Tuyến nhân vật gắn với câu chuyện về hành tinh

Một phần của tài liệu Kết cấu tiểu thuyết và một ngày dài hơn thế kỷ của TS aitmatôp (Trang 52)

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.2.3. Tuyến nhân vật gắn với câu chuyện về hành tinh

phi xuống bên nàng, đón chờ nàng bên mỏm đá chênh vênh, khi nàng rời gian lều đứng ra đón nắng sớm. Khi nàng nổi lửa thổi cơm ta sẽ làm cho làn khói vờn quanh, ôm lấy thân nàng. Khi nàng cưỡi ngựa, ta sẽ vẩy nhẹ lên mắt, lên tay nàng. Còn khi nàng cất cao tiếng hát, ta sẽ hoá làm lời ca...”[3, 429].

Câu chuyện về chàng ca sĩ Raimaly cứ ám ảnh mãi trong tâm trí Êđigây. Câu chuyện như nhắc nhở Êđigây biết sống hết mình với tình yêu, trân trọng những gì đang có, biết đón nhận tình yêu dù trong mọi hoàn cảnh bởi tình yêu luôn là ngọn suối mát ươm những mầm cây, tưới tắm cho mọi tâm hồn.

2.1.2.3. Tuyến nhân vật gắn với câu chuyện về hành tinh “Ngực Rừng” Rừng”

Với kết cấu lồng ghép, hiện tại được lấy làm tâm điểm, bên này là quá khứ với tiếng vọng của đất, của tổ tiên với những bài học nhân sinh cao cả, bên kia là tưởng tượng với những điều bí ẩn và kì bí. Trong thế giới tưởng tượng ấy có hai nhân vật làm nên toàn bộ một khía cạnh tư tưởng của tác phẩm. Đó là hai viên phi công sóng đôi vụ trụ 1- 2 và 2 - 1.

Là hai phi công làm việc ở trạm vũ trụ “Paritet” trong chương trình hợp tác nghiên cứu vũ trụ “Demiurge”, họ vô tình bắt được liên lạc với một hành tinh có tên là “Ngực Rừng”. Họ đã phát hiện ra một nền văn minh ngoài trái đất và khi đến thăm hành tinh “Ngực Rừng”, họ nhận ra nhiều giá trị nhân bản

mà loài người đang vô tình đánh mất. Họ nhận thấy rằng cuộc chiến tranh chính trị đang diễn ra trên trái đất thật vô ích. Những cuộc khủng hoảng trầm trọng về năng lượng, những vấn đề về bom nguyên tử rồi môi trường đang bị huỷ hoại. Tất cả đang trở thành một vấn nạn của trái đất chúng ta. Họ nhìn thấy ở hành tinh “Ngực Rừng” một thế giới hiền hoà. Trong hành tinh ấy những cư dân không biết đến khái niệm nhà nước, không biết thế nào là vũ khí, không biết đến chiến tranh. Họ đã đạt tới mức độ tập thể toàn hành tinh, một ý thức quyết loại trừ chiến tranh như một phương thức đấu tranh. Hai viên phi công còn phát hiện ra một vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên: Núi non, đồi gò đều phủ một màu xanh tuyệt vời. Họ nhìn lại về phía trái đất của mình. Họ nhận thấy rằng hết thảy mọi người đang sống trên trái đất đều là anh chị em của nhau, trái đất thật tuyệt bởi màu xanh như mái đầu trẻ thơ của nó. Vì vậy, cần phải làm gì cho trái đất. Một loạt những câu hỏi được hai viên phi công sóng đồi 1- 2 và 2 - 1 đặt ra: “Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất phạm sai lầm bi thảm, cho rằng hình như lịch sử loài người là lịch sử của những cuộc chiến tranh? Sự thể sẽ ra sao nếu con đường phát triển ấy ngay từ đầu đã sai lầm và bế tắc? Điều đó sẽ dẫn chúng ta tới đâu?” [3, 142]. Những vấn đề về môi trường “chúng ta đã sẵn sàng đón nhận thực trạng ấy hay chưa?” [3, 140]. Và “phải giải thích thực chất của cuộc chiến tranh liên miên trên trái đất chúng ta, không biết họ sẽ thấy là trò vô nghĩa hoặc là một phương thức dã man đã giải quyết vấn đề hay chăng?” [3, 141].

Song những câu hỏi của hai viên phi công sẽ chỉ là những câu hỏi vang lên trong khoảng không bao la vũ trụ vô tận kia. Hai nhà du hành vũ trụ với những khao khát hiểu biết và những ước mơ về cuộc sống hạnh phúc của nhân loại bất chấp những quy luật ngặt nghèo trói buộc họ lại bị cách li vĩnh viễn với hành tinh quê hương và bị coi là kẻ “không xứng đáng với nền văn minh trái đất”.

Đề tài vũ trụ được triển khai bằng một thủ pháp nghệ thuật kì ảo nhằm gây hiệu quả lạ hoá làm nổi bật những vấn đề tư tưởng có ý nghĩa rất thực tại: Nhân loại phải có tầm nhìn xa trong việc bảo vệ môi trường sống trên trái đất, phải đặt trái đất trong tồn tại vũ trụ mới khách quan nhận ra những âm mưu gây chiến trên trái đất trở nên vô cùng phi lý, phi nhân, nhỏ nhen và tầm thường. Với trình độ xã hội và kĩ thuật mà nhân loại ngày nay chúng ta đang đạt tới, những vấn đề lớn lao của hành tinh chúng ta không thể giải quyết riêng lẻ mà nhất thiết phải có sự phối hợp, thống nhất của mọi nước, mọi lực lượng trên thế giới.

Việc khắc hoạ chân dung nhân vật ở ba thế giới khắc nhau thể hiện tài năng nghệ thuật xuất sắc của Ts.Aimatôp. Chân dung nhân vật hiện lên sống động, tự nhiên và đậm nét cùng với các quan hệ liên tưởng thú vị. Qua đó, Aitmatôp đã nói lên được chiều sâu tư tưởng tác phẩm. Ở đoạn kết, cả ba chủ đề: Hiện thực trên trái đất, vũ trụ viễn tưởng và truyền thuyết về con chim Donenbai sinh ra từ chiếc khăn trắng của người mẹ gã Mankur nọ, đã quyện chặt lấy nhau thành một nút thắt cộm.

2.2. Kết cấu văn bản.

“Kết cấu văn bản nghệ thuật của tác phẩm văn học là sự tổ chức ở bình diện trần thuật” [15, 307]. Nó là sự phân bố thế giới hình tượng qua một số văn bản ngôn từ nhằm đạt được hiểu quả thẩm mĩ. Sự kết hợp của hình tượng và văn bản làm cho kết cấu tác phẩm có thêm những bình diện đặc thù.

Trong khuôn khổ đề tài “Kết cấu tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỉ” của Ts.Aitmatôp” chúng tôi đi tìm hiểu kết cấu văn bản ở một số bình diện đặc thù như: Đặc sắc của cốt truyện, thời gian và không gian nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Kết cấu tiểu thuyết và một ngày dài hơn thế kỷ của TS aitmatôp (Trang 52)