Tăng cường nguồn lực chính sách

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nhân lực phát thanh truyền hình từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 85)

Nhằm quản lý và tổ chức thực thi chính sách PTNNL PTTH một cách hiệu quả và đạt hiệu suất cao, đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta và các cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách không ngừng đẩy mạnh tăng cường mọi nguồn lực cho chính sách. Trong đó tập trung vào hai nguồn lực chính và có ý nghĩa quyết định là nguồn lực vật chất và nhân lực.

- Về nguồn lực vật chất: Phải tăng cường đầu tư về trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện hiện đại để hỗ trợ và phục vụ cán bộ thực hiện nhiệm vụ thực thi chính sách. Đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn vốn từ kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI) đầu tư tiềm lực cho các cơ sở đào tạo nhân lực PTTH.

- Về nguồn nhân lực: Phải tăng cường nhân lực làm công tác tham mưu hoạch định, đặc biệt là các cán bộ có chuyên môn năng lực trong quá trình tổ chức thực thi chính sách (từ khâu lập kế hoạch thực thi, đến phổ biến, tuyên truyền, kiểm tra, đánh giá chính sách). Đòi hỏi phải tăng cường nhân lực cả về số lượng và năng lực nghiệp vụ.

3.3. Kiến nghị

- Đối với Đảng, Nhà nước:

+ Đề nghị Chính phủ sớm hoàn chỉnh dự thảo Luật Báo chí trình Quốc hội cho ý kiến theo đúng tiến độ quy định trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ VII.

+ Sớm phê duyệt và ban hành Quy hoạch báo chí, PTTH toàn quốc làm cơ sở cho các địa phương quy hoạch, sắp xếp lại cơ quan báo chí PTTH; chỉ đạo sắp xếp, đổi mới tổ chức, cơ chế hoạt động của các cơ quan báo chí phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

+ Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ công tác cũng như cơ chế phối hợp trách nhiệm giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước ở trung ương và địa phương trong quản lý hoạt động báo chí, khắc phục tình trạng chồng chéo hoặc buông lỏng quản lý.

+ Phối hợp với Hội nhà báo Việt Nam tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác báo chí.

+ Nghiên cứu đề xuất mức thuế phù hợp với đặc thù từng loại hình báo chí, đặc biệt là PTTH cần đầu tư cơ sở hạ tầng và chuyên môn nghiệp vụ rất lớn. + Kiện toàn tổ chức thanh tra báo chí, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các sai phạm trong hoạt động báo chí trong đó có vi phạm về bản quyền báo chí.

+ Tiếp tục nghiên cứu xây dựng một số luật chuyên ngành về PT-TH, Luật tiếp cận thông tin… để hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

+ Sớm cải cách chế độ tiền lương đối với nhân lực PTTH, nâng mức thu nhập cho cán bộ đối với cấp cơ sở huyện, xã để họ có thể đảm bảo cuộc sống, giúp cán bộ yên tâm đầu tư cho công việc chuyên môn.

+ Hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách một cách cụ thể, đồng bộ trong việc quản lý PTNNL. Các chính sách đã ban hành phải có thông tư của các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành một cách chi tiết, cụ thể. Khắc phục tình trạng quy định chồng chéo giữa các Bộ, ngành trong công tác quản lý và thi hành chính sách.

- Đối với thành phố Hải Phòng

+ Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển nhân lực của thành phố Hải Phòng trong đó có nguồn nhân lực báo chí, PTTH giai đoạn 2015 - 2020, định hướng 2030.

+ Thành phố Hải Phòng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về Báo chí nói chung, phát thanh truyền hình nói riêng; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo định hướng XHCN; thực hiện tư vấn về chính sách phát triển; đào tạo sau đại học về báo chí; tham gia phát triển tiềm lực PTTH của cả nước.

+ Tăng cường đầu tư cho các cơ quan Phát thanh truyền hình cả về cơ sở vật chất, con người và kinh phí để phát triển các Đài phát thanh truyền hình thành phố trở thành cơ quan báo chí hiện đại, mạnh của cả nước.

