàn tay sẽ có những cảm giác nhƣ căng, tê, lạnh, nóng. Thần trí tỉnh táo, mắt sáng, gân cốt dẻo dai, các khớp linh hoạt, khí cơ toàn thân thông thoáng. Công pháp “Nhiệt thân pháp” sẽ tạo điều kiện tốt cho ngƣời luyện khí công nhanh chóng đi vào “khí công thái” (trạng thái khí công) sau khi luyện Mã bộ trạm trang.
Thiếu Lâm Khí Công Nội Kình Nhất Chỉ Thiền | 29
Chƣơng III. MÃ BỘ TRẠM TRANG CÔNG