Định hướng hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nhân lực phát thanh truyền hình từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 79)

thanh truyền hình

Một là: Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách phát triển phát

thanh truyền hình.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động phát thanh truyền hình . Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động phát thanh truyền hình. Bảo đảm thể chế hóa và thực thi cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, vùng, địa phương trong quá trình tổ chức, quản lý phát triển phát thanh truyền hình.

Tạo lập môi trường dân chủ trong hoạt động phát thanh truyền hình nhằm phát huy năng lực sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của các nhà báo trong hoạt động thực tiễn.

Hai là: Đổi mới cơ chế, chính sách sử dụng cán bộ phát thanh truyền hình

theo hướng tạo động lực và lợi ích thiết thực để giải phóng và phát huy sức sáng tạo của nhà báo , Áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư, khen thưởng, tôn vinh đối với nhà báo có các tác phẩm đạt giải cấp quốc gia, các đóng góp cho sự phát triển.

Ba là: Tăng cường tiềm lực phát thanh truyền hình. Nâng cao năng

lực, trình độ phẩm chất của cán bộ quản lý phát thanh truyền hình ở các ngành, các cấp.

Bốn là: Tập trung phát triển các lĩnh vực phát thanh truyền hình: PTTH đa

phương tiện, kỹ thuật truyền tin, nhà báo đa năng, lĩnh vực khoa học công nghệ và kỹ thuật phát thanh truyền hình.

Năm là: Phát triển phát thanh truyền hình vùng, địa phương: hoạt động

phát thanh truyền hình vùng cần tập trung khai thác các lợi thế, thế mạnh và điều kiện đặc thù của vùng để đẩy mạnh tuyên truyền trọng điểm, tạo môi trường hợp tác, liên kết giữa các địa phương.

Sáu là: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực PTTH, đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao; chú trọng yêu cầu gắn kết đào tạo với hoạt động thực tiễn. Phối hợp chặt chẽ với các, trường đại học trong và ngoài nước về lĩnh vực báo chí, phát thanh truyền hình.

Bảy là: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình bổ sung và đào tạo

lại nguồn cán bộ phát thanh truyền hình trong các cơ quan phát thanh truyền hình để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tám là: Củng cố, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, hành chính, dịch vụ, phục vụ, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn phát triển.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nhân lực phát thanh truyền hình từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 79)