+ Nghiên cứu, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề xuất trong luận văn.

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức PTTH thành phố Hải Phòng

+Trung thực, thẳng thắn, không ngại khó khăn trong công việc. Có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Đảm bảo chất lượng công việc được giao, biết nhìn nhận và khắc phục những thiếu sót.

+ Đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp, đam mê nghề nghiệp, luôn mong muốn nâng cao trình độ và kỹ năng chuyên môn.

+ Coi đào tạo PTNNL là điều kiện cần, là yếu tố không thể thiếu trong lộ trình thăng tiến của bản thân. Luôn có ý thức vươn lên làm chủ trong công việc, làm chủ công nghệ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Trước xu hướng “Thương mại hóa báo chí” nhà báo phải giữ vững bản lĩnh chính trị, đạo đức người làm báo “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc” không trở thành cánh tay nối dài của doanh nghiệp, đưa tin có lợi cho tổ chức hoặc cá nhân ai đó ảnh hướng tới sự khách quan cũng như ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia, dân tộc.

KẾT LUẬN

Phát triển nguồn nhân lực phát thanh truyền hình có vai trò hết sức quan trọng trong định hướng và phát triển ngành phát thanh truyền hình nhằm góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đề tài luận văn “Chính sách phát triển nguồn nhân lực phát thanh truyền hình từ thực tiễn thành

phố Hải Phòng” đã làm rõ những vấn đề lý luận về PTNNL PTTH ở Việt Nam,

trong đó tập trung nghiên cứu thực trạng chính sách PTNNL PTTH tại thành phố Hải Phòng, có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về PTTH; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng đường lối chiến lược, hoạch định chính sách phát triển ngành PTTH. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách PTNNL PTTH ở Việt Nam.

Qua lý luận về chính sách PTNNL PTTH. Luận văn đã vận dụng vấn đề lý luận chung về khoa học chính sách công để xây dựng khái niệm chính sách PTNNL PTTH, hệ thống lý luận chính sách PTNNL PTTH gồm có vấn đề chính sách, giải pháp và công cụ chính sách, chủ thể, thể chế và các yếu tố tác động đến chính sách PTNNL PTTH. Đồng thời, trong phần này, luận văn cũng nêu được quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, chính sách cụ thể của Nhà nước về PTNNL PTTH ở Việt Nam hiện nay.

Qua nghiên cứu thực trạng Chính sách phát triển nguồn nhân lực phát thanh truyền hình từ thực tiễn thành phố Hải Phòng. Việc phân tích đặc điểm, những kết quả cũng như những hạn chế, bất cập của nguồn nhân lực phát thanh truyền hình thành phố Hải Phòng trong thời gian vừa qua; luận văn đã tập trung phân tích chính sách hiện hành về PTNNL PTTH để làm rõ vấn đề chính sách, giải pháp công cụ chính sách, chủ thể, thể chế và các yếu tố tác động đến chính sách PTNNL PTTH tại thành phố Hải Phòng. Phân tích, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế, thiếu hụt từ các chính sách PTNNL PTTH như: chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm, phát triển nhân lực và chính sách tiền lương, khen thưởng, đãi ngộ đang áp dụng tại các cơ quan PTTH thành phố Hải Phòng. Đồng thời, bằng các luận cứ khoa học để đánh

giá kết quả thực hiện mục tiêu, công cụ, giải pháp, chủ thể và thể chế chính sách PTNNL PTTH thành phố Hải Phòng trong thời gian từ năm 2011 đến nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa thiết thực, với hy vọng góp phần hoàn thiện chính sách PTNNL PTTH ở Việt Nam trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững và góp phần quan trọng đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Chính sách PTNNL PTTH là một phương tiện quan trọng của Nhà nước nhằm phát triển nguồn nhân lực PTTH phục vụ sự nghiệp phát triển ngành PTTH cũng như báo chí Việt Nam. Từ phương pháp luận khoa học chính sách công là một ngành mới và vấn đề nghiên cứu liên quan đến cơ chế quản lý PTTH, trong khi thời gian nghiên cứu có hạn, mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành luận văn, song do kinh nghiệm chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, học viên rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, 50 năm Đài Phát thanh và

Truyền hình Hải Phòng, Nxb Hải Phòng.

4. Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo cáo tổng kết các năm, 2011,2012, 2013, 2014.

5. Đỗ Phú Hải (2009), "Một số giải pháp về thu hút và giữ người tài trong bộ máy nhà nước", Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 10, tr.47-52

6. Đỗ Phú Hải (2014), "Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Khoa học xã hội Việt

Nam, số 1, tr.21-29

7. Đỗ Phú Hải (2014), "Thực hiện đánh giá tác động văn bản và chính sách công tại Việt Nam", Tạp chí Vietnam’s Socio - economic development, số 1, tr.44-50.

8. Đỗ Phú Hải (2014), "Xây dựng mạng lưới nghiên cứu và phân tích chính sách công ở Việt Nam", Tạp chí Khoa học Chính trị, số 2, tr.26-31. 9. Đỗ Phú Hải (2014), "Khái niệm Chính sách công (Từ điển mở)", Tạp chí

Lý luận Chính trị, số 2, tr.103-105.

10. Đỗ Phú Hải (2014), "Quá trình xây dựng chính sách công tại các nước đang phát triển", Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 4, tr.37-42

11. Đỗ Phú Hải (2014), "Chu trình Chính sách công: Những vấn đề lý luận và thực tiễn tại nước ta", Tạp chí Khoa học Chính trị, số 5, tr.33-40. 12. Đỗ Phú Hải (2014), "Xây dựng chính sách công: Vấn đề, giải pháp và các

yếu tố ảnh hưởng", Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5, tr.88-93.

13. Đỗ Phú Hải (2014), "Suy nghĩ về đổi mới Chính sách công ở Việt Nam",

Tạp chí Cộng sản, số 7, Hà Nội.

14. Đỗ Phú Hải (2014), "Chính sách công theo tinh thần Hiến pháp năm 2013", Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7, Hà Nội.

15. Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb chính trị quốc gia, HN, 2000

16. Hội Nhà báo Hải Phòng (2002), Một số văn bản pháp luật về báo chí, Lưu hành nội bộ.

17. Hội Nhà báo Hải Phòng, Báo cáo hoạt động 2012, 2013,2014

18. Nguyễn Hồng Quang (2013), Nguồn nhân lực với phát triển bền vững

vùng Bắc bộ giai đoạn 2011 - 2020, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Quận Ngô Quyền, Báo cáo thực trạng Đài Truyền thanh các phường 3/2015

20. Sở TTTT Hải Phòng, Đề án cải tạo hệ thống truyền thanh FM xã phường

trên địa bàn thành phố Hải Phòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Sở TTTT Hải Phòng, Báo cáo 2 năm thực hiện Thông tư 17/2011/BNV-

BTTT về Tổ chức bộ máy Đài PTTH

22. Thành ủy Hải Phòng (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu thành phố Hải

Phòng lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2010-2015), NXB Hải Phòng

23. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam

thời kỳ 2011 - 2020

24. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam

giai đoạn 2011 - 2020.

25. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (1975), Cẩm nang về đo

lường nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, xuất bản tại Pari.

26. Ủy ban Văn hóa GD TN TN và nhi đồng, Báo cáo giám sát 1295/BC-

UBVHGDTTN13, ngày 02 tháng 10 năm 2014 về công tác báo chí.

27. Ủy ban ND thành phố Hải Phòng, Đề án vị trí việc làm thành phố Hải

Phòng- Năm 2015

28. Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa. 29. Võ Khánh Vinh, Đỗ Phú Hải, (2012), Những vấn đề cơ bản của Chính

sách công, Học viện Khoa học xã hội.

