Chàng ca sĩ Raimaly

Một phần của tài liệu Kết cấu tiểu thuyết và một ngày dài hơn thế kỷ của TS aitmatôp (Trang 51)

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.2.2.2. Chàng ca sĩ Raimaly

“Và một ngày dài hơn thế kỉ” đã đặt ra cho chúng ta biết bao vấn đề, câu hỏi. Những câu hỏi, những vấn đề ấy như rình rập ta sau từng khúc ngoặt của cốt truyện, sau mỗi lần xuất hiện những nhân vật mới. Và sự xuất hiện của chàng ca sĩ Raimaly lại gây trong ta những trăn trở, những suy nghĩ mới.

Raimaly là một chàng ca sĩ nổi danh một thời. Tên tuổi chàng lừng lẫy khắp nơi. Trời phú cho chàng cùng một lúc ba biệt tài kì diệu: Vừa là thi nhân, vừa là nhạc sĩ tự phổ nhạc cho những vần thơ do mình sáng tác lại vừa là một ca công tự mình trình bày những bài hát, những điệu nhạc do mình biên soạn. Raimaly đã làm cho người đời kinh ngạc. Chỉ cần chàng gẩy nhẹ vào mấy sợi đàn, cất lời hoà theo tiếng nhạc là ngay hôm sau, bài hát đó liền được truyền tụng đi khắp bản làng thôn xóm. Raimaly không chỉ chinh phục mọi người bằng giọng hát mà chàng chinh phục bằng cả ngoại hình của một chàng trai tuấn tú. Chàng thích những chiếc mũ đội đầu may từ những bộ lông quý. Xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa chàng mặc một kiểu khác nhau. Chàng ăn mặc sang trọng và lộng lẫy như chính thượng đế mách bảo chàng. Suốt đời Raimaly sống trên lưng con tuấn mã Sarala với chiếc đàn đombra trên tay. Chàng sống như một con chim hoạ mi tháng năm, rong ruổi hết bàn tiệc này tới bàn tiệc nọ, hết hội này đến hội khác, tìm đến bất cứ nơi nào mà chàng được trọng vọng và yêu quý.

Đời Raimaly cứ thế trôi rồi cái già ập đến lúc nào cũng không hay. Trong cái tuổi xế chiều của cuộc đời, Raimaly đã gặp được Begimai - cô gái 19 tuổi mang đến cho chàng một tình yêu đích thực. Tình yêu nồng cháy ấy đã giúp Raimaly viết lên bài ca về “Nàng Begimai”: “Khi thoảng nhẹ như gió lướt qua đầu ngọn cỏ, khi rền vang như tiếng sấm giữa trời xanh” [3, 416]. Mọi người và thiên nhiên đều phải sửng sốt khi nghe lời ca ấy: “Hoa cỏ chung

quanh như cười ròn rã, khói chờn vờn trên những đống lửa trại, chim chóc chung quanh bay lượn, trẻ em reo vui, nhảy nhót xung quanh...” [3, 417].

Nhưng những rào cản, những thành kiến của người đời đã ngăn chàng đến với tình yêu của đời mình. Bị ngăn cản, bị chế giễu Raimaly đã chấp nhận đón lấy cái chết để bảo vệ tình yêu. Tiếng ca trong trẻo cuối cùng của Raimaly cất lên chính là lời khẳng định cho tình yêu bất diệt vĩnh hằng:

Một phần của tài liệu Kết cấu tiểu thuyết và một ngày dài hơn thế kỷ của TS aitmatôp (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)