Không gian và thời gian tưởng tượng

Một phần của tài liệu Kết cấu tiểu thuyết và một ngày dài hơn thế kỷ của TS aitmatôp (Trang 73)

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

2.2.2.2.4.Không gian và thời gian tưởng tượng

Nếu thời gian huyền thoại được coi là thời gian ngoài thời gian thì thời gian tưởng tượng cũng được gọi như vậy. Dựa vào lối kết cấu cốt truyện song hành, Aitmatôp đã tạo ra một loại thời gian mới: thời gian tưởng tượng trong câu chuyện về hành tinh “Ngực Rừng”.

Rất xa thảo nguyên úa vàng Xarư - Ozek là khoảng không vũ trụ bao là nơi con tàu “Paritet” và những người phi công đang làm nhiệm vụ của chương trình đi tìm nguồn năng lượng cho trái đất. Ở đây, thời gian hiện thực và thời gian tưởng tượng là một. Cùng thời gian ấy nơi này diễn ra sự kiện này thì ở nơi kia đang diễn ra sự việc khác. Nhưng nếu thời gian hiện thực và thời gian tưởng tượng là một thì không gian tưởng tượng và không gian hiện thực là hai khoảng không tách bạch. Không gian hiện thực là không gian thảo nguyên còn không gian tưởng tượng là không gian vũ trụ và xa hơn nữa là không gian của hành tinh “Ngực Rừng” - nơi mà con người trên trái đất không thể kiểm soát được.

Không gian tưởng tượng thứ nhất là không gian trên con tàu vụ trụ Paritet. Không gian này được miêu tả thoáng qua. Không gian thứ hai là

không gian ở Thái Bình Dương. Không gian này được sử dụng làm nền và mang những dự báo về to lớn sắp xảy ra với nền khoa học và nhận thức của loài người: “Buổi chiều trên Thái Bình Dương, ở phía đông nam quần đảo Aleut, sóng bắt đầu lớn dần. Gió đông nam nổi lên từ vùng đất thấp châu Mĩ, mạnh dần và mỗi lúc lại định hướng rõ rệt. Nước bắt đầu rùng rùng chuyển động ở ngoài khơi thoáng đãng, nặng nề, tung bọt trắng xoá, dồn dập tạo nên hết lớp này đến lớp khác. Đó là dấu hiệu báo trước nếu không có bão thì biển cũng sẽ động lâu” [3, 167]. Vẫn lấy khoảng không rộng lớn làm nền nhưng mỗi nền không gian khác nhau lại chứa đựng những sự kiện, những câu chuyện khác nhau. Tâm điểm của không gian tưởng tượng là hành tinh “Ngực Rừng”. Đây là không gian được miêu tả qua cái nhìn của hai viên phi công và qua sự tưởng tưởng của tác giả. Đó là không gian mang vẻ đẹp ngồn ngộn sức sống của thiên nhiên: “Núi non, đồi gò đều phủ một màu xanh mượt mà” [3, 137] và “gây ấn tượng đậm nhất trong chúng tôi là các đô thị và thị trấn. Những công trình kiến trúc ấy nổi bật giữa cảnh quan Ngực Rừng” [3, 137]. Nghệ thuật xây dựng không gian và thời gian tưởng tượng đã thể hiện được nét độc đáo trong ngòi bút cuả Aitmatôp. Cũng phải nhận thấy rằng, không gian và thời gian đóng vai trò rất quan trọng trong kết cấu tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỉ”. Không gian và thời gian trở thành một trong những phương diện của đề tài và cũng như trong nguyên tắc cơ bản để tổ chức tác phẩm. Do đó, Aitmatôp đã rất dụng công khi miêu tả không gian và thời gian trong tiểu thuyết của mình.

Tiểu kết

Tìm hiểu kết cấu tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỉ”, tôi nhận thấy đây là một kết cấu độc đáo và hấp dẫn. Kiểu kết cấu đặc sắc này đã chuyển tải được hết ý đồ của tác giả cũng như tạo hiểu quả nghệ thuật cao trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Qua đó, tài năng nghệ thuật và phong cách của Ts.Aitmatôp một lần nữa được khẳng định.

KẾT LUẬN

Là một nhà văn suốt cuộc đời luôn tìm tòi sáng tạo không ngừng mệt mỏi, Ts.Aitmtôp đã nhắc nhở chúng ta: “Sự khao khát tìm tòi cần phải đi theo con người đến suốt đời. Nó dày vò người nghệ sĩ, đúng là dày vò, bởi lẽ nếu không có sự đau khổ, dằn vặt thì không có sự sáng tạo. Khi nào người nghệ sĩ ngừng tìm tòi thì lúc ấy không có sự sáng tạo nữa, mà chỉ còn là nghề thủ công tẻ nhạt”.