PHỤ LỤC Phụ lục 1 BẢNG CÂU HỎI

(DÀNH CHO CÁN BỘ, VIÊN CHỨC

PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG)

Trong khuôn khổ những nghiên cứu, khảo sát về chủ đề “Chính sách

phát triển nguồn nhân lực phát thanh truyền hình thực từ thực tiễn thành phố Hải Phòng”. Chúng tôi mong muốn có được sự hợp tác của anh (chị) bằng

cách trả lời chân thực các câu hỏi của phiếu trưng cầu ý kiến này. Sự tham gia của anh (chị) là tự nguyện, tính khuyết danh của thông tin được tôn trọng và kết quả của cuộc khảo sát này chỉ được dành cho công tác nghiên cứu khoa học.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh (chị)!

A. THÔNG TIN CHUNG

Xin anh (chị) cho biết một số thông tin về bản thân và quá trình công tác hiện nay (Đánh dấu X vào các ô tương ứng với câu trả lời thích hợp)

A1. Giới tính: Nam  1

Nữ  2 A2. Tuổi 15 - 25 tuổi  1 26 - 45 tuổi  2 46 - 60 tuổi  3 Trên 60 tuổi  4 A3. Thâm niên công tác (năm)

Dưới 3 năm  1 Từ 3 đến dưới 10 năm  2 Từ 10 đến dưới 30 năm  3 Trên 30 năm  4 A4. Công việc hiện nay

Cán bộ quản lý  1 Biên tập viên, phóng viên  2 Kỹ thuật viên  3 Chuyên viên dịch vụ, hành chính  4 A5. Cơ quan công tác của anh (chị) thuộc

Khối Quản lý  1 Khối nội dung  2 Khối kỹ thuật  3 Khối sự nghiệp, VP…  4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A6. Chức vụ hiện nay Lãnh đạo đơn vị  1 Lãnh đạo phòng/ban  2 Cán bộ, viên chức  3 A7. Học hàm, học vị Tiến sĩ  1 Thạc sĩ  2 Cử nhân  3 A8. Mức sống Khá giả  1 Trên trung bình  2 Trung bình  3

B. CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

B1. Theo đánh giá của anh (chị), chính sách đào tạo nhân lực phát thanh truyền hình hiện nay tại đơn vị đang được thực hiện như thế nào?

Rất hiệu quả  1 Tương đối hiệu quả  2

Hiệu quả  3

Hiệu quả chưa cao  4 Hiệu quả thấp  5 B2. Theo anh (chị)thành phố, đơn vị có

những chính sách đào tạo/hỗ trợ đào tạo sau đại học nào cho cán bộ?

Hỗ trợ kinh phí đào tạo ThS  1 Hỗ trợ kinh phí đào tạo TS  2 Hỗ trợ thủ tục học ThS  3 Hỗ trợ thủ tục học TS  4 Cung cấp thông tin đào tạo  5 Tạo điều kiện về thời gian  6 B3. Bản thân anh (chị) đã được nhận

những hỗ trợ đào tạo nào của thành phố, đơn vị ?

Hỗ trợ kinh phí đào tạo ThS  1 Hỗ trợ kinh phí đào tạo TS  2 Hỗ trợ thủ tục học ThS  3 Hỗ trợ thủ tục học TS  4 Cung cấp thông tin đào tạo  5 Tạo điều kiện về thời gian  6 B4. Ý nghĩa của chính sách đào tạo của

thành phố, đơn vị đối với cá nhân anh (chị)?

Thuận lợi hơn nhiều trong việc học  1 Thuận lợi hơn một chút trong việc học  2 Thuận lợi không đáng kể  3 B5. Đánh giá về việc thực hiện chính

sách hỗ trợ đào tạo của thành phố, tại đơn vị anh (chị) công tác?

Rất tốt  1 Tốt  2 Bình thường  3 Chưa tốt  4 B5.1. Nếu chưa tốt, lý do là: ……….. ……….. ……… ……… B6. Đơn vị anh (chị) đang công tác có

chủ trương, chính sách hỗ trợ đào tạo

Hỗ trợ kinh phí đào tạo ThS  1 Hỗ trợ kinh phí đào tạo TS  2

riêng nào đối với cán bộ, viên chức phát

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nhân lực phát thanh truyền hình từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 85)