Bộ Đài phát thanh quận, huyện

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nhân lực phát thanh truyền hình từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 35)

Hải Phòng hiện có 11 Đài phát thanh quận, huyện trên 15 quận huyện của toàn thành phố. Tổng số nhân lực là 126, nam giới 72 người, nữ giới 56 người, 91 người có trình độ đại hoc, trong đó 20 người có bằng Đại học Báo chí.

Bộ máy tổ chức các Đài quận, huyện được thành lập và hoạt động theo Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT - BNV ngày 27/7/2010 của Liên bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đài truyền thanh, truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Các Đài Truyền thanh quận, huyện tổ chức bộ máy theo cơ chế Trưởng đài-Phó trưởng đài và bộ máy giúp việc (riêng đài Truyền thanh quận Hải An theo mô hình Giám đốc-Phó Giám đốc), với cơ cấu tổ chức gồm 3 đến 4 bộ phận: Hành chính tổng hợp, Phóng viên-Biên tập và Kỹ thuật; có Đài chia làm 4 bộ phận như sau: Quản lý, biên tập, kỹ thuật và kế toán-văn phòng.

Nguồn nhân lực phục vụ cho các Đài Truyền thanh tuỳ vào chỉ tiêu biên chế phân bổ cho từng đài, giao động từ 08-20 biên chế. Biên chế của Đài Truyền thanh- Truyền hình cấp huyện là biên chế sự nghiệp, đảm bảo để thực

hiện các nhiệm vụ được giao. Số lượng biên chế của Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trong tổng số biên chế sự nghiệp của huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hàng năm theo quy định của pháp luật.

Tuy chức năng, nhiệm vụ của các đài giống nhau nhưng mô hình tổ chức của các đài lại rất khác nhau; có đài chỉ hoạt động phát thanh, có đài sản xuất phát sóng cả các chương trình truyền hình (Đài Truyền thanh Cát Hải, Đài phát thanh Bạch Long Vỹ). Điều này gây khó khăn cho việc hoạch định chính sách chung cho hệ thống các đài.

Đài Truyền thanh quận, huyện chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, quản lý nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố. Tuy nhiên, ở một số huyện đài Truyền thanh huyện như Đài Truyền thanh Kiến Thuỵ, Vĩnh Bảo…vẫn do Phòng Văn hoá Thông tin huyện quản lý, chính tình trạng chồng chéo, không rõ ràng này đã dẫn đến sự thiếu quan tâm thường xuyên và đồng bộ của các cấp đối với hoạt động của một số đài.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nhân lực phát thanh truyền hình từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w