Qua tác phẩm của Aitmatôp, tôi nhận thấy rằng sự khao khát sáng tạo đã trở thành niềm thôi thúc mãnh liệt, là nhu cầu bức thiết của nhà văn. Cùng với truyện, tiểu thuyết của Aitmtôp có một sức sống nội tại mãnh liệt trong lòng bạn đọc bao thế hệ.

Tìm hiểu kết cấu tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỉ”, chúng tôi đi đến một số kết luận như sau:

1.Việc khắc họa chân dung các nhân vật thuộc ba thế giới khác nhau đã đem đến cho tiểu thuyết một sức truyền tải lớn. Đó là phản ánh một thế giới muôn màu, muôn vẻ của con người. Qua đó, thể hiện quan niệm tư tưởng, ý đồ nghệ thuật của nhà văn.

2.Nhà văn Ts.Aitmatôp đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu các phương diện, thủ pháp nghệ thuật nhằm nâng cao giá trị biểu đạt cho tác phẩm. Bên cạnh việc xây dựng thành công cốt truyện song hành, cốt truyện lồng ghép, cốt truyện xen lẫn huyền thoại, nhà văn còn thể hiện tài năng bậc thầy trong việc xây dụng hệ thống nhân vật, tạo không gian và thời gian đặc sắc cho toàn bộ tác phẩm.

3.Nghệ thuật xây dựng kết cấu của tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỉ” đã đạt được trình độ điêu luyện, giúp chúng ta khám phá được các tầm

sâu của tác phẩm. Đồng thời, nó giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện về nội dung cũng như hình thức của tác phẩm.

4.Triển khai đề tài này, tôi muốn khám phá kết cấu của tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỉ” nói riêng cũng như muốn hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới nghệ thuật của nhà văn Aitmatôp.

Kết cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỉ” là một phương diện hấp dẫn, lý thú và bổ ích. Vì vậy, trong khoảng thời gian ngắn với khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp chắc chắn có những vấn đề tôi chưa giải quyết được triệt để. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ các thầy cô và các bạn.

Với những kết quả đạt được, tôi hi vọng khoá luận này sẽ là tiền đề cho một công trình nghiên cứu sâu hơn về sáng tác của Ts.Aitmatôp trong tương lai.

THƯ MỤC THAM KHẢO

1. Ts.Aitmatôp (1982), Con tàu trắng, Nxb Văn học, Hà Nội.

2. Ts.Aitmatôp (1984), Giamilia - Truyện núi đồi và thảo nguyên, Nxb Cầu

Vồng, Liên Xô

3. Ts.Aitmatôp (1986), Và một ngày dài hơn thế kỉ, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí

Minh.

4. Ts.Aitmatôp (1989), Đoạn đầu đài, Nxb Cầu Vồng, Liên Xô.

5. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ Văn Học, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

6. Bùi Văn Trọng Cường (1982), “Mục điểm sách”, Tạp chí Văn học, số 5. 7. Hà Minh Đức (chủ biên) (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo Dục.

8. Trần Thị Hương Giang (2006), Nghệ thuật xây dựng nhân vật trung tâm

trong truyện của Ts.Aitmatôp, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm

Hà Nội.

9. Nguyễn Quỳnh Giang (2008), Kết cấu tiểu thuyết “Anh em nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Caramazov” của F.M. Dostoevski, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Sư

phạm Hà Nội.

10. Nguyễn Hải Hà (2002), Văn học Nga, Nxb Đại học Sư phạm.

11. Đỗ Xuân Hà (1987) “Đặc sắc của tư duy nghệ thuật Ts.Aitmatôp, Tạp chí

Văn học , số 2.

12. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ

Văn học, Nxb Giáo dục

13. Hoàng Ngọc Hiến (1987), Văn học Xô Viết đương đại, Nxb Đại học và

Trung cấp chuyên nghiệp.

14. Nắng Mai (2000), “Tính nghệ thuật - một đối tượng nghiên cứu riêng và

15. Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lí luận Văn học, Nxb Giáo dục.

16. Lê Sơn (1982), “Ca sĩ núi đồi và thảo nguyên hay hiện tượng

Ts.Aitmatôp”, Tạp chí Văn học, số 2.

17. Thuý Toàn (1984), “Con tàu trắng”, Tạp chí Văn học, số 2.

18. Phan Thị Thu Trang (2005), Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của

Ts.Aitmatôp, Luận văn Thạc sĩ khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.

19. A.Xâytlin (1967), Lao động của nhà văn, Nxb Văn học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Kết cấu tiểu thuyết và một ngày dài hơn thế kỷ của TS aitmatôp (Trang 